Mùa thu được nhiều tác giả sử dụng làm đề tài trong thơ ca Việt Nam. Mùa thu thường mang theo nỗi buồn và gợi nhớ về những gì bí ẩn. Nhờ thế, cảm xúc của con người lúc này sẽ trở nên dào dạt hơn. Phân tích bài thơ Câu Cá Mùa Thu của Nguyễn Khuyến, chúng ta sẽ thấy rõ hơn vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên vào thời điểm này. Đồng thời, qua đó, chúng ta còn cảm nhận được những cảm xúc của con người. 

Bài văn mẫu Phân tích bài thơ Câu Cá Mùa Thu

Nguyễn Khuyến được biết đến là nhà thơ Nôm xuất sắc của Việt Nam. Ông cũng là nhà thơ lớn trong nền văn học trung đại của nước ta. Với tấm lòng yêu nước thương dân và tài năng, ông đã để lại cho kho tàng văn học Việt vô vàn tác phẩm giá trị. Bài thơ Câu Cá Mùa Thu hay Thu Điếu là tác phẩm nằm trong chùm 3 bài thơ Thu của ông. Những tác phẩm chính là tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng của tác giả được gửi gắm trước thời thế hiện thực lúc bấy giờ. 

Để cảm nhận hết vẻ đẹp của mùa thu và tâm tình của tác giả, chúng ta cùng đi sâu vào phân tích bài thơ qua những luận điểm sau đây:

  • Luận điểm 1: Cảnh mùa thu ở vùng quê thuộc Bắc Bộ 

Mở đầu bài thơ hình là hình ảnh “ao thu” và “thuyền câu”. Giữ vô vàn hình ảnh, tác giả lựa chọn thuyền và ao để thể hiện vẻ đẹp có chiều sâu của không gian. Nước ao thì “trong veo” nhưng lại tỏa ra hơi “lạnh lẽo”. Vào mùa thu sương khói như bao trùm khiến cảnh vật trở nên mờ ảo hơn. Thấp thoáng trên cái ao ấy là một chiếc thuyền câu “bé tẻo teo”. Cách sử dụng từ ngữ gợi hình cho thấy, chiếc thuyền vô cùng bé nhỏ giữa thiên nhiên đất trời. Thế nhưng, đây vẫn mãi là hình ảnh dung dị và quen thuộc của quê nhà. 

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”

Ao thu hiện ra thật đẹp
Ao thu hiện ra thật đẹp

Những từ ngữ mà tác giả sử dụng đã phần nào giúp cho người đọc hình dung được cảnh trời thu lúc này. Đồng thời, âm sắc của bức tranh thiên nhiên ấy còn âm vang như tiếng thu vọng về. 

“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

Bức tranh quê hiện lên tuyệt đẹp với màu “biếc” của sóng cùng với sắc “vàng” của lá. Thêm vào đó, tác giả còn diễn tả tốc độ của lá vàng “đưa vèo” cùng với sóng “gợn tí” đã mang đến cho người đọc cảm xúc hết sức chân thật. Chỉ có những con người yêu quê hương nồng nàn mới cảm nhận được sự đặc biệt của thiên nhiên tỉ mỉ đến vậy. 

“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”

Trong chùm thơ Thu của Nguyễn Khuyến, bầu trời luôn xuất hiện một màu xanh ngắt. Đây cũng chính là cảm nhận, suy nghĩ của con người từ xưa nay. Những áng mây trôi lơ lửng giữa bầu trời vô cùng nên thơ. Đi cùng với đó là những ngõ trúc của làng quê khá vắng vẻ. Tác giả dùng hình ảnh trúc để gợi lên sự thân thuộc của quê hương. 

“Long lanh đáy nước in trời 

Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng” 

Sau khi mở ra không gian rộng lớn, tác giả lại trở về với hình ảnh quen thuộc của làng quê. Không chỉ là bầu trời mà còn cả đáy nước cùng với những hình ảnh “khói biếc” len lỏi. Tất cả những hình ảnh mộc mạc ấy đã được tác giả diễn tả vô cùng sinh động để mang lại cảm giác chân thật nhất khi trời bắt đầu trở lạnh. 

“Đã nghe rét mướt luồn trong gió

Đã vắng người sang những chiếc đò” 

Trước thời tiết dần chuyển sang lạnh giá, bóng dáng con người dường như chẳng còn thấy nữa. Không gian trở nên vắng vẻ đến bất ngờ.

  • Luận điểm 2: Cảm xúc của con người qua cảnh mùa thu và những điều được gửi gắm

Trước trời thu, chắc hẳn con người ai cũng có những xúc cảm riêng và tác giả cũng vậy. 

“Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

Cảm xúc người câu cá giữa mùa thu ấy
Cảm xúc người câu cá giữa mùa thu ấy

Hai câu thơ cuối chính là cảm xúc của tác giả được gửi gắm. Đi kèm với đó là đôi nét chân dung của tác giả được bộc lộ. Trong những ngày lui về ở ẩn, tác giả chọn câu cá để làm thú vui tiêu khiển. Đây cũng chính là cách mà nhà thơ hòa mình cùng thiên nhiên, quên đi những nỗi bận lòng với non nước.

“Tựa gối ôm cần” là tư thế của người câu cá với tư thế nhàn nhã. Điều này cho thấy nhà thơ đã phần nào thoát khỏi những cái vòng danh lợi. Âm thanh “câu đâu đớp động” khiến cho chúng ta cảm nhận về sự mơ hồ, xa vắng của không gian và chợt tỉnh. 

Là người yêu nước thương dân nhưng lại bất lực trước thời cuộc. Do đó, nhà thơ đã quyết định về ở ẩn để sống đời thanh bạch. Mặc dù về sống đời nhàn nhã nhưng khi chợt tỉnh, ông vẫn cảm thấy nỗi lòng trống vắng, cô đơn như chính cảnh ao thu lạnh teo.  

Lời kết 

Phân tíchbài thơ Câu Cá Mùa Thu, chúng ta dường như sẽ cảm nhận được vẻ đẹp mùa thu và hình ảnh con người câu cá. Qua đó, mỗi người còn cảm thấy đồng điệu hơn về tâm hồn của nhà thơ yêu thiên nhiên, quê hương và con người. Cảnh và tâm hồn như đồng điệu hơn thông qua từ ngữ, hình ảnh và nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ. Chắc hẳn bất kỳ ai khi đọc xong cũng đều có cảm xúc buồn man mác cùng với những trăn trở khó nói thành lời.