Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Phân tích nhân vật vũ nương chuyện người con gái nam xương ta sẽ nhận thấy, nàng là hình tượng biểu trưng cho cái đẹp, cho phẩm chất đáng quý của người phụ nữ mà Nguyễn Dữ luôn đề cao, trân trọng.

Thân phận người phụ nữ bình dân trong xã hội phong kiến là chủ đề quen thuộc của văn học dân gian và văn học viết Việt Nam. Mỗi tác giả có một cách thể hiện nhân vật khác nhau. Với Nguyễn Dữ, tác giả của “Chuyện người con gái Nam Xương” dùng thể loại văn học có mang yếu tố kỳ ảo để khắc họa nhân vật Vũ Nương – người con gái đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp đáng trân trọng nhưng có số phận buồn thương của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến.

Thân bài

Phân tích nhân vật vũ nương chuyện người con gái nam xương chi tiết

Số phận bi kịch của Vũ Nương

Nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” có tên là Vũ Thị Thiết, nàng vốn đẹp người lại đẹp nết. Còn Trương Sinh là một người thất học, lại là người nghi kị, đa nghi mọi điều. Cuộc sống vợ chồng chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải ra trận vì binh đao loạn lạc.

Khi Trương Sinh đi lính, Vũ Nương sinh con và thay chồng chăm sóc mẹ chồng và con nhỏ. Nàng lo mọi việc lớn nhỏ trong gia đình đều chu toàn, chú đáo. Khi mẹ chồng mất, nàng buồn thương và lo tang ma trọn chữ hiếu, chữ nghĩa tình. Phân tích nhân vật vũ nương chuyện người con gái nam xương ta thấy nàng xinh đẹp lại tháo vát, hiểu lễ nghĩa, chu đáo là vậy, nhưng khi Trương Sinh trở về chỉ vì nghe lời đứa con thơ dại mà nghi ngờ tấm lòng son sắt của vợ. Chồng nàng là người quá đa nghi, lại thất học nên vũ phu, gia trưởng. Nàng không thể minh oan cho mình nên đã trầm mình xuống sông.

Nhưng xót thương cho người phụ nữ giàu đức hi sinh, chung thủy, chu đáo mà số phận bất lạnh, Linh phi ở động Rùa đã cứu giúp Vũ Nương và nhờ Phan Lang gửi lời đến chàng Trương. Lúc này Trương Sinh mới thấy cái sai và hối cải, lập đàn giải oan cho vợ. Mặc dù có cơ hội quay lại cuộc sống nhân gian, nhưng Vũ Nương chỉ hiện lên gặp chồng con rồi quay về động Rùa.

phan-tich-nhan-vat-vu-nuong-chuyen-nguoi-con-gai-nam-xuong-1

Phân tích nhân vật vũ nương chuyện người con gái nam xương có thể thấy, nàng chính là hiện thân cho vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam xưa. Nếu Nguyễn Du khiến người đọc nhớ mãi Thúy Kiều vì vẻ đẹp “nghiêng nước nghiêng thành”, thì Nguyễn Dữ lại khiến người đọc vương vấn nàng Vũ Nương bởi tư dung tốt đẹp.

Ban đầu, chàng Trương lấy nàng làm vợ vì mến dung hạnh ở nàng. Nhưng không chỉ dung hạnh, Vũ Nương còn mang vẻ đẹp tâm hồn tỏa sáng. Nàng dù là con nhà bình dân nhưng luôn ứng xử mực thước, hiểu đạo lí “tam tòng tứ đức”, luôn giữ gìn lề lối gia phong và phẩm hạnh người con gái. Bởi thế mà nàng hết sức thùy mị nết na. Khi sống với gia đình chồng, nàng luôn mực thước, “giữ gìn khuôn phép, không để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”. Không chỉ vẹn tròn chữ “hạnh”, nàng còn am tường lễ nghĩa. Mặc dù không phải tiêu thư đài đác, quyền quý, nàng vẫn cư xử dịu dàng, dáng vẻ từ tốn, chuẩn mực và giản dị.

Vũ Nương còn là người phụ nữ có tấm lòng thủy chung, son sắt. Ngày tiễn chồng ra chiến trận, nàng không mong chồng “đeo được ấn phong hầu” mà chỉ mong chồng “ngày về mang theo hai chữ bình yên”. Trước tình cảm thấm đẫm nghĩa tình ấy của nàng, mọi người đều cảm động “ứa hai hàng lệ”. Có thể thấy điều mà Vũ Nương khao khát là hạnh phúc ấm êm bên chồng con, gia đình được đoàn tụ, chứ chẳng mong chồng có chức tước cao sang, áo gấm về làng. Nhưng cái ước mong hạnh phúc đời thường của nàng không thành hiện thực, bởi người chồng mà nàng yêu thương mong ngóng, lúc trở về lại một mực nghi oan cho nàng, không cho nàng cơ hội chứng minh tấm lòng kiên trinh, trong sạch. Phân tích nhân vật vũ nương chuyện người con gái nam xương ta thấy, dù Trương Sinh vũ phu, nạng cũng vẫn rất nhẹ nhàng giải thích: “Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng. Ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Xin chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”.

