Để soạn Trong lòng mẹ trang 51 Ngữ Văn 6, em có thể tham khảo bài dưới đây:
1. Câu hỏi và trả lời phần Chuẩn bị
a) Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào phần đọc hiểu văn bản này. Các em có thể tìm hiểu lại phần Kiến thức ngữ văn để hiểu hơn về tác phẩm.
b) Khi đọc hồi kí, các em cần chú ý:
Câu 1: Tác giả viết về ai, về những sự việc gì? Viết như vậy nhằm mục đích gì?
+ Nguyên Hồng viết về bé Hồng (cũng chính là bản thân tác giả). Tác giả tự kể lại câu chuyện tuổi thơ giữa mình và người cô. Đặc biệt là giây phút vô cùng cảm động khi cậu bé được gặp lại người mẹ yêu quý.
=> Viết như vậy nhằm mục đích tình mẫu tử thiêng liêng trong cuộc sống. Chúng ta cần phải biết trân trọng, giữ gìn. Đồng thời lên tiếng phê phán những hủ tục lạc hậu làm tan vỡ hạnh phúc gia đình.
Câu 2: Những yếu tố nào của văn bản cho biết tính xác thực của những điều được kể?
2.1..Các yếu tố của văn bản
+ Những yếu tố của văn bản cho biết tính xác thực của điều được kể là:
* Nhân vật trong kí sử dụng ngôi thứ nhất, xưng là “tôi”.
* Sự góp mặt của người cô trong cuộc trò chuyện của nhân vật “tôi” và lần “tôi” được gặp lại mẹ.
* Địa điểm cụ thể: “gần trường học”.
* Thời gian cụ thể: “ngày giỗ đầu thầy tôi”, “rằm tháng Tám”,…
Câu 3: Cảm xúc, thái độ của người kể chuyện đối với sự việc và các nhân vật trong trong truyện như thế nào?
3.1. Cảm xúc, thái độ của người kể chuyện đối với sự việc và các nhân vật trong đó:
- Trong cuộc trò chuyện với người cô: Hồng tỏ ra ghét bỏ với những lời cay đắng mà người cô dành cho mẹ mình. Hồng biết bà làm vậy vì muốn cậu bé phải ghét mẹ.
- Trong cuộc gặp gỡ với mẹ: Bé Hồng bồi hồi, xúc động, yêu thương đến da diết, nhớ nhung mòn mỏi với người mẹ.
Câu 4: Đọc trước đoạn trích “Trong lòng mẹ”, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nguyên Hồng và hồi kí “Những ngày thơ ấu”.
+ Nguyên Hồng (1918-1982) sinh ra trong một gia đình Tôn giáo tại phố Hàng Cau thuộc thành phố Nam Định. Trước năm 1945, ông chủ yếu sinh sống tại một xóm lao động nghèo ở Hải Phòng.
* Những tác phẩm đầu tay của ông đều hướng về người lao động cực khổ, vất vả mưu sinh. Đó là những người ở tận đáy của xã hội. Sau Cách mạng, ông còn chuyển qua sáng tác truyện, thơ,…
* Những tác phẩm chính: Trời xanh (tập thơ, 1960), Bỉ vỏ (tiểu thuyết, 1938), Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938),…
* Nguyên Hồng được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996.
+ Hồi kí Những ngày thơ ấu là tập hồi kí kể về tuổi thơ cay đắng, cùng cực, đau khổ của chính nhà văn Nguyên Hồng. Tác phẩm gồm 9 chương, đăng báo năm 1938. Được in thành sách lần đầu năm 1940.
Câu 5: Nội dung cần biết để hiểu đoạn trích:
- Tóm lược như sau:
Cha mất sớm, mẹ bỏ đi xứ để tìm việc nuôi con. Điều đó khiến cậu bé Hồng sống một cuộc sống thiếu hơi ấm tình thương của gia đình. Hồng luôn phải nghe những lời đay nghiến, độc địa từ miệng của người cô. Thế nhưng em không bao giờ nghĩ xấu về mẹ của mình.
Giây phúc hai mẹ con gặp lại nhau đã làm sáng nên tình mẫu tử. Nó thiêng liêng mà không có bất cứ một hủ tục nào có thể ảnh hưởng đến.
.>> Các em cũng có thể đoc thêm phần này trong SGK ngữ văn 6 tập 1 CD trang 52
2. Câu hỏi và trả lời phần Đọc hiểu
a, Trong khi đọc
Soạn Trong lòng mẹ, em cần trả lời các câu hỏi đọc hiểu trong khi đọc:
Câu hỏi Phần 1:
1.1. cho biết hoàn cảnh của nhân vật “tôi” như thế nào?
