Soạn Cố hương, trang 207 -219 sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9 tập 1
I – ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Câu 1 (Soạn Cố hương): Tìm bố cục của truyện (Gợi ý: căn cứ vào trình tự thời gian chuyến về thăm quê của nhân vật “tôi”)
Trả lời: Bố cục của truyện là
+ Phần 1: Từ đầu đến “đem gia đình đến nơi đất khách tôi đang làm ăn, sinh sống”: nhân vật tôi trên đường về thăm quê.
– Phần 2. Tiếp theo đến “tất cả đồ đạc trong ngôi nhà cũ, hư hỏng, to nhỏ, xấu tốt đều mang đi sạch trơn như quét”: nhân vật tôi trong những ngày ở quê.
– Phần 3. Còn lại: Nhân vật tôi khi rời xa quê hương.
Câu 2 (Soạn Cố hương): Trong truyện có mấy nhân vật chính? Nhân vật nào là nhân vật trung tâm? Vì sao?
Trả lời:
+ Trong truyện “Cố hương” có 2 nhân vật chính là: “tôi” và “Nhuận Thổ”
+ Nhân vật “tôi” là nhân vật trung tâm
+ Vì nhân vật “tôi” xuất hiện trong cả 3 phần của văn bản “Cố hương”, còn nhân vật Nhuận Thổ chỉ xuất hiện trong suy nghĩ của nhân vật tôi. Ngoài ra, nhân vật “tôi” còn là người dẫn dắt câu chuyện thể hiện tư tưởng, chủ đề của văn bản.
Câu 3 (Soạn Cố hương): Tác giả đã sử dụng biện pháp nào để làm nổi bật sự thay đổi của Nhuận Thổ? Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ, tác giả còn miêu tả sự thay đổi nào khác của con người và cảnh vật ở cố hương? Tác giả đã biểu hiện tình cảm, thái độ như thế nào và đặt ra vấn đề gì qua sự miêu tả đó?
Trả lời:
+ Tác giả đã sử dụng biện pháp hồi tưởng và đối chiếu để làm nổi bật sự thay đổi của Nhuận Thổ.
+ Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ, tác giả còn miêu tả sự thay đổi của con người và cảnh vật ở cố hương, cụ thể như sau:
– Cảnh vật: các gia đình ngày xưa đã chuyển đi gần hết, bỏ lại làng quê đìu hiu, tiêu điều. Làng quê sa sút về kinh tế, sống trong cảnh đói nghèo, bần hàn.
– Con người: chị Hai Dương trước kia duyên dáng, được mọi người yêu quý thì bây giờ thay đổi thành người phụ nữ xấu cả bên trong lẫn bên ngoài.
+ Miêu tả sự thay đổi của làng quê, con người ở cố hương tác giả đã biểu hiện tình cảm xót xa khi thấy mọi thứ đều thay đổi theo chiều hướng đi xuống, đồng thời thể hiện thái độ căm phẫn với chế độ phong kiến đương thời.
Câu 4 (Soạn Cố hương): Đọc kĩ ba đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Trả lời:
+ Đoạn b) chủ yếu dùng phương thức miêu tả và thông qua đó tác giả muốn thể hiện sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thổ cũng như làng quê sau nhiều năm xa cách.
+ Đoạn a) chủ yếu dùng phương thức tự sự. Ngoài tự sự, tác giả còn sử dụng các yếu tố của những phương thức biểu đạt khác như: hồi tưởng, hoài niệm. Sự kết hợp giữa tự sự và hoài niệm để toát lên được tình bạn của nhân vật “tôi” và Nhuận Thổ khi còn bé và sự thay đổi từ hình thức đến thái độ của “tôi” và Nhuận Thổ ở hiện tại.
+ Đoạn c) chủ yếu dùng phương thức nghị luận, thông qua đó tác giả muốn nói lên con đường phải đi cho dân tộc.
II – LUYỆN TẬP
Câu 1: Chọn đoạn văn mà em thích nhất trong tác phẩm để học thuộc
Trả lời:
Các em học sinh tự chọn đoạn văn yêu thích và học thuộc.
Câu 2: Tìm những từ ngữ thích hợp trong tác phẩm điền theo bảng mẫu dưới đây.
Trả lời: