Hạnh phúc một tang gia là trích đoạn nổi tiếng trong tiểu thuyết kinh điển Số đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Phân tích cảnh đưa tang trong Hạnh phúc một tang gia, độc giả sẽ thấy một cảnh đua tang tiêu biểu cho xã hội nửa Tây nửa ta lúc bấy giờ. Đồng thời, cũng là cảnh chung cho những gia đình giàu nhưng vẫn khóc.

Mở bài 

Tác giả Vũ Trọng Phụng là một trong những nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam đầu thế kỷ XX. Thủa nhỏ, ông có một cuộc sống cơ cực. Cha mất sớm. Năm 14 tuổi, ông phải thôi học để kiếm sống. Nhưng may mắn, trước đó, 6 năm Tiểu học, ông đã được học tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ. Nhờ đó, sau 2 năm làm việc tại một số nhà hàng Gôđa và nhà in Viễn Đông, tác giả quyết định sang làm báo và cũng từ đây, ông bắt đầu sự nghiệp viết văn chuyên nghiệp. Ông rất mát tay trong việc xuất bản các cuốn tiểu thuyết. Trong đó, có Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ, Làm đĩ đều được bạn đọc đón nhận và sống mãi đến tận ngày. Tất cả tác phẩm đều ông viết dưới ngòi bút trào phúng, châm biếm và đả kích, phê phán xã hội những vấn đề trong xã hội lúc bấy giờ.

phan tich canh dua tang trong hanh phuc mot tang gia

Phân tích cảnh đưa tang trong Hạnh phúc một tang gia, chúng ta cần biết, trích đoạn này nằm trong tác phẩm nào. Đây là trích đoạn thuộc chương XV của tiểu thuyết Số đỏ. Tiểu thuyết này là tác phẩm nổi tiếng của Vũ Trọng Phụng, nhằm châm biếm, đả kích sự giải dối, dị hỡm của xã hội thực dân phong kiến nửa đầu thế kỷ XX. Cụ thể là phê phán lối sống lệch lạc, của một gia đình thượng lưu. Đây là gia đình tiêu biểu cho mọi tấn trò đời, và ngay cảnh cảnh đám ma cũng rất gương mẫu, đáng để độc giả vừa buồn cười, vừa xót xa.

Chi tiết thân bài

Luận điểm 1:  nội dung khái quát trích đoạn

Trước lúc đi vào phân tích cảnh đưa tang trong Hạnh phúc một tang, các bạn cần khái quát nội dung toàn bộ trích đoạn.

Sở dĩ có sự ra đời của đám tang này là nhờ có sự đóng góp của nhân vật Xuân Tóc đỏ. Nhờ sự báo cáo về việc ông Phán bị mọc sừng mà ông cụ già của cụ cố Hồng đột tử. Thông thường, cái chết sẽ dấn đến bao đau thương, nhưng với gia đình cụ cố Hồng, thì đó lại là một niềm hạnh phúc. Các con, các cháu chỉ mong cụ chết để thừa hưởng tài sản, để có dịp mặc áo tang kiểu mốt thịnh hành, để được khoe huân huy chương, để được khoe là đám tang lo lớn với bàn dân thiên hạ… Thật là một câu chuyện khiến độc giả vừa chê cười, về thấy xót xa cho đạo đức con người xuống dốc.

Luận điểm 2: cảnh đưa đám oanh liệt

Phân tích cảnh đưa tang trong Hạnh phúc một tang gia thế kỷ XX nhưng độc giả dường như vẫn nhận ra đâu đó trong cuộc sống hiện đại ngày nay vẫn tồn tại. Lúc sống người chết không được đối đãi yêu thương. Nhưng khi chết, thì những người sống còn lại mới làm ra vẻ quan tâm hiếu thuận. Để rồi, tổ chức đám tang thật inh đình. Nói là để cho người chết ở dưới suối vàng yên lòng, nhưng thực chất là để cho bản thân người sống để tiếng thơm cho đời, nở mày nở mặt.

phan tich canh dua tang trong hanh phuc mot tang gia

Đám tang cụ già nhà cụ cố Hồng cũng vẫy. Đó đích thực là một đám tang gương mẫu, được tổ chức vô cùng trọng thể và hoành tráng. Đúng theo ý của cụ cố Hồng “Với một đám ma theo cả lối Ta, Tàu, Tây, có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, cho đến lốc bốc xoảng và bú dích và vòng hoa, có đến ba trăm câu đối, vài trăm người đi đưa, lại có cậu tú Tân chỉ huy, những nhà tài tử chụp ảnh đã thi nhau như ở hội chợ. Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu…!”

