Bài mẫu phân tích
Ca dao là thể loại văn học dân gian diễn tả đầy đủ đời sống, tư tưởng, tình cảm của nhân dân ta. Vui buồn, khổ cực cũng được đưa vào những câu ca dao để bài tỏ tâm tình. Đặc biệt phân tích ca dao than thân ca dao về người phụ nữ. Rất nhiều ca dao than thân của người phụ nữ được lưu truyền đến ngày nay, lột tả được cuộc đời cơ cực, tủi nhục, bất công của người phụ nữ trong xã hội xưa.
Phân tích ca dao than thân – Những bài ca dao về người phụ nữ than thân thường có mô típ mở đầu bằng câu quen thuộc như: “Thân em như”. Thân phận người phụ nữ xưa kia hẩm hiu, chịu nhiều bất hạnh được ca dao hóa. Nhờ vậy mà chúng ta mới hiểu được rằng, cuộc đời của những người phụ nữ trong xã hội cũ đáng thương thế nào.
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Đây là nỗi niềm băn khoăn của cô gái mới lớn và bước vào độ tuổi lấy chồng. Hình ảnh tâm lụa đào để ám chỉ người con gái đang bước vào thời xuân sắc, đẹp dịu dàng, phới phới như tấm lụa hồng. Độ tuổi dậy thì đã biết thương biết nhớ, đã biết rõ giá trị của mình. Tuy nhiên, tấm lụa đào mỏng manh, phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. Điều này càng cho thấy sự bất lực của người con gái. Biết rõ giá trị của mình nhưng cũng phải chờ “vận may”. Nếu vào được người tử tế thì một đời êm ấm. Chẳng may vào gia đình không tử tế thì coi như hỏng cả đời. Nhưng người phụ nữ vẫn phải cam chịu. Vẫn chỉ có thể băn khoăn “biết vào tay ai” một cách bị động. Cũng giống như:
Thân em như hạt mưa rào,
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa.
Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
Trong xã hội phong kiến, thân phận người phụ nữ thật nhỏ bé, không thể chống cự trước cả một chế độ “trọng nam khinh nữ”. Phân tích ca dao than thân để thấy đàn ông có quyền năm thê bảy thiếp, còn phụ nữ đến tuổi lấy chồng chỉ “chờ mai mối” vào được “tay ai” thì vào. Câu hỏi tu từ “biết vào tay ai” thể hiện dự cảm lo âu về cuộc đời người phụ nữ. Bản thân người phụ nữ đã ý thức được số mệnh của mình nhưng cũng bất lực trước sự xô đẩy, nổi lênh đênh của cuộc đời. Phân tích ca dao than thân để thấy:
Thân em như củ ấu gai,
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen.
Ai ơi nếm thử mà xem!
Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi.
Phân tích ca dao than thân – Em không chỉ là tấm lụa đào là hạt mưa sa em cũng là củ ấu gai đơn thuần, giản dị. Thân phận người phụ nữ chỉ được ví những những sản vật bình thường. Bản thân người phụ nữ biết rằng, bên ngoài tuy là là củ ấu gai bình thường, vỏ đen gai góc nhưng bên trong là tấm hồn trong trắng, nhân hậu. Biết được giá trị của mình là thế, gọi mời “Ai ơi nếm thử mà xem!” để biết rằng em cũng ngọt bùi, cũng chẳng kém gì.
Giá trị người phụ nữ chỉ có người phụ nữ mới hiểu. Liệu có người đàn ông nào hiểu và trân trọng không khi ở xã hội cũ : “Nữ nhân ngoại tộc” hay “ Khôn ngoan cũng thể đàn bà, dẫu rằng vụng dại cũng là đàn ông”. Với tư tưởng này, xã hội đã đẩy người phụ nữ vào vị trí thứ yếu trong gia đình, trong xã hội. Dù rằng bên trong ngọt diu đấy nhưng chàng vẫn “năm thê bảy thiếp”.
Thân em như đóa hoa rơi,
Phải chăng chàng thật là người yêu hoa?!
Hình ảnh so sánh độc đáo và tinh tế thể hiện những mặc cảm của thân phận. Bản thân mình là hoa, là đẹp, lẽ ra phải đáng được trân trọng nâng niu, nhưng lại trở thành “cánh hoa rơi và chờ đợi, hi vọng vào câu hỏi mong manh “ Phải chăng chàng thật là người yêu hoa?” Thận phận người phụ nữ xã hội cũ tất cả đều phụ thuộc vào thái độ người đàn ông đối với mình. Họ không có quyền lựa chọn, họ không có quyền lên tiếng. Thân phận của họ mỏng manh như cánh hoa rơi, chàng không nâng niu hoa sẽ úa tàn.
Thân em như con hạc đầu đình,
Muốn bay không cất nổi mình mà bay.
Tác giả chọn một hình ảnh so sánh có tính liên tưởng rất cao. Hạc đầu đình là một vật dùng để thờ, thường được làm bằng gỗ quý hoặc đồng, đặt nơi linh thiêng, cao quý. Nhìn những con hạc ấy, người phụ nữ liên tưởng đến cuộc đời của mình. Mình cũng đáng trân quý lắm nhưng cũng không thể thoát được định kiến xã hội, mãi mãi bị trói buộc và không thể nào “cất nổi mình mà bay”.
Câu thơ thể hiện khao khát được là chính mình, được sống hạnh phúc. Một khao khát tưởng giản dị vậy thôi mà không thể làm được. Phân tích ca dao than thân để thấy người phụ nữ xã hội ấy phải cắn răng chịu đựng bao đau thương, tủi nhục. Nếu có than thì tiếng than ấy cũng chỉ có trời xanh mới thấu. Dù họ có vùng vẫy thế nào cũng không thể cắt được sợi xích vô hình mà xã hội phong kiến đã đeo vào người họ. Câu ca dao chứa một nỗi đau sâu sắc, một niềm khát khao cháy bỏng và nỗi bất bình tận trời xanh.
Những câu ca dao than thân của người phụ nữ tuy được sử dụng bằng nhiều hình ảnh khác nhau nhưng tất cả đều nói lên nỗi bất lực, đau thương, bất công mà người phụ nữ phải gánh chịu. Câu ca dao không chỉ một nhân vật cụ thể nào mà nó đang nói đến hàng trăm ngàn phụ nữ trong xã hội cũ. Đối với họ, hạnh phúc là một cái gì đó rất mơ hồ, khó hình dung và càng khó có thể đạt được.
Phân tích ca dao than thân để thấy với những biện pháp ví von, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, dân gian đã cho ra đời những câu ca dao than thân hay và ý nghĩa, sâu sắc, lột tả đúng bản chất xã hội phong kiến cũ và cảm thương cho cuộc đời những người phụ nữ, bất bình thay cho họ. Đồng thời qua những câu ca dao cũng thể hiện sự trân trọng vẻ đẹp của người phụ nữ, lẽ ra họ phải được nâng niu.
>> Xem thêm: Phân tích chi tiết trích đoạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga