Soạn Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu) trang 49, sách giáo khoa Ngữ Văn 11 tập 1 

HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM 

Câu 1 (Soạn Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu): Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược được miêu tả như thế nào? Phân tích nét đặc sắc trong ngòi bút tả thực của tác giả.

Trả lời: 

+ Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược được miêu tả như sau: 

“Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây

Một bàn cờ thế phút sa tay”

Đây là cảnh đất nước đang rơi vào tình cảnh vô cùng nguy khốn khi giặc Pháp ập đến. Một phiên chợ quê yên bình bỗng chốc nhốn nháo, hỗn loạn. 

Sau đó là cảnh nhân dân khắp nơi “chạy giặc” đầy bi thương: 

“Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy

Mất ổ bầy chim dáo dác bay

Bến Nghé của tiền tan bọt nước

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây”

Giặc đến những đứa trẻ ngơ ngác không biết chuyện gì đang xảy ra, hoang mang mất định hướng khi không có người thân ở bên cạnh. Rồi cho đến những con vật sống trong thiên nhiên cũng bị ảnh hưởng bởi chiến tranh bom đạn do giặc Pháp gây nên “bầy chim dáo dáo bay”, nơi đâu cũng nhuốm màu máu. 

Câu thơ trên thể hiện lòng căm phẫn giặc ngoại xâm của Nguyễn Đình Chiểu và không khỏi xót xa giằng xé tâm can trước cảnh chạy giặc của dân chúng. 

+ Nét đặc sắc trong ngòi bút tả thực của tác giả đó là: 

– Sử dụng những từ ngữ tả thực để vẽ nên bức tranh cụ thể về cảnh chạy giặc vô cùng tan tác bi thương khi giặc Pháp xâm lược. 

– Sử dụng biện pháp đảo ngữ để cho người đọc cảm nhận được sự hoang mang, ngơ ngác, tan tác của dân chúng lúc giặc đến. 

– Sử dụng những địa danh cụ thể là bằng chứng cho một câu chuyện lịch sử đau thương của dân tộc khi bị giặc cướp bóc, đánh phá. 

Câu 2 (Soạn Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu): Trong hoàn cảnh đó, tâm trạng, tình cảm của tác giả như thế nào?

Trả lời: 

+ Trong hoàn cảnh nước mất nhà tan bởi giặc Pháp xâm lược, tâm trạng của Nguyễn Đình Chiểu vô cùng đau đớn, xót xa khi nhìn thấy cảnh nhân dân ly tán, hoang mang sống trong cảnh chết chóc. Ông càng căm hờn bọn cướp nước và bè lũ bán nước khiến nhân dân phải lầm than, khổ sở, quê hương thanh bình ngày nào giờ ngập tràn giặc Pháp. 

+ Tình cảm của tác giả được thể hiện trong hoàn cảnh “chạy giặc” là: Nguyễn Đình Chiểu có tấm lòng yêu nước sâu sắc, thương dân nhưng bản thân không biết phải làm như thế nào. Mắt bị mù không thể cầm gươm đánh giặc nhưng ngòi bút của ông luôn luôn đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đòi lại chính nghĩa cho nhân dân cần lao.

Câu 3  (Soạn Chạy giặc (Nguyễn Đình Chiểu): Phân tích thái độ của nhà thơ trong hai câu kết.

Trả lời: 

“Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng

Nỡ để dân đen mắc nạn này?

Ở hai câu thơ cuối, Nguyễn Đình Chiểu nêu ra câu hỏi “nỡ để dân đen mắc cạn nay?” nhằm mục đích để hỏi ai là người cứu nước cứu dân trước cảnh xâm lược của giặc Pháp hung hãn, sẽ là triều đình, hay tướng sĩ? Một câu hỏi đầy day dứt của tác giả xoáy sâu vào tâm can những người còn lương tri phải làm sao để đánh tan được giặc ngoại xâm bây giờ. Đồng thời, Nguyễn Đình Chiểu gián tiếp tố cáo triều đình nhà Nguyễn bạc nhược, hèn nhát, quần thần vua chúa vô dụng để cảnh nước nhà ra nông nỗi này.