Hướng dẫn Soạn Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Gợi ý trả lời câu hỏi trang 125-128 sgk Ngữ văn 7 tập 1
Câu 1: Qua tiêu đề bài thơ, có thể thấy sự biểu hiện tình quê hương ở bài thơ này có gì độc đáo?
(Gợi ý: So sánh với tình huống thể hiện tình quê hương trong bài Tĩnh dạ tứ.)
Trả lời:
Nét độc đáo ở bài thơ thể hiện ở:
– Nhan đề bài thơ: “ngẫu nhiên viết”, không hoàn toàn có chủ định viết mà nhân buổi trở về quê hương, nhìn thấy sự thay đổi của quê hương và bị xem là “khách” mà viết thành thơ.
-Còn trong bài thơ “Tĩnh dạ tứ”: xa quê, nhìn ánh trăng sáng mà tức cảnh sinh tình.
Câu 2: Chứng minh hai câu đầu đã dùng phép đối trong câu (còn gọi là tiểu đối, tự đối). Nêu tác dụng của việc dùng phép đối ấy.
Lưu ý: Ở thơ ngũ ngôn và thất ngôn, số chữ của hai vế đối nhau trong câu không bằng nhau, tuy vậy, xét về mặt từ loại và cú pháp, vẫn có thể đối rất chỉnh.
Trả lời:
- Câu thơ 1: Đối giữa “thiếu tiểu” – “lão đại” (trẻ – già) và “li gia” – “đại hồi” (đi – về).
- Câu thơ 2: Đối giữa “hương âm” – “mấn mao” (giọng quê hương – tóc mai) và “vô cải” – “tồi” (không thay đổi – thay đổi).
- Tác dụng: Nhấn mạnh vào sự thay đổi và những điều vẫn giữ mãi theo thời gian xa quê của tác giả đồng thời khẳng định tấm lòng sắc son luôn hướng về quê hương của một người con xa quê.
Câu 3: Kẻ lại bảng sau và đánh dấu X vào ô mà em cho hợp lí?
Trả lời:
=> Câu 1 là câu kể, câu 2 là câu tả. Phương thức diễn đạt toàn bài thơ là biểu cảm nhưng là biểu cảm gián tiếp vì trong bài thơ nói chung và hai câu thơ nói riêng có rất nhiều yếu tố miêu tả đặc biệt là có rất nhiều yếu tố tự sự.
Câu 4: Sự biểu hiện của tình quê hương ở hai câu trên và hai câu dưới có gì khác nhau về giọng điệu?
(Gợi ý: Phân tích xem vì sao chỉ có nhi đồng xuất hiện và sự xuất hiện đó cùng tiếng cười, câu hỏi hồn nhiên, thơ ngây của các em có làm cho tác giả vui lên không.)
Trả lời:
– Hai câu trên: Giọng điệu miêu tả, tự sự và thoáng chút ngậm ngùi, tâm sự của một người con xa quê hương lâu ngày mới được trở về.
– Hai câu dưới: Giọng điệu trở nên đầy hóm hỉnh và xen lẫn chút bi hài:
- Sự ngây thơ, hồn nhiên của trẻ thơ.
- Hoàn cảnh trở về quê đầy trớ trêu khi bị đám trẻ con gọi là “khách”.
- Cảm giác bơ vơ, lạc lõng khi về quê không còn người thân thích, ngậm ngùi chua xót.
- Câu hỏi đầy hồn nhiên của đám trẻ làm cho tác giả vừa vui, vừa buồn.
Luyện tập Soạn Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Đề bài: Căn cứ vào bản dịch nghĩa bài Hồi hương ngẫu thư và những điều cảm nhận được qua việc học bài thơ, hãy so sánh hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San.
Trả lời:
So sánh hai bản dịch thơ của Phạm Sĩ Vĩ và Trần Trọng San:
-Giống nhau: Đều được dịch lại dưới hình thức của thể thơ lục bát
-Khác nhau:
+ Bản dịch của Phạm Sĩ Vĩ:
- Cách dịch “tóc đà khác bao” không làm rõ được sự thay đổi của nhân vật sau nhiều năm trở về quê hương.
- Không có tiếng cười tếu táo của trẻ con, mất đi nét hóm hỉnh của bài thơ.
+ Bản dịch của Trần Trọng San: âm điệu câu cuối không được mềm mại, còn thiếu ý so với bản gốc, các câu thơ không có sự liên kết nhịp nhàng.
Trên đây là toàn bộ tài liệu hướng dẫn soạn văn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê sgk Ngữ Văn 7 tập 1. Hy vọng với cách hướng dẫn trên sẽ giúp các em học sinh ghi nhớ bài học một cách nhanh chóng và dễ dàng. Chúc các em học tốt!