Hoàng Lê nhất thống chí (Hồi thứ mười bốn) kể về việc vua Quang Trung đại phá quân Thanh, lật đổ vua tôi Lê Chiêu Thống
I – VĂN BẢN
1 – Tác giả, tác phẩm
-
Tác giả:
– Ngô gia văn phái: nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì ở Hà Tây (nay là Hà Nội).
– Hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du đều làm quan
-
Tác phẩm:
– Hoàng Lê nhất thống chí viết bằng chữ Hán. Được coi là cuốn tiểu thuyết lịch sử theo lối chương hồi.
– Nội dung: ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh. Nó còn tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19.
– Gồm 17 hồi, Hoàng Lê nhất thống chí thuộc hồi 14
II – ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Câu 1. Tìm đại ý và bố cục đoạn trích
Trả lời:
- Đại ý đoạn trích:
Nói về sự kiện vua Quang Trung tiến quân ra Bắc đánh đuổi giặc Thanh. Vua Lê Chiêu Thống bán nước và bỏ chạy theo giặc.
- Bố cục đoạn trích:
Có thể chia đoạn trích thành 3 phần với nội dung chính như sau:
– Phần 1 từ đầu tới năm Mậu Thân. Nội dung: nghe tin quân Thanh xâm lược, Nguyễn Huệ lên ngôi vua, cầm quân dẹp giặc.
– Phần 2 tiếp theo đến kéo vào thành. Nội dung: Cuộc hành quân của Nguyễn Huệ nhanh chóng giành được chiến thắng.
– Phần 3 đoạn còn lại. Nội dung: nói về thất bại của quân Thanh và cảnh thảm bại của vua Lê Chiêu Thống.
Câu 2. Qua đoạn trích tác phẩm, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ như thế nào? Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc này?
Trả lời:
-
Cảm nhận về người anh hùng Quang Trung
Qua đoạn trích em nhận thấy người anh hùng Nguyễn Huệ hiện lên sinh động, chân thực. Nguyễn Huệ đã hành động dứt khoát, có trí tuệ, có tài điều binh khiển tướng. Là anh hùng được nhiều người ca ngợi không chỉ riêng trong trích đoạn Hoàng Lê nhất thống chí.
- Các chi tiết miêu tả người anh hùng Nguyễn Huệ trong đoạn trích:
Hình tượng vua Quang Trung – Nguyễn Huệ hiện lên với đầy đủ phẩm chất của vị anh hùng. Điều đó được thể hiện qua bảng sau:
-
Nguồn cảm hứng chi phối ngòi bút của tác giả khi xây dựng hình ảnh nhân vật
Tác giả Ngô gia là nhóm tác giả trung thành với nhà Lê. Nhưng tôn trọng sự thật lịch sử nên vẫn ca ngợi hình tượng của vua Quang Trung. Điều chi phối quan trọng nhất có lẽ là lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Ngô gia có cái nhìn trực diện và tôn trọng sự thật là vua Quang Trung giỏi, tài tình, có tài chiến lược quân sự. Đội quân của vua Quang Trung đã đánh thắng giặc thanh, trả lại yên bình cho dân tộc.
Câu 3. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân đã được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật ở đây?
Trả lời:
-
Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và đội vua tôi phản nước
Quân tướng nhà Thanh:
– Chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, dày xéo lên nhau mà chết
– Hoảng sợ, tìm đường thoát
Vua tôi Lê Chiêu Thống:
– Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, người và ngựa không kịp đóng yên, mặc áo. Tìm cách dẫn kị binh tháo chạy trước.
– Vua Lê tháo chạy đến Tôn Sĩ Nghị oán trách
– Vua Lê cùng bọn Lê Quýnh chạy trốn
-
Nhận xét về lối văn trần thuật
Với lối văn trần thuật, đoạn trích đã thể hiện sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh mạnh mẽ, dứt khoát. Giọng văn khi miêu tả sự thảm bại của vua tôi Lê Chiêu Thống có phần thương xót.
Cách trần thuật đầy chân thực cho thấy nhóm tác giả tôn trọng sự thật. Không né tránh đau thương với nhà Lê và bộc lộ niềm vui trong chiến thắng của vua Quang Trung. Ngô gia đã coi trọng sự thật, nhìn vào sự việc một cách trực diện và chân thực nhất.
Câu 4. Ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy (một của quân tướng nhà Thanh và một của vua tôi Lê Chiêu Thống) có gì khác biệt? Hãy giải thích vì sao có sự khác biệt đó?
Trả lời:
- Sự khác biệt khi miêu tả cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống
-
Giải thích sự khác biệt khi miêu tả cuộc tháo chạy của quân Thanh và vui tôi Lê Chiêu Thống
Sở dĩ, có sự khác nhau khi miêu tả cuộc tháo chạy là do:
– Tâm thế của người viết đối với vua tôi Lê Chiêu Thống là bậc vua tôi cũ. Nhóm tác giả từng phục vụ cho triều đình nhà Lê, trung thành với nhà Lê. Còn giặc Thanh là ngoại xâm, là người của nước khác sang xâm chiếm nước ta. Chúng là thù địch với quân ta.
– Tôn trọng sự thật lịch sử là phải viết dưới góc độ khách quan. Không được xuyên tạc sự thật, làm mất tính khách quan của lịch sử.
III – LUYỆN TẬP
Câu hỏi: Dựa theo tác phẩm, hãy viết một đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 Tết ngày mồng 5 tháng giêng năm Kỉ Dậu (1789)
Trả lời:
Sau khi Nguyễn Huệ lên ngôi vua lấy hiệu là Quang Trung đã lập tức cầm quân ra Bắc. Mục đích ra Bắc lần này là đại phá quân Thanh và lật đổ vua tôi Lê Chiêu Thống.
Với tài cầm binh, thao lược quân sự cùng với hành động dứt khoát. Quang Trung đã nhanh chóng giành được chiến thắng. Quân tiến tới sông Gián phá vỡ nghĩa binh trấn thủ. Đến nửa đêm ngày mùng 3 tháng giêng đã bao vây Hà Hồi. Và đến sáng ngày mùng 5 tiến đến Ngọc Hồi đánh bại quân Thanh.
Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, chúng dày xéo lên nhau tìm cách thoát thân. Quân của vua Quang Trung thừa thế đánh thắng quân Thanh. Khi thấy quân Thanh bỏ chạy tán loạn, quân của Lê Chiêu Thống càng thêm hoảng sợ. Vua tôi quan lại tìm cách bỏ trốn hết hồn hết vía tháo chạy. Quân sĩ các doanh trại nghe tin cũng khiếp sợ, xô đẩy nhau mà chết rất nhiều.
Thế trận kết thúc với chiến thắng vang dội thuộc về vua Quang Trung. Tài cầm quân khiển tướng và thao lược quân sự của vua Quang Trung được sử sách ghi chép lại rất nhiều. Với hành động dứt khoát, mạnh mẽ, ý chí kiên cường đã tạo nên người anh hùng Nguyễn Huệ – Quang Trung.
Trận chiến này đã tạo nên tiếng vang lớn trong lịch sử nước nhà. Người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ đã đàn áp quân xâm lược, trả tự do cho dân tộc Việt Nam. Hình ảnh người anh hùng Quang Trung luôn sáng mãi và được nhắc đến ở thế hệ mai sau.