Mở bài
Mỗi nhà văn thành danh trong giai đoạn kháng chiến của đất nước đều gắn liền với một nhân vật điển hình. Nếu như Nam Cao vẽ nên hình hài của Chí Phèo cả đời tìm kiếm sự lương thiện. Vũ Trọng Phụng có Xuân tóc đỏ xảo quyệt, thức thời thì Nguyễn Tuân lại Phân tích vẻ đẹp nhân vật Huấn cao. Nhân vật này hiện lên vừa là người anh hùng oai phong lẫm liệt, vừa là kẻ nghệ sĩ cả đời yêu thích cái đẹp, cái thiện lương.
Thân bài
- Luận điểm 1: Người anh hùng Huấn Cao được tô nét với thủ pháp cường điệu
Khi xây dựng hình tượng Huấn Cao, có thể thấy những điểm chung giữa nhân vật này với Cao Bá Quát. Đây là một quân sư, một nhà thơ nổi tiếng vào thời nhà Nguyễn. Thuở còn trẻ, Cao Bá Quát là người văn hay chữ tốt, nhưng lại lận đận với con đường hoạn lộ công danh. Cuối cùng, ông cùng những sĩ phu yêu nước khác tổ chức cuộc nổi dậy chống lại triều đình nhà Nguyễn. Ông hy sinh vào cuối thế kỷ XIX, trở thành người anh hùng thời đại văn võ song toàn.
Khí phách của Huấn Cao có phần mãnh liệt và hào hùng so với Cao Bá Quát. Điều này được thể hiên thông qua sự e dè của Viên quản ngục khi cho rằng, Huấn Cao là một tù có tiếng là nguy hiểm, có tài “bẻ khóa và vượt ngục”. Người anh hùng dám đứng lên chống lại những chính sách của triều đình. Hành động này ngày càng được cường điệu hơn khi lần đầu tiên xuất hiện tại trại giam, ông “thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá” mặc kệ lời quát nạt hay đe dọa của những tên lính canh.
Sự ngông cuồng của Huấn Cao thông qua thủ pháp cường điệu nhằm thể hiện những bất mãn của ông với thời đại. Huấn Cao được xây dựng hình ảnh ngang tà hiếm thấy, với những ung dung, tự tại trong ngục tù, “thản nhiên nhận rượu thịt” của viên quản ngục.
Khi được nhận công văn ra pháp trường, Huấn Cao vẫn bình thản đón nhận cái chết. Người anh hùng này xem cái chết nhẹ tựa như lông hồng. Đứng trước cường quyền, Huấn Cao vẫn bình tĩnh, người không sợ binh đao, cũng chẳng sợ bất cứ thứ gì.
Những hành động, thái độ của Huấn Cao thể hiện được khí chất anh hùng hiếm thấy. Sự ngang tàn, ngạo nghễ của ông là minh chứng thể hiện rằng, những đấu tranh sẽ vẫn còn mãi nếu như những mâu thuẫn còn tồn tại. Quyền uy hay bạo lực đều không thể áp chế được thực tại đó.
- Luận điểm 2: Phân tích vẻ đẹp nhân vật Huấn cao- Cái tôi thời đại và cái tôi nghệ thuật
Những người anh hùng thời đại thường được văn học trung, cận đại miêu tả với hình ảnh cục mịch, đầu đội trời, chân đạp đất. Nhưng người anh hùng Huấn Cao trong Chữ người tử tù lại là một người nghệ sĩ tài hoa. Với nét bút tài hoa, văn chương điêu luyện, đáng lẽ ra Huấn Cao đã có thể thành danh trong con đường quan lộ. Vậy lý do gì khiến ông thay đổi chí hướng để đấu tranh và trở thành tử tù?
Thông qua chính những mâu thuẫn nội tại đó, Nguyễn Tuân đã làm nổi bật lên bức tranh thời đại đầy biến động. Những con người đầy tài năng, khí phách hiếm có như Huấn Cao lại trở thành tội phạm cần loại bỏ. Ở nơi ngục tối, chỉ dành riêng cho những kẻ tội đồ, lại xuân hiện người nghệ sĩ tài hoa với khả năng viết thư pháp và văn chương tinh túy. Sự nổi danh của người nghệ sĩ này được độc giả nhận định được thông qua lời đối thoại của viên quản ngục: “Huấn Cao, hay là cái người mà khắp tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và đẹp đó không?”
Thời xa xưa, nghệ thuật thư pháp rất được trọng dụng. Sở hữu một món thư pháp trong nhà với chữ “Đẹp lắp, vuông lắm” như của Huấn Cao là điều mơ ước của nhiều người. Trong đó có viên quản ngục. Người quản ngục trong truyện đại diện cho thế lực cưỡng chế của triều đình nhà Nguyễn thời bấy giờ. Với những hành động áp bức hà khắc, thậm chí tàn nhẫn. Nhưng sâu bên trong, người quản ngục vẫn có tấm lòng biệt ngưỡng liên tài. Điều này cho thấy những tinh tế, những khắc khoải của Nguyễn Tuân khi xây dựng hình tượng nhân vật.
Hình tượng Huấn Cao cũng được xây dựng với cái tôi nghệ thuật đầy mạnh mẽ. “Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ”. Lúc đầu, khí chất ngông cuồng của Huấn Cao được thể hiện qua thái độ khinh bạc với viên quản ngục. Nhưng sau khi biết được sở nguyễn cao quý của người quản ngục, Huấn Cao đã cảm động vô cùng. Ông ân hận bởi thiếu chút nữa bản thân đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ này.
Phẩm giá cao quý và thiện lương nhất của Huấn Cao được thể hiện trong cảnh cho chữ. Trong một không gian tăm tối, dơ bẩn, hôi hám, đặc biệt là sự trói buộc về không gian, Huấn Cao đã cho chữ và động viên người quản ngục. Các chi tiết đối lập giữa bức tranh thời đại và tâm hồn phóng khoáng của nghệ thuật được đưa vào xen kẽ. Tất cả tạo nên một trong những cảnh văn hiếm thấy trong lịch sử văn học Việt Nam.
Kết bài
Xây dựng hình tượng văn học điển hình chính là một trong những thành tựu lớn mà những nhà văn có thể đạt được. Nhân vật Huấn Cao là một điểm sáng lớn trong lịch sử văn học nước nhà. Hình tượng người anh hùng, đầu đội trời, chân đạp đất nhưng lại yêu cái đẹp và quyết chí giữ lại tấm lòng thiện lương được Nguyễn Tuân phân tích vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao và khắc họa thông qua lời kể cường điệu.