Khá khen thay cho nhà văn Vũ Trọng Phụng với giọng điệu châm biếm đã vẽ nên bức tranh đám tang hoành tráng không thể chê vào đâu được. Nhưng nổi bật hơn cả trong cảnh đưa tang ấy là những con người đưa đám.

Người đi đưa đám ma toàn gồm những ông “tai to mặt lớn”, “trên ngực đầy những huy chương như: Bắc đẩu bội linh, Long bội tinh, Cao Mên bội tinh, Vạn tượng bội tinh, vân vân…”. Nhưng họ không cảm động vì đám ma long trọng mà họ cảm động khi “trông thấy làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết, hơn những khi nghe tiếng kèn Xuân nữ ai oán, não nùng”. Bên cạnh những ông tai to mặt lớn bạn của cụ cố Hồng, là những  trai thanh gái lịch bạn của cô Tuyết, của cậu Tú tân… Thay vì tỏ ra chia buồn với gia quyến, họ lại tranh thủ thời gian chim chuột nhau, nhìn ngắm rồi cười tình với nhau. Họ còn thản nhiên chê bai, bình phẩm, ghen tuông và hẹn nhò nhau… dưới vẻ mặt rầu rĩ của những kẻ bắt buộc phải đi đưa đám ma. “Chen lẫn vào những tiếng khóc lóc, mỉa mai nhau của những người trong tang gia, người ta thấy những câu thì thào như sau này:

– Con bé nhà ai kháu thế? – Con bé bên cạnh đẹp hơn nữa! – Ừ, ừ, cái thằng ấy bạc tình bỏ mẹ! – Xưa kia vợ nó bỏ nó chớ? – Hai đời chồng rồi! – Còn xuân chán! – Gớm cái ngực, cái đầm quá đi mất! – Làm mối cho tớ nhé? – Mỏ vàng hay mỏ chì? – Không, không hẹn hò gì cả – Vợ béo thế, chồng gầy thế, thì mọc sừng mất! Vân vân…

Và còn nhiều câu nói vui vẻ, ý nhị khác nữa, rất xứng đáng với những người đi đưa đám ma”

Cảnh đưa đám chưa dừng ở đó, nó còn đi qua hẳn bốn tuyến phố. Đi đến đâu, làm huyên náo, xáo trộn một vùng đến đó. Bạn cậu tú Tân thì thi nhau nháy máy ảnh tanh tách như là đang ở hội chợ. Nhất là khi Xuân Tóc Đỏ xuất hiện  cùng với sáu chiếc xe và hai vòng hoa đồ sộ, thì đám ma đã nhón nhao lại càng thêm nhốn nháo. Thật là một cảnh tượng đám ma nhìn ngoài vô cùng long trọng và trang nghiêm, nhưng thực chất bên trong lại la một đám rước phơi bày sự lố lăng, vô văn hóa và đạo đức xuống cấp của những tầng lớp tự coi mình là thượng lưu trong xã hội cũ.

Luận điểm 3: các nhân vật trong đám tang

Phân tích cảnh đưa tang trong Hạnh phúc một tang gia không thể không nhắc đến những nhân vật có trong đám tang ấy. Đầu tiên là trang phụ của những người đi đưa ma. Họ xem đám ma ấy như là cơ hội để trình diễn thời trang. Các cô các bà thi nhau mặc đồ xô gai tân thời. Trong khi cô Tuyết, cháu gái thì chọn mặc y phục thơ ngay, bằng ren hở nách.

phan tich canh dua tang trong hanh phuc mot tang gia

Nhân vật Xuân tóc đỏ, người đã khiến cụ Tổ chết thì được đón chào trịnh trọng. Vì chính nhờ hắn mới có tiệc đám ma như hôm nay.

