ĐỊNH HƯỚNG ĐÁNH GIÁ

Nội dung của phần định hướng đánh giá là gì?

– Kiểm tra và đánh giá năng lực của người học trong việc vận dụng các kiến thức đã học về Tiếng Việt và Văn học

– Ngược học phải vận dụng những kiến thức đã học đó để áp dụng vào bài tương tự. Đáp ứng được nhu cầu về nội dung, hình thức, độ khó. Đồng thời, có ý tưởng và sự sáng tạo

Về mặt hình thức được đánh giá như thế nào?

– Đọc hiểu văn bản và thực hành trả lời câu hỏi trắc nghiệm, tự luận. Các loại văn bản đa dạng bao gồm văn bản nghị luận, thông tin, văn học

– Thực hành viết đoạn văn bản tương tự các dạng văn bản đã được học

TỰ ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ II

Phần I. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi trắc nghiệm

a, Đoạn văn 1

doc hieu trang 114, 115
Tự đánh giá bằng cách đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi

Nhóm câu hỏi trắc nghiệm (trang 115, 116 SGK Ngữ Văn 6 Cánh diều tập 2)

Câu 1: Phương án nào nêu đúng thông tin về đoạn trích?

Đáp án là B. Đoạn trích viết về loài dế nhưng miêu tả chúng như con người

Câu 2: Trong đoạn trích, người kể theo ngôi thứ mấy?

Đáp án là B. Ngôi thứ nhất

Câu 3: Phương án nào nêu đúng chi tiết giúp người đọc nhận ra loài dế?

Đáp án là C. Sống trong hang đất ở bờ ruộng; ăn cỏ non

Câu 4: Trạng ngữ “Tới hôm thứ ba” trong câu “Tới hôm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi, nửa lo nửa vui theo sau.” trả lời cho câu hỏi nào?

Đáp án là C. Khi nào?

Câu 5: Câu nào tóm tắt đúng ý chính của đoạn trích?

Đáp án là C. Nhân vật “tôi” kể về việc cha mẹ cho ra ở riêng.

Câu 6: Phương án nào nêu đúng tính cách của nhân vật “tôi” trong đoạn trích?

Đáp án là A. Thích sống độc lập 

b, Đoạn văn 2

doc hieu trang 116
Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi tự đánh giá

Nhóm câu hỏi trắc nghiệm (trang 116, 117 SGK Ngữ Văn 6 Cánh diều tập 2)

Câu 7: Phương án nào trả lời được câu hỏi vì sao đoạn trích trên là văn bản nghị luận?

Đáp án: Nêu lên các lý do nhằm thuyết phục mọi người bảo vệ động vật hoang dã

Câu 8: Câu nào sau đây có chủ ngữ được mở rộng?

Đáp án là C. Đứa con yêu mến của bạn tô màu trên bức tranh loài tê giác.

Câu 9: Đoạn trích trên nêu lên mấy lý do cần bảo vệ động vật hoang dã?

Đáp án là B. 2

Câu 10: Liệt kê các lý do mà em đã xác định (ở câu 9), mỗi lý do trình bày trong một câu văn ngắn gọn.

Trả lời:

Có 2 lý do cần bảo vệ động vật hoang dã là:

– Động vật hoang dã góp phần làm cho cuộc sống phong phú hơn

– Chúng giúp cân bằng hệ sinh thái

Phần II. Viết

Chọn 1 trong 2 đề bài sau và viết thành bài văn ngắn khoảng 2 trang

Đề số 1. Giới thiệu 1 nhân vật có tấm lòng nhân hậu trong các văn bản truyện đã học ở SGK Ngữ văn 6 tập 2. Vì sao em thích nhân vật này?

Đề số 2. Có ý kiến cho rằng, việc nuôi chó mèo trong nhà không những không có tác dụng gì mà còn mất vệ sinh, thậm chí còn nguy hiểm. Em có tán thành ý kiến này không? Nêu lý lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề ấy?

Gợi ý đề số 2.

Thực tế, trong nhiều gia đình tại Việt Nam có nuôi chó, mèo để bầu bạn hay trông nhà. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, việc nuôi chó mèo vừa mất vệ sinh lại không có ích gì cho người nuôi. Thậm chí, nó còn có khả năng tấn công con người mang nguy hiểm. Chúng ta cùng bàn luận về ý kiến dưới bài viết này nhé!

Chó và mèo cũng là một trong những động vật hoang dã nhưng những con vật được nuôi trong nhà đã được thuần chủng qua nhiều thế hệ. Đặc điểm của chó và mèo là động vật có nhiều lông nhưng lại rất dễ thương và gần gũi. Không ít những gia đình nuôi chó mèo lâu năm và trở thành người bạn thân thiết của con người.

Tại các gia đình ở Việt Nam, việc nuôi chó sẽ giúp gia chủ trông nhà cửa, của cải. Việc nuôi mèo giúp gia chủ bắt chuột ăn gạo, ăn thóc. Thực tế đã chỉ ra rằng, ở nông thôn, nhà nào mà nuôi mèo thì nhà đấy ít chuột rúc nhất. Như vậy, việc nuôi chó mèo không phải là không có ích như ý kiến nêu trên.

Sống lâu trong các gia đình, chó và mèo dần dần có tình cảm với con người và ngược lại. Chúng còn trở thành người bạn thân thiết với con người. Hiện nay, nhiều gia đình và những bạn trẻ sống xa nhà hay nuôi mèo cảnh, chó cảnh như một sở thích. Cũng là giúp xua đi nỗi nhớ nhà, nhớ cha mẹ và có người bầu bạn, chăm chút.

Chó và mèo cũng có thể huấn luyện để nghe lời con người. Ví dụ, bạn tập cho chúng đi vệ sinh trong chậu cát, thường xuyên tắm rửa và dọn dẹp sẽ giúp ngôi nhà của bạn lúc nào cũng sạch sẽ và tươm tất. Vậy nên, quan điểm nuôi chó mèo mất vệ sinh hay không sẽ phụ thuộc vào yếu tố con người nữa. Nếu bạn thường xuyên dọn dẹp thì dĩ nhiên chúng không hề gây bẩn hay mất vệ sinh và ngược lại.

Về ý kiến là chúng có khả năng tấn công con người gây nguy hiểm. Vì sao nhiều người lại cho rằng như vậy? Thực tế, báo đài đã đưa tin những vụ tấn công của các chú chó được nuôi trong nhà gây thương tích nặng nề cho chủ của nó. Vì nhiều lý do như chó phát dại hoặc dòng chó mà chủ nhận nuôi dòng là chó dữ mà không biết cách huấn luyện. Nó sẽ dễ tấn công chủ và những người xung quanh. Tuy nhiên, số đó là rất ít nhưng chúng ta cũng không nên chủ quan. Khi lựa chọn nuôi chó trong nhà, bạn cần phải biết tập tính của chú chó, và giống thuần chủng của nó.

Khi nuôi chó hay mèo, con người trao cho nó tình cảm thì ắt hẳn nó sẽ có tình cảm với con người. Và sẽ không có điều gì đáng tiếc xảy ra. Chúng ta vẫn nên lưu ý khi nuôi chúng trong nhà, đặc biệt là nhà có trẻ nhỏ để tránh sự tấn công từ chó mèo nhé!

Như vậy, việc nuôi chó mèo có ích, có vệ sinh mà không gây nguy hiểm cho con người sẽ phụ thuộc rất nhiều vào người chủ của nó. Việc chăm nuôi chó mèo trong nhà cũng đòi hỏi các yếu tố về tính cẩn thận, sạch sẽ, chăm chút và đặc biệt có nhiều thời gian. Việc nuôi chó, nuôi mèo trong nhà cũng là một trải nghiệm thú vị của các bạn đấy nhé!