Những lời Vũ Nương nói với chồng, từ tốn và chất chứa nghĩa tình. Chỉ vài câu thoại như thế, người đọc đã nghẹn lòng và còn hoài nhớ mãi hình ảnh người con gái xinh đẹp, đức hạnh nết na nhưng lại số phận thật xót xa. Khi chồng đánh giặc nơi biên ải, một mình nàng gánh vác, lo toan cho cả gia đình. Nàng phải nuôi con một mình lại còn chu toàn việc nhà, dù chỉ là một phụ nữ chân yếu tay mềm. Nhưng vì tấm lòng thủy chung, vì đức hi sinh trong nàng khiến nàng vượt qua được tất cả, đợi đến ngày chồng về để cả gia đình đoạn tụ. Còn một điều khiến người đọc càng thêm yêu mến và cảm phục Vũ Nương, là nàng luôn tận hiếu với mẹ chồng, lúc mẹ ốm thì thuốc thang, lễ bái thận phật, an ủi khuyên lơn. Khi mẹ mất, tang gia chu toàn. Xưa nay, mẹ chồng – nàng dâu ít nhiều đều có lời ra lời vào, nhưng tấm lòng chân thành,  ứng xử đúng mực và hiểu lễ nghĩa của Vũ Nương khiến mẹ chồng không thể than van, mối quan hệ cũng vì thế chưa từng xích mích mà chỉ có cảm thông.

Như vậy có thể thấy, ở Vũ Nương ta thấy “công, dung, ngôn, hạnh” đều vẹn toàn. Vì vậy. nàng chính là hình ảnh lý tưởng, biểu tượng hoàn mĩ về người phụ nữ Việt Nam xưa đẹp cả hình thức lẫn tâm hồn. Nhưng trớ trêu thay, số phận lại ai oán, xót xa.

Cuộc đời người con gái Nam Xương Vũ Nương chính là tiêu biểu cho số phận chung của phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến khắt khe, nhiều giáo điều cay nghiệt. Xinh đẹp là vậy, nết na, am tường lễ nghĩa là vậy nhưng đời nàng Vũ Nương chỉ toàn là bất hạnh. Thành hôn chưa bao lâu phải tiễn chồng ra trận, chịu cảnh gia đình li tán. Sinh con không có chồng bên cạnh lại phải lo toan cho cả gia đình, mọi việc lớn bé đều trông cậy vào người phụ nữ bé nhỏ là nàng. Rồi chiến tranh cũng qua đi, sau bao vất vả, bao cô đơn một mình gồng gánh, tưởng rằng nàng được sum vầy cùng chồng, được sống lại hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình như ước ao đời thường của bao cô gái.

phan-tich-nhan-vat-vu-nuong-chuyen-nguoi-con-gai-nam-xuong

Nhưng phân tích nhân vật vũ nương chuyện người con gái nam xương ta thấy, biết đâu rằng khi chàng Trương trở về, lại là sự bắt đầu cho bi kịch đời nàng. Khoảng thời gian ba năm cách biệt, nàng vừa làm mẹ vừa làm cha của đứa con nhỏ. Nàng xót xa vì con thiếu tình yêu thương, hơi ấm của cha, nên đã chỉ vào bóng trên tường mà nói với con rằng, đó chính là cha Đản. Hành động vô tư và tất cả là vì lòng yêu thương vô bờ của một người mẹ dành cho con. Nhưng chính nàng không thể ngờ rằng, nàng phải chết trong nỗi oan tủi vì chiếc bóng của mình. Giặc tan, Trương Sinh trở về, nhưng tính đa nghi mà chỉ vì lời nói thơ ngây của con trẻ mà hàm oan vợ. Con trai nhỏ nói: “Trước đây có người đàn ông đêm nào cũng đến. Mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Trương Sinh vốn thất học, “đối với vợ phòng ngừa quá sức”, vì vậy khi nghe con nói đã liền gán cho vợ danh phản bội.