Tất cả những người tham gia đám tang như góp phần làm cho bức tranh long trọng ấy như một bức tranh biếm họa. “Hai viên cảnh sát thuộc bộ thứ 18 là Min Ðơ và Min Toa đã được thuê giữ trật tự cho đám ma. Giữa lúc không có ai đáng phạt mà phạt, đương buồn rầu như những nhà buôn sắp vỡ nợ, mấy ông cảnh binh này được có đám thuê thì sung sướng cực điểm, đã trông nom rất hết lòng”. Trong Sư cụ Tăng Phú cũng được thể vênh váo vì sẽ có người nghĩ rằng đã có chiến công hiển hách “lật đổ Phật giáo”.

Thật là một cảnh tượng nhố nhăng nhưng lại đội lốt đoan trang cao đẹp.

Luận điểm 4: cảnh hạ huyệt có 1 – 0 – 2

Phân tích cảnh đưa tang trong Hạnh phúc một tang gia đến lúc hạ huyệt mới gọi là đỉnh của của đám tang kiểu mẫu.

Đám tang là lúc tang gia bối rối, làm việc gì cũng ủ rũ, thiếu sức sống, ấy thế mà cậu tú Tân lại bắt bẻ mọi người phải tạo dáng để chụp ảnh kỷ niệm lúc hạ huyệt. Thật là chuyện trên đời xưa nay hiếm thấy. Không những thế, bạn của cậu thì còn xung quá, nhảy hết lên các nấm mộ khác để lấy góc chụp, sao cho khỏi giống nhau. Tưởng tượng thôi cũng đủ khiến độc giả không nhịn được cười và lắc đầu ngán ngẩm: “Ðến huyệt, lúc hạ quan tài, cậu tú Tân luôn thuộm trong chiếc áo thụng trắng đã bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau mắt như thế này, như thế nọ… để cậu chụp ảnh kỷ niệm lúc hạ huyệt. Bạn hữu của cậu rầm rộ nhảy lên những ngôi mả khác mà chụp để cho ảnh khỏi giống nhau”

Đặc biệt, trong cái giờ phút thiêng liêng, tiễn người chết về với đất tổ ấy, ông Phán mọc sừng cứ khóc “hứt hứt” mãi không thôi. Ông oặt người đi vì khóc lóc. Và rồi ông dúi vào tay Xuân một cái giấy bạc năm đồng gấp tư.

phan tich canh dua tang trong hanh phuc mot tang gia

Sở dĩ ông Phán phải trả tiền cho Xuân bởi chính ông đã nhờ Xuân gọi mình là Phán mọc sừng. Chính vì Xuân gọi như thế mà cụ tổ chết, và chính vì cụ chết mà ông Phán “mọc sừng đã được cụ Hồng nói nhỏ và tai rằng sẽ chia cho con gái và rể thêm một số tiền là vài nghìn đồng”.

Luận điểm 5: nghệ thuật đặc sắc

Toàn bộ đoạn trích là bức tranh miêu tả từ xa đến gần. Từ cảnh quan đưa ma đến những con người trong đám. Từ âm thanh kèn trống đến màu sắc hoa văn.. Tác giả liên tục sử dụng những điệp ngữ Đám cứ đi… càng tăng thêm tính hiệu quả của một đám ma gương mẫu. Vừa có chút bi ai, vừa có chút châm biếm.

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng hệ thống nghệ thuật tương phản, giọng điệu mỉa mai, nói thật tả thật mà khiến người nghe cả thấy thật sâu cay, chua chát.

Kết bài chi tiết 

Phân tích cảnh đưa tang trong Hạnh phúc một tang gia chúng ta nhận thấy bức tranh xã hội giả dối và thối nát. Ở đó, con người ta sống trong lọc lừa, coi trọng vẻ bề ngoài mà đánh mất phẩm giá. Ở đó, người ta đặt tiền tài, danh vọng vinh hoa hóa phú quý lên hàng đầu và coi nhẹ đạo đức phẩm hạnh. Bởi thế, tình huống đám ma là để người đời trả ân nghĩa cho nhau, mà những con người trong bức tranh ấy lại tận dụng để làm những việc đen tối, có lợi cho mình, rồi bêu xấu kẻ khác. Vấn đề nửa tây nửa ta của những năm đầu thế kỷ XX không chỉ riêng gia đình cụ cố Hồng mà của toàn xã hội.