Trả lời:
Phần 1 cho biết hoàn cảnh của nhân vật “tôi” là: thầy mới mất được 1 năm, mẹ ở tận Thanh Hóa để mưu sinh cuộc sống, kiếm chút tiền, còn “tôi” thì sống một mình.
1.2. Phản ứng của nhân vật “tôi” trước lời kể của người cô như thế nào?
Trả lời:
– Cậu bé Hồng hiểu được là những lời cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười “rất kịch” của người cô => chỉ cúi đầu, không đáp.
– Không bị lay động, cũng không quan tâm. Vì trong lòng cậu bé Hồng luôn đầy ắp tình yêu thương thiêng liêng, kính trọng đối với người mẹ của mình.
– Hồng cười và đáp lại rằng không muốn vào Thanh Hoá. Và cậu tin rằng cuối năm mẹ nhất định sẽ trở về.
Câu hỏi Phần 3
3.1. Phần 3 kể về việc gì? Đây có phải là nội dung chính của văn bản không? Có liên quan gì đến nhan đề văn bản?
Trả lời:
– Phần 3 kể về cuộc gặp gỡ giữa bé Hồng và người mẹ sau nhiều năm xa cách.
– Đây chính là nội dung chính của văn bản.
– Nội dung có liên quan đến nhan đề văn bản “Trong lòng mẹ”. Vì Nguyễn Hồng đã miêu tả được chính xác lại tâm tư tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ khi bản thân mình được ngồi trong lòng mẹ, được mẹ ôm vào lòng, được mẹ vỗ vễ sau nhiều năm mong mỏi, đợi chờ.
3.2. Tìm các từ ngữ tả hành động và cảm xúc của nhân vật “tôi” khi bất ngờ gặp lại mẹ.
Trả lời:
Các từ ngữ tả hành động và cảm xúc của nhân vật “tôi” khi bất ngờ gặp lại mẹ:
– “Chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giông giống mẹ, tôi liền đuổi theo, gọi bối rối: “Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!” .”
– Sợ hãi nếu như nhận lầm mẹ, sợ nếu mẹ không trở về:
“Và cái lầm đó không những làm tôi thẹn…..sa mạc”.
– Khi nhìn thấy mẹ cầm nón vẫy, gọi:
“Tôi đuổi kịp”, “thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại”.
– “Tôi oà lên khóc rồi cứ thể nức nở”.
3.3 Người mẹ hiện lên trong cái nhìn của “tôi” như thế nào?
Trả lời:
Người mẹ hiện lên trong cái nhìn của “tôi”:
– “Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc”.
– “Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má”.
– “Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở nhai trầu phả ra thơm tho lạ thường”.
3.4. Tranh minh họa gợi cho em suy nghĩ gì về tình mẫu tử?
Trả lời:
Tranh minh gợi cho em suy nghĩ về một tình mẫu tử:
– Nó thiêng liêng, cảm động đến nỗi không bao giờ biến mất trong lòng của cậu bé Hồng. Cũng như trong lòng của chính người mẹ. Hồng không bao giờ nghĩ xấu về mẹ dù có bị người cô xỉa xói, tiêm nhiễm. Mẹ thì luôn cố gắng kiếm tiền để nuôi con. Dù cho có khó khăn, vất vả đến như thế nào.
– Là một thứ tình cảm vô hình. Chúng ta không thể sờ, không thể nắm. Thế nhưng có thể cảm nhận được sự ấm áp, hạnh phúc đến tận cùng.
3.5. Tình mẫu tử thể hiện như thế nào qua cử chỉ, hành động, cảm xúc của “tôi”?
Trả lời:
Tình mẫu tử thể hiện qua cử chỉ, hành động, cảm xúc của “tôi” như:
– “Ngồi cạnh mẹ, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, thấy những cảm giác ấm áp bỗng lại mơn man khắp da thịt.”
– Khi ngồi trong lòng mẹ, bé Hồng ước muốn: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ … có một êm dịu vô cùng”.
– Những lời nói xấu mẹ của người cô đã ngay lập tức bị chìm ngay đi trong suy nghĩ của bé Hồng.
3.6. Vì sao “câu nói ấy bị chìm ngay đi”?
Trả lời:
“Câu nói ấy bị chìm ngay đi” vì:
– Cậu bé Hồng còn đang chìm đắng trong sự sung sướng và hạnh phúc tột độ. Khi đó cậu được gặp lại mẹ, được mẹ ôm vào lòng. Cậu còn đang tận hưởng nó thì làm gì có thời gian để ý đến những lời nói độc mồm độc miệng kia.
