Bài soạn Chương trình địa phương (phần Văn) – Ngữ văn 8 trang 127 gồm phần nhớ lại kiến thức về văn bản nhật dụng đã học và thực hành quan sát, tìm hiểu vấn đề tại quê hương, địa phương các em.

I. Chương trình địa phương (phần Văn) – Chuẩn bị ở nhà

Câu 1: Văn bản nhật dụng ở lớp 8 để cập đến những vấn đề gì?

– Môi trường: Thông tin về trái đất năm 2000

– Dân số: Bài toán dân số

– Bài trừ tệ nạn thuốc lá: Ôn dịch thuốc lá

chuong-trinh-dia-phuong-phan-van

Câu 2: Tự chọn một trong những vấn đề trên để phản ánh một khía cạnh nào đó của vấn đề ngay chính trên quê hương mình.

Bài mẫu