Chàng ta một mực cho rằng “vợ hư”, mà không suy xét, không phân tích và gia trưởng, cố chấp không nghe vợ giải thích, cũng không nghe ai bênh vực cho nàng. Rồi chàng ta thô bạo, mắng nhiếc, đuổi vợ đi. Đến đây ta thấy rõ thông điệp mà Nguyễn Dữ muốn gửi gắm qua số phận nàng Vũ Nương, là dù nàng có hi sinh bao nhiêu, có vượt qua được những khó khăn, vất vả để làm trọn bổn phận với gia đình; thì bức tường chế độ nam quyền vẫn quá cứng rắn, quá bất công và tàn nhẫn, sẽ không nhìn vào những điều nàng đã làm, đã phải chịu đựng để đặt niềm tin tưởng, lắng nghe hay cảm thông. Thực tế, ngay từ đầu, mối quan hệ hôn nhân giữa nàng và Trương Sinh vốn là một cuộc trao đổi, vì chàng ta thấy nàng xinh đẹp nết na mà “xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về”.

Chính vì “Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu” mà khiến Trương Sinh cho mình cái thế uy quyền, gia trưởng. Chính cái cay nghiệt của những giáo điều vô lý, cái gia đình “chồng chúa vợ tôi”, “phu xướng phụ tùy” đã đẩy cuộc đời nàng Vũ Nương vào bước đường cùng. Nàng vốn đức hạnh, ngoan hiền lại bao dung, tháo vát; chỉ vì một lời ngây thơ của con nhỏ mà mang tiếng xấu “hư thân mất nết”. Cái đau đớn thể xác làm sao sánh bằng nỗi đau đớn trong lòng khi bị chồng mắng nhiếc, chà đạp và bị án cho tội danh lựa dối, phản bội chồng con. Như vậy có thể thấy, số phận bi kịch của Vũ Nương xuất phát trực tiếp từ những giáo điều bất công, vô lý, tàn nhẫn của chế độ nam quyền trong xã hội phong kiến bấy giờ.

Tiếng nói lên án chế độ xã hội phong kiến qua phân tích nhân vật vũ nương chuyện người con gái nam xương

Một người phụ nữ đẹp người đẹp nết, vốn chỉ mong được tận hưởng “thú vui nghi gia nghi thất” bình dị, lại phải chết thật oan khuất, ai oán. Mà người gây ra thảm kịch lại là người thân, người mà nàng hết lòng yêu thương, là chồng và con nàng. Không thể chịu đựng khi nhân phẩm bị chà đạp, tấm lòng trong sạch, kiên trinh bị cho rằng hoen ố, Vũ Nương trẫm mình xuống dòng sông mong rửa sạch được nỗi oan khiên. Phân tích nhân vật vũ nương chuyện người con gái nam xương đến đây có thể thấy, qua bi kịch của nàng Vũ Nương, Nguyễn Dữ muốn vạch trần bộ mặt của xã hội phong kiến cổ hủ, chỉ biết xem trọng quyền uy của kẻ giàu có và cho phép đàn ông được vũ phu, gia trưởng. Đồng thời, tác giả cũng thể hiện niềm cảm thương, sự bênh vực đối với thân phận nhỏ nhoi của người phụ nữ trong xã hội cũ và qua đó đề cao những phẩm chất cao đẹp của họ.

Cũng bởi xót thương trước nỗi bất hạnh của người phụ nữ, Nguyễn Dữ muốn minh oan cho nàng Vũ Nương và bù đắp cho nàng một cuộc sống mới ở dương gian. Nhưng tiếc rằng, Vũ Nương với những đau đớn, oan ức, bĩ cực và nhớ thương gia đình ở trần gian vốn không thể quên đi, không thể khỏa lấp. Vì vậy, nàng xin lập đàn giải oan, khao khát được minh oan, được trả lại danh dự, trả lại tiết hạnh của người con gái.

Nỗi oan thấu tận trời xanh của nàng cuối cùng được giải. Nhưng thật khiến người đọc không thể cầm nước mắt, nhưng nàng giờ chẳng thể quay về cuộc sống trần thế, nàng với Trương Sinh, với bé Đản đã âm dương cách biệt. Ước mơ về hạnh phúc “nghi gia nghi thất” của nàng cuối cùng chỉ là điều hảo huyền, chẳng thể thành thực. Bởi dù nàng có sống lại một lần nữa, cũng không biết được rằng liệu có ấm êm, có được hạnh phúc dưới chế độ phong kiến bất công.

Kết luận khi phân tích nhân vật vũ nương chuyện người con gái nam xương

Nàng Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam truyền thống giàu lòng vị tha, xinh đẹp và có tâm hồn cao đẹp. Song cuộc đời lại bất hạnh, bi kịch. Đây là minh chứng cho sự tàn ác, lạc hậu và cái bóng đêm vĩnh cửu xã hội phong kiến đương thời. Mà cho đến ngày nay, mỗi khi nhắc ta về, người ta vẫn không quên câu thơ của Nguyễn Du xưa:

 “Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”