– Hồng tin rằng tình cảm giữa hai mẹ con sẽ không vì một câu nói đó mà bị ảnh hưởng.
b, Câu hỏi sau khi đọc
Ở phần sau khi đọc khi soạn Trong lòng mẹ, các câu hỏi dưới đây cần trả lời chi tiết:
Câu hỏi 1:
Sự việc chính mà tác giả kể lại ở đoạn trích “Trong lòng mẹ” là gì? Sự việc ấy được tập trung thể hiện ở phần nào của văn bản?
Trả lời:
– Sự việc chính mà tác giả kể lại ở đoạn trích “Trong lòng mẹ” là cuộc gặp gỡ giữa Hồng và mẹ sau bao nhiều ngày xa cách.
– Sự việc ấy được tập trung thể hiện ở phần 3 của văn bản.
Câu hỏi 2:
Hình ảnh người mẹ qua lời kể của người cô và trong suy nghĩ, tình cảm của nhân vật “tôi” có gì khác nhau?
Trả lời:
– Hình ảnh người mẹ qua lời kể của người cô:
“Một người đàn bà bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực”. => Một người phụ nữ xấu xa, đáng ghét, nghèo đói, đáng thương.
– Hình ảnh người mẹ trong suy nghĩ, tình cảm của nhân vật “tôi”:
Tình thương yêu và lòng kính mến mẹ đã không để những suy nghĩ của người cô vấy bẩn => Bé Hồng coi mẹ là một người phụ nữ tuyệt vời, dũng cảm như một anh hùng; là một người mẹ đáng để yêu, để thương, để kính trọng và để bảo vệ.
Câu hỏi 3:
Dẫn ra một số câu văn thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” khi gặp lại mẹ. Từ đó, hãy nêu nhận xét về nhân vật này.
Trả lời:
Một số câu văn thể hiện cảm xúc của nhân vật “tôi” khi gặp lại mẹ:
– “Chợt thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo giông giống mẹ, tôi liền đuổi theo, gọi bối rối: “Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!”.”
– “Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại… òa lên khóc rồi cứ thế nức nở”.
– “Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?”
– “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng”.
=> Nhận xét: Nhân vật Hồng là một cậu bé thiếu thốn tình cảm gia đình trong suốt cả quãng đời tuổi thơ. Cha mất cũng là lúc mẹ bỏ nhà đi kiếm sống, bé Hồng sống một mình không khác gì một đứa trẻ mồ côi.
Hồng phải sống khó khăn, sống giữa những lời cay nghiệt của người cô. Thế nhưng cậu bé vẫn ôm trong lòng một tình yêu thương vô bờ bến dành cho mẹ. Đó một sự hy vong to lớn chờ đến ngày mẹ trở về. Và ngày ấy cũng đã đến. Hồng vỡ òa trong hạnh phúc khi được cảm nhận hơi ấm của tình mẫu từ trong lòng mẹ.
Câu hỏi 4:
Theo em, vì sao đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc thể loại hồi kí?
Trả lời:
Theo em, đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc thể loại hồi kí, vì:
– Người kể theo ngôi thứ nhất.
– Đoạn trích ghi chép lại những sự việc được quan sát bởi nhân vật “tôi”: những lời nói của bà cô, khoảnh khắc khi được gặp lại mẹ.
– Thời gian: “rằm tháng Tám này là giỗ đầu cậu mày”
– Địa điểm: “Chiều hôm đó, tan buổi học ở trường”
– Có xuất hiện của cậu bé Hồng và người cô trong cuộc nói chuyện; mẹ và Hồng trong lúc gặp nhau sau nhiều năm xa cách.
Câu hỏi 5:
Viết khoảng 4 – 5 dòng nêu lên tình cảm và suy nghĩ của em sau khi đọc đoạn trích “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng.
Trả lời:
Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là một minh chứng điển hình nhất về tình mẫu tử cảm động và thiêng liêng giữa bé Hồng và mẹ mình. Dù có sống trong tình cảnh thiếu thốn, nghe những lời nhục mạ mẹ từ chính miệng của người cô thì Hồng vẫn không thay đổi.
Vượt lên trên tất cả sự cổ hủ lạc hậu của thời kỳ đó là tình cảm mẹ con. Tình cảm đó vô cùng sáng trong, đáng được trân trọng. Và giây phút, Hồng vỡ òa trong lòng mẹ thật sự khiến em không kìm được nước mắt.