Đàn ghita của Lorca là một trong những tác phẩm nổi bật được đưa vào chương trình giáo dục. Phân tích Đàn ghita của Lorca để thấy được phong cách thơ độc đáo của Thanh Thảo cũng như hiểu hơn về những người nghệ sĩ Lorca và tiếng đàn của họ.

Phân tích chi tiết Đàn ghita của Lorca

Cũng như nhiều nhà thơ khác của văn học nước nhà, Thanh Thảo cũng là một nhà thơ có phong cách nghệ thuật và cái tôi trong thơ ca rất riêng. Những tác phẩm của ông đều mang một làn gió rất mới cho thơ Việt Nam hiện đại. Bài thơ Đàn ghita của Lorca là một trong số những tác phẩm nổi bật đó. 

Tiếng Đàn ghita của Lorca nổi bật cái tôi nghệ thuật của Thanh Thảo
Tiếng Đàn ghita của Lorca nổi bật cái tôi nghệ thuật của Thanh Thảo

Đàn ghita của Lorca được in trong tập “Khối vuông rubic” đã để lại nhiều ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc. Hình tượng nghệ sĩ Lorca là hình tượng xuyên suốt cả tác phẩm. Chúng ta cùng phân tích Đàn ghita của Lorca ta nhận ra hình ảnh người nghệ sĩ đại tài, biểu tượng của sự đấu tranh cho tự do, hòa bình và cuộc sống bình yên cho mọi người. Qua đó, bộc lộ những bất công của xã hội thời bấy giờ đối với số phận con người. 

Thanh Thảo đã mượn hình ảnh, tiếng nói của người nghệ sĩ để nói lên tài hoa của chính họ. Cả cuộc đời họ đã cống hiến không ngừng nghỉ cho nghệ thuật nhưng lại bị giết hại thảm khốc bởi chế độ phát xít tàn bạo.

  • Lorca, người nghệ sĩ tự do nhưng đơn độc

Thanh Thảo đã mở đầu bài thơ với những câu thơ sử dụng thể thơ tự do, thậm chí còn không viết hoa đầu dòng. Điều này khiến cho Thanh Thảo trở thành một trong những nhà thơ dám phá bỏ nguyên tắc của thơ ca, khiến người đọc tò mò về câu chuyện mà ông muốn kể:

“Những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt

Li la li la li la li la

Đi lang thang về miền đơn độc

Với vầng trăng chuếnh choáng

Trên yên ngựa mỏi mòn”

Đất nước Tây Ban Nha xinh đẹp đã được Thanh Thảo miêu tả bằng một nhịp thơ dàn trải, nhẹ nhàng, giàu sức gợi. Tây Ban Nha có gì đẹp ? Có tiếng đàn bọt nước, có những trận đấu bò tót kịch tính, có thảo nguyên mênh mông. Tuy nhiên, khi Thanh Thảo miêu tả tiếng đàn như bọt nước, khiến chúng ta hình dung đến một sự hư ảo, hình thành rồi biến mất nhanh chóng, vỡ tan vào không khí ngay sau khi rơi xuống. Như để dự báo một tương lai nhiều bi kịch, không mấy tốt đẹp. 

Tây Ban Nha, vùng đất của những trận đấu bò tót kinh điển
Tây Ban Nha, vùng đất của những trận đấu bò tót kinh điển

Đấu bò tót được xem là một nét độc đáo trong văn hóa của Tây Ban Nha, nhưng trên thực tế những trận đấu này vô cùng nhiều bon chen, tranh đấu và không kém phần khốc liệt. Qua lời thơ của Thanh Thảo, nó đã mang sắc thái độc đáo, ấn tượng hơn. Màu đỏ gắt của chiếc áo choàng như để chúng ta hình dung đến chế độ phát xít bạo tàn thời bấy giờ. Lorca bước vào một cuộc chiến không cân sức, trong một tâm thế mệt mỏi. Người nghệ sĩ  “lang thang”, “chuếnh choáng”, “mỏi mòn” nhưng vẫn không thôi cất tiếng đàn  “li la li la li la li la”. Đây là một cuộc chiến căng thẳng mà người nghệ sĩ phải chiến đấu một mình, cô độc và lẻ loi. 

  • Lorca chết một cách bi thảm và oan khuất

Qua phân tích đàn ghita của Lorca ở những câu thơ đầu,  nhà thơ đã dự báo về một bi kịch sắp diễn ra đối với người nghệ sĩ Lorca:

“Tây Ban Nha

Hát nghêu ngao

Bỗng kinh hoàng

Áo choàng bê bết đỏ

Lorca bị điệu về bãi bắn

Chàng đi như người mộng du”

Tất cả mọi sự việc đều được Thanh Thảo miêu tả theo một nhịp vô cùng nhanh chóng. Khi Lorca đang hát nghêu ngao thì tiếng súng đã nổ ra và áo choàng của người nghệ sĩ đã nhuốm máu. Những hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, sự xót xa trước số phận tài hoa của người nghệ sĩ. “Lorca bị điệu về bãi bắn”, người dân Tây Ban Nha đã vô cùng “kinh hoàng”  và ngạc nhiên “bỗng” trước sự việc này. Lorca bị điệu về bãi bắn một cách vô lý, hoàn toàn không có lý do.

Lorca đã “đi như người mộng du” đến bãi bắn, có thể thấy Lorca tuy đang đau đớn về thể xác nhưng vẫn giữ được sự bình bản, chấp nhận số phận. Chàng đi với một trạng thái vô thức. Thể xác và tâm hồn dường như đã tách lìa khỏi nhau, không còn cảm nhận thấy đau đớn hay bi thảm nữa. Đó là một cách nhìn nhận sự việc đáng ngưỡng mộ, đáng nâng niu và trân trọng. Thanh Thảo đã vô cùng thương tiếc trước số phận bi thương của Lorca nói riêng và những người nghệ sĩ Tây Ban Nha nói chung.

“Tiếng ghi ta nâu

Bầu trời cô gái ấy

Tiếng ghi ta lá xanh biết mấy

Tiếng ghita tròn bọt nước vỡ tan

Tiếng ghita ròng ròng máu chảy”

  • Hình ảnh tiếng ghi – ta

Khi phân tích Đàn ghita của Lorca về gần cuối bài thơ, “tiếng ghi ta” được lặp lại rất nhiều lần như để nhấn mạnh thêm sự bi đát, căm phẫn đối với bọn phát xít. Thay vì gắn với những sự bình dị, thiên nhiên ấm áp như chúng ta vẫn nghĩ, tiếng đàn ghita ở Tây Ban Nha lại gắn liền với những trận đấu bò tót đỏ rực như màu máu. Nhưng cũng là lời gửi gắm cho mong muốn dành được tự do, được tôn trọng, được vươn cao của người nghệ sĩ. Hình ảnh bọt nước lại lặp lại một lần nữa chân thực hơn “bọt nước vỡ tan” và người nghệ sĩ đã “ròng ròng máu chảy”. Việc sử dụng hình ảnh so sánh này khắc họa sâu sắc hơn hiện tại bi thương và khẳng định dự báo của Thanh Thảo đã thành sự thật. Những người dân chịu áp bức đã không thể chống chọi được nữa và “vỡ” ra như bọt nước, một sự căm phẫn đến nghẹt thở. Tiếng đàn hay chính người nghệ sĩ đã bị bỏ mặc giữa không gian, không một ai chú ý đến. Bằng cách sử dụng tiếng đàn, ta thấy sự việc trở nên nhẹ nhàng hơn, không gian thấm đẫm máu đã được Thanh Thảo làm sống dậy một cách tài hoa:

“Không ai chôn cất tiếng đàn

Tiếng đàn như cỏ mọc hoang

Giọt nước mắt vầng trăng

Long lanh trong đáy giếng”

Mặt khác, bằng những phép so sánh liên tiếp, tiếng đàn như “cỏ mọc hoang” sẽ tràn lan khắp không gian, khắp đất nước Tây Ban Nha rực lửa, vẫn sẽ khiến người nghe say đắm. Thứ Lorca để lại cho tất cả mọi người chính là tiếng đàn của mình, sự hy sinh, cống hiến hết mình cho nghệ thuật và sự cao quý của tâm hồn khi ở trong hoàn cảnh đau thương nhất. Lora trở thành biểu tượng vĩ đại cho nền nghệ thuật Tây Ban Nha. 

Người nghệ sĩ Lorca bên cây đàn của mình
Người nghệ sĩ Lorca bên cây đàn của mình

Phép so sánh trong câu thơ đã khiến cho Lorca trở thành một biểu tượng vĩ đại nhất. Những câu thơ cuối cùng Thanh Thảo đã giúp người đọc có những chiêm nghiệm, suy ngẫm về cuộc đời người nghệ sĩ và sự giải thoát cho chính bản thân mình của Lorca:

“Đường chỉ tay đã đứt

Dòng sông rộng vô cùng

Lorca bơi sang ngang

Trên chiếc ghita màu bạc

Chàng ném lá bùa cô gái Digan

Vào xoáy nước

Chàng ném trái tim mình vào lặng yên bất chợt.”

Hình ảnh “đường chỉ tay” được ông sử dụng để nói đến sinh mệnh của con người. Chúng ta thường quan niệm rằng, khi đường chỉ tay đã hết, sinh mệnh cũng sẽ chấm dứt theo. Ngay từ đầu, Thanh Thảo đã dự đoán được kết cục này như chính Lorca đã biết trước số phận của mình. Nên người nghệ sĩ đã đón nó với một tâm thế ung dung, bình yên nhất, “chàng trái tim mình vào lặng yên bất chợt”. Đây là sự giải thoát của nhiều người nghệ sĩ khác không riêng gì Lorca, sự giải thoát khỏi chế độ phát xít hung tàn. 

Kết bài

Phân tích Đàn ghita của Lorca của Thanh Thảo là tác phẩm được sử dụng trong chương trình học phổ thông. Tác phẩm tái hiện lại cuộc đời và số phận bi thương của người nghệ sĩ Lorca Tây Ban Nha. Nhưng lại đi liền với sự hùng tráng, hi sinh thầm lặng, hết mình cho nghệ thuật cho cuộc đời, khát khao một cuộc sống tự do, bình yên cho đất nước. Qua đó lên án sâu sắc sự tàn bạo của phát xít thực dân kìm kẹp người dân Tây Ban Nha thời bấy giờ.