I. ĐỀ BÀI THAM KHẢO VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
Đề 1:
Bác Hồ lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩa của em về Người
Đề 2:
Nước ta có nhiều tấm gương vượt lên số phận, học tập thành công (như anh Nguyễn Ngọc Kí bị hỏng tay, dùng chân viết chữ; anh Hoa Xuân Tứ bị cụt tay, dùng vai viết chữ; anh Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt đã tự học, trở thành nhà thơ; anh Trần Văn Thước bị tai nạn lao động, liệt toàn thân đã tự học, trở thành nhà văn,…). Lấy nhan đề “Những người không chịu thua số phận”, em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của mình về những con người ấy.
Đề 3:
Việt Nam tuy điều kiện kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển, nhưng đã có nhiều học sinh đoạt huy chương vàng tại các cuộc thi quốc tế về toán, lí, ngoại ngữ,… Năm 2004, sinh viên Việt Nam lại đoạt giải vô địch cuộc thi Robocon châu á tại Hàn Quốc. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về hiện tượng đó.
Đề 4:
Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng. Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác xuống… Em hãy đặt một nhan đề gọi ra hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy nghĩ của mình.
II. DÀN Ý THAM KHẢO VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
Đề 1 – Viết bài tập làm văn số 5
Mở bài:
Giới thiệu sơ qua về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khẳng định Người là một người lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Đồng thời còn là một danh nhân văn hóa thế giới, một anh hùng giải phóng dân tộc.
Thân bài:
a) Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người vĩ đại, một lãnh tụ anh minh của một dân tộc:
– Ngay từ khi còn trẻ, Bác đã có một tình yêu nước nồng nàn, yêu nước, thương dân. Bác ra đi tìm đường cứu nước từ khi còn rất trẻ, chỉ mới 20 tuổi.
– Để tìm đường cứu nước, Bác đã bôn ba 30 năm nơi xứ người. Bác phải làm đủ mọi công việc dù thấp kém nhất, nặng nhọc nhất.
– Bác không ngừng học hỏi, trau dồi đạo đức, kiến thức, giác ngộ Cách mạng, chủ nghĩa Mác – Lê-nin
– Là người trực tiếp lãnh đạo nhân dân kháng chiến trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
– Mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc, phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
b) Chủ tịch Hồ Chí Minh còn có cách ứng xử, lối sống giản dị, dành trọn tình yêu cho đất nước, nhân dân
– Bác quan tâm tới tất thảy mọi người, từ trẻ nhỏ, thanh – thiếu niên đến những người cao tuổi.
– Dù là lãnh tụ của dân tộc nhưng Bác sống rất giản dị, mộc mạc, đơn sơ
+ Ăn uống đạm bạc, chỉ có cá kho, canh rau muống, cà muối
+ Quần áo giản dị, vài ba bộ đơn bạc, không màu mè hoa mỹ, guốc mộc, dép cao su,…
+ Bác ở nhà sàn, không xa hoa, lãng phí
=> Đó là tấm lòng vì nước, vì dân, không xa hoa khi nhân dân còn thống khổ.
c) Bác là một người nghệ sĩ, một danh nhân văn hóa thế giới:
– Bài báo “ Những Người cùng khổ” đã như một ngòi nổ mạnh mẽ, vạch trần bộ mặt giả dối, tội ác dã man của thực dân Pháp lúc bấy giờ.
– Bác còn là nhà văn ,nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam
+ Những tập thơ sáng tác trong lúc khổ đau, tù đày: “Nhật ký trong tù”, “Cảnh khuya”
+ Hai bản luận cương chính trị nổi tiếng: “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” và” “Tuyên ngôn Độc lập”
+ Hành văn dứt khoát, đậm chất chính trị
+ Các dẫn chứng thuyết phục, dễ hiểu, đi từ những lời tuyên ngôn của thế giới đến các bằng chứng tại Việt Nam
+ Lí lẽ sắc bén, logic, lay động lòng người
d) Tình cảm của mọi người dân dành cho Bác và suy nghĩ của thế hệ trẻ:
– Nhân dân luôn yêu mến, cảm phục và có lòng biết ơn sâu sắc tới vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
– Người đa đc tôn vinh là lãnh tụ cách mạng kiệt xuất, một người chiến sĩ hòa bình, một danh nhân văn hóa thế giới.
– Dù đã ra đi nhưng Người vẫn sống mãi trong trái tim của triệu triệu người dân Việt Nam.
– Liên hệ thế hệ trẻ
+ Không được lãng quên quá khứ, cần biết ơn và trân trọng quá khứ
+ Học tập, tu dưỡng, nâng cao tri thức và đạo đức để trở thành một công dân có ích
+ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề và bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
Đề 2 – Viết bài tập làm văn số 5
Mở bài:
– Việt Nam là một đất nước trải quan nhiều cuộc chiến tranh, bị tàn phá nặng nề. Chúng ta đang trên đà phát triển đất nước. Vậy nhưng lại có nhiều hiện tượng đáng lên án, phê phán trong đời sống.
– Trong đó, lãng phí là một hiện tượng phổ biến, rất đáng lo ngại trong cuộc sống.
Thân bài
a) Giải thích về hiện tượng
– Lãng phí là một tình trạng, hiện tượng con người thực hiện, tổ chức một công việc nào đó. Việc này gây ra sự tốn kém, hao tổn một cách vô ích.
b) Phân tích hiện tượng
* Biểu hiện:
– Lãng phí của cải, vật chất, nhân lực, thời gian… trên mọi phương diện của cuộc sống. Nó diễn ra với nhiều đối tượng khác nhau.
+ Lãng phí ở cấp độ nhỏ, vi mô (cá nhân, gia đình) như:
Tổ chức cưới hỏi, tang lễ rầm trong gia đình là rất lãng phí, không cần thiết…
+ Lãng phí ở cấp độ lớn, vĩ mô (các cấp, ngành, cả xã hội) như:
Các cuộc hội thảo, hội nghị, các dịp mít tinh, kỉ niệm, các lễ hội… không cần thiết. Chúng gây tốn kém rất nhiều tiền của, phung phí nhưng chất lượng lại không được như mong muốn. Có những dự án mang cỡ quốc gia được đầu tư nhiều tiền của. Thế nhưng lợi nhuận thu về thấp, thậm chí là âm.
+ Lãng phí trong giới trẻ ngày nay:
– Nhiều bạn trẻ lãng phí khi chạy theo “mốt”. Họ đua nhau sắm xe, điện thoại, quần áo… không cần thiết. Trong khi cuộc sống còn khó khăn, cha mẹ vất vả nhưng bản thân lại rất ăn diện.
– Lãng phí thời gian, tuổi trẻ, cơ hội. Chúng ta cứ đâm đầu vào những thú vui hão huyền, không lành mạnh. Game, truyện, thậm chí chất kích thích mà không lo nghĩ cho tương lai.
* Nguyên nhân:
– Do bản thân mỗi người thiếu ý thức. Bản thân có thói quen phô trương, đua đòi, chạy theo hình thức.
– Bản thân không xác định được mục tiêu của mình ở tương lai. Ta chỉ biết vùi vào trong các thú vui trước mắt.
* Tác hại
– Thiệt hại lớn về vật chất, của cải, tiền bạc
– Từ đó gây ra thiếu thốn, nợ nần, không có điều kiện để đầu tư cho tương lai.
– Lãng phí thời gian – thứ quý giá nhất của con người. Sau này khi nhìn lại, ta lại chỉ thấy niềm hối hận, tiếc nuối khôn nguôi. Trong khi bạn bè đã tích luỹ tri thức, kinh nghiệm thì bản thân lại ở vạch xuất phát.
* Biện pháp:
+ Tuyên truyền, giáo dục mỗi người nên tiết kiệm, không lãng phí.
+ Bản thân mỗi người cần phải biết đầu tư cho hiện tại và tương lai. Không nên sa vào các thú vui phù phiếm.
c) Bài học nhận thức và hành động
– Nhận thức: Lãng phí là một hiện tượng đáng lên án và phán. Bởi lẽ nó gây hại đến không chỉ cá nhân mà toàn xã hội.
– Hành động:
+ Bản thân cần thực hành tiết kiệm từ sinh hoạt hàng ngày.
+ Cần biết sử dụng thời gian một cách hợp lí. Chúng ta nên xác định mục đích, lí tưởng sống của mình. Từ đó có thể chuyên tâm học hỏi, trau dồi để theo đuổi khát vọng và đam mê của mình.
Kết bài:
– Chống lãng phí không là chuyện của một cá nhân, một gia đình, một tập thể nào… mà đã là vấn đề của toàn xã hội. Đặc biệt là là trong giai đoạn toàn cầu đang đối mặt với khủng hoảng kinh tế.
– Sống tiết kiệm, giản dị cũng là sống đẹp. Vì nó sẽ mang lại những điều tích cực, tốt đẹp cho cuộc sống.
Đề 3 – Viết bài tập làm văn số 3
Mở bài:
– Hiếu học là một truyền thống lâu đời của dân tộc ta.
– Trích dẫn nhận định: Việt Nam tuy điều kiện kinh tế hạn chế, cơ sở vật chất chưa phát triển, nhưng đã có nhiều học sinh đoạt huy chương vàng tại các cuộc thi quốc tế về toán, lí, ngoại ngữ,… Năm 2004, sinh viên Việt Nam lại đoạt giải vô địch cuộc thi Robocon châu á tại Hàn Quốc.
Thân bài:
a) Lý giải nhận định rút ra vấn đề nghị luận
– Lý giải nhận định:
Việt Nam là một đất nước còn nhiều khó khăn. Mặc dù cơ sở vật chất còn hạn chế nhưng đã có nhiều học sinh đoạt huy chương vàng tại các cuộc thi quốc tế. Không chỉ vậy, chúng ta còn chứng tỏ tinh thần hiếu học lâu đời và sự quan tâm tới giáo dục. Nhờ đó, một thế hệ trẻ sáng tạo, vươn lên đã được giáo dục rất tốt.
– Rút ra vấn đề nghị luận: Qua đây, ta đã được tinh thần hiếu học của cả người Việt. Đó chính là truyền thống lâu đời và niềm tự hào của đất nước. Cũng là sự khẳng định đanh thép cho sức mạnh của trí tuệ Việt Nam.
b) Bình luận: Vai trò, tầm quan trọng của tinh thần hiếu học
– Tinh thần hiếu học của người dân Việt Nam đã được thể hiện từ thời xa xưa.
– Chúng ta ai cũng hiểu được vai trò của giáo dục. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phồn vinh của cả một quốc gia.
– Sự hiếu học đã giúp đất nước có được một nguồn nhân lực sáng tạo, tài năng, giỏi giang.
– Việc mở rộng sự tiếp thu tri thức của nhân loại đã được áp dụng vào thực tiễn. Từ đó giúp cho đất nước phát triển toàn diện. Nhân dân ta có thể sánh vai cường quốc năm châu
c) Đưa ra dẫn chứng, mở rộng, nâng cao
– Nguyễn Hiền – cậu học trò nhỏ hiếu học trở thành trạng nguyên khi mới 13 tuổi. Hay các tấm gương vượt khó Cao Bá Quát, Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn… đã khẳng định tinh thần hiếu học của dân tộc.
– Không chỉ quá khứ mà còn có hiện tại. Chùn ta ai cũng biết tới cậu bé thần đồng Nguyễn Ngọc Nam. Em là tác giả, dịch giả trẻ tuổi nhất Việt Nam với nhiều tác phẩm như: Tôi tư duy, tôi thành đạt; Tớ đã học tiếng Anh như thế nào; Những con chữ biết hát. Cậu còn đạt 8.0 IELTS và 107/120 điểm TOEFL IBT.
d) Mở rộng, nâng cao, phê phán
Bên cạnh những tấm gương ấy, thực tế vẫn có nhiều người không đề cao việc học. Họ chểnh mảng, lười nhác, học như chơi, không nghiêm túc trong việc học.
– Bài học cho bản thân:
+ Mỗi người cần phải nỗ lực cố gắng hết mình, ra sức rèn luyện, học tập thật tốt. Chúng ta cần trau dồi để không phụ công ơn sinh thành, công ơn dạy dỗ.
+ Hơn cả là vì chính bản thân, vì tương lai của mình.
+ Từ đó góp phần xây dựng đất nước phát triển, phồn thịnh, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Kết bài:
– Hiếu học là một đức tính tốt, cần phát huy của dân tộc Việt Nam.
– Không chỉ học lý thuyết mà còn cần thực hành để vận dụng. Phấn đấu hết sức mình cho tương lai và ngày mai vào đời.
Đề 4 – Viết bài tập làm văn số 5
Mở bài:
– Trong cuộc sống thực tại, một trong những nguyên nhân quan trọn làm cho Trái Đất biến đổi khí hậu cũng như môi trường bị ô nhiễm là vứt rác bừa bãi. Mọi người thường vứt ra đường phố hay những nơi công cộng.
Thân bài:
a) Biểu hiện:
– Vứt rác ra đường hay những địa điểm công cộng là một thói quen thường xuyên xảy ra. Chùn ta có thể thấy nó rất phổ biến trong đời sống xã hội:
+ Trong rạp chiếu phim, trong xe khách, ngoài vườn thú, công viên,… người ta vẫn thản nhiên vứt túi ni lông, tàn thuốc… mà không cần suy xét
+ Thậm chí dù là trong trường học, học sinh cũng vẫn vứt rác bừa bãi. Các em vứt trong ngăn bàn, sân trường, cầu thang… dù cho thùng rác có rất nhiều
+ Tại các khu du lịch nổi tiếng, mọi người vẫn vứt rác bừa bãi. Dù cho có được dọn dẹp, các biển báo cấm vứt rác, lượng giác ở đây vẫn rất nhiều.
=> những điều này không phải là thiểu số. Chúng ta có thể thấy nó diễn ra nhan nhản khắp nơi. Tạo ra một mỹ quan xấu xí trong mắt các du khách nước ngoài.
b) Nguyên nhân:
Chủ quan:
– Do những thói quen đã có từ lâu đời của người Việt
– Do sự thiếu hiểu biết, dân trí chưa cao
– Do việc thiếu ý thức chủ động giữ gìn vệ sinh môi trường chung.
– Do sự lười nhác, ích kỉ, không vì việc chung
Khách quan:
– Do đất nước ta còn lạc hậu, nghừo nàn
+ Hạn chế các phương tiện thu gom rác. Thậm chí ở nhiều nơi không có thùng rác, người thu gom rác.
+ Chưa có sự tuyên truyền hợp lý, đánh vào tâm lý người dân
– tại nhiều thành phố lớn, thời gian thu rác không hợp lý. Thường thu rác vào giờ hành chính nên người dân không có mặt ở nhà để vứt rác. Do vậy dẫn đến việc vứt rác bừa bãi.
– Chưa có những chế tài xử phạt nghiêm khắc việc gây ô nhiễm môi trường
c) Tác hại/ hậu quả:
– Gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng tới phát triển bền vững.
– Phát sinh nhiều bệnh tật, thậm chí tạo thành dịch bệnh, gây sức khoẻ giảm sút, tốn kém tiền bạc…
– Ảnh hưởng đến mĩ quan, mất đi vẻ xanh-sạch-đẹp của môi trường. Nhiều nơi còn trở thành “địa điểm chết” do môi trường bị phá hoại trầm trọng.
– tạo thành một dây chuyền, hiệu ứng xấu. Người dân sẽ thấy rằng, việc vứt rác bừa bãi là phổ biến nên bản thân cũng không có Ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường.
– Gặp khó khăn đối với ngành du lịch. Ấn tượng của du khách nước ngoài vì con người và môi trường Việt Nam sẽ xấu đi. Kinh tế vì vậy cũng sụt giảm.
* Ý kiến đánh giá, bình luận:
– Việc vứt rác bừa bãi là một hành động thiếu văn hóa, dân trí thấp, cần lên án.
– Việc này chứng tỏ người dân chưa có ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường. Cũng như vẫn chưa có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng. Thậm chí là cuộc sống của chính bản thân mình và những người thân yêu.
– Do vậy, mỗi người cần phải rèn cho mình tinh thần một trách nhiệm cao. Đồng thời nần cao ý thức bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
– cần tuyên truyền mạnh mẽ, quyết liệt về việc bảo vệ môi trường và ý nghĩa của nó.
– Về mặt pháp luật, nhà nước cần có những chế tài đặc biệt. Cần xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm bảo vệ môi trường. Các trường hợp nặng cần đưa ra mặt báo để người dân hiểu được tác hại của nó.
Kết bài:
– Việt Nam hy vọng sẽ trở thành một con rồng châu Á trong 35 năm tới. Vì vậy, bảo vệ môi trường là điều không thể không làm.
– là một người dân Việt Nam, chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi trường. Đây là sự góp tay đưa đất nước tiến lên.
Trên đây là một số dàn ý Viết bài tập làm văn số 5 chi tiết. Từ đó em có thể tham khảo cho bài viết của mình.
Tham khảo thêm: Viết bài tập làm văn số 3