Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang trang 127-130

I – Đọc hiểu văn bản

Câu 1 trang 129 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 2:

Xét xem nếu phải tách đoạn cuối cùng của văn bản thành hai đoạn riêng biệt thì nên ngắt ra ở chỗ nào. Tìm bố cục của văn bản và đặt tiêu đề cho từng phần.

Trả lời:

– Nếu phải tách đoạn cuối cùng của văn bản thành hai đoạn riêng biệt thì nên ngắt ra ở chỗ “Còn về diện mạo tôi”.

– Bố cục của văn bản:

+ Phần 1: Từ đầu đến như tôi dưới đây: Nhân vật Rô-bin-xơn tự nhận xét những nét chung nhất về chính bản thân mình.

+ Phần 2: tiếp theo đến …. bên khẩu súng của tôi: Trang phục và những vật dụng trên người của Rô-bin-xơn

+ Phần 3: Còn lại: Diện mạo của Rô-bin-xơn

Câu 2 trang 129 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 2:

Vị trí và độ dài phần Rô-bin-xơn kể về diện mạo của chàng có gì đáng chú ý so với phần khác ? Thử giải thích vì sao lại như vậy nếu như xem xét từ góc độ nhân vật xưng “tôi” tự kể chuyện mình.

Trả lời:

– Rô-bin-xơn kể về diện mạo của mình cuối cùng, sau khi đã miêu tả rất chi tiết về trang phục cũng như những vật dụng Rô-bin-xơn mang theo.

– Độ dài của phần Rô-bin-xơn kể về diện mạo cũng ít hơn rất nhiều so với những phần kia.

– Nếu như xem xét từ góc độ nhân vật xưng “tôi” tự kể chuyện mình thì việc kể về diện mạo cuối cùng và rất ngắn là bởi vì:

+ Việc miêu tả diện mạo cuối cùng (bộ ria mép, nước da) để làm nổi bật, và nhấn mạnh bộ dạng khó hiểu, kì khôi của nhân vật.

+ Việc miêu tả trang phục trước cũng góp phần cho người đọc mường tượng ra phần nào về con người Rô-bin-xơn. Như vậy, việc cuối cùng miêu tả về diện mạo để đạt hiệu quả tối đa khi khắc họa hình tượng nhân vật.

Câu 3 trang 129 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 2:

Cuộc sống hết sức khó khăn của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang vào thời gian này hiện lên thấp thoáng qua những chi tiết của bức chân dung tự họa ấy ra sao ?

Trả lời:

– Cuộc sống hết sức khó khăn của Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang hiện lên thấp thoáng qua những chi tiết của bức chân dung tự họa như sau:

+ Mặc áo làm bằng tấm da dê chẳng ra hình thù gì, vừa để che nắng, vừa che mưa, hình dáng bộ đồ hết sức kì cục

+ Không có bít tất và cũng không có giày, tự làm cho mình 1 đôi ủng bằng da dê, hình dáng kì cục giống như quần áo.

+ Thắt lưng cũng làm bằng da dê, hầu như mọi vật dụng đều làm bằng da dê và trông kì quái

=> Sống ở vùng xích đạo với khí hậu khắc nghiệt, và luôn trong tình trạng thiếu thốn mọi thứ, kể cả những đồ dùng thiết yếu như quần áo, giày dép.

Câu 4 trang 130 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 2:

Tinh thần lạc quan bất chấp mọi gian khổ của Rô-bin-xơn được thể hiện như thế nào qua bức chân dung tự họa và giọng kể của nhân vật ?

Trả lời:

+ Bức chân dung tự họa được Rô-bin-xơn miêu tả bằng giọng kể hài hước, chân thật.

“Nếu có ai đó ở nước Anh gặp một kẻ như tôi bây giờ, chắc tôi sẽ làm cho họ hoảng sợ hoặc phá lên cười sằng sặc; và lắm khi tôi đứng lẳng lặng ngắm nghía bản thân mình, tôi cứ mỉm cười tưởng tượng tôi lang thang khắp miền Y-osooc-sai với trang bị và quần áo như vậy. Xin các bạn vui lòng hình dung bộ dạng của tôi như dưới đây”

+ Không hề có sự than phiền nào, mà ngược lại người đọc lại cảm thấy Rô-bin-xơn vô cùng tự hào về nơi đảo hoang mà mình sinh sống.

“Còn về diện mạo tôi, nó không đến nỗi đen cháy như các bạn có thể nghĩ về một kẻ chẳng quan tâm tí gì đến da dẻ của mình lại sống ở vào khoảng chín hoặc mười độ vĩ tuyến miền xích đạo.”

+ Rô-bin-xơn luôn lạc quan và tìm cách thích ứng với hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn: Dùng da ngựa để làm quần áo, cũng như vật dụng, tư trang phục vụ cuộc sống.

Tham khảo thêm bài soạn Ngữ văn lớp 9 tập 2, tại đây:

Ôn tập làm văn (tiếp theo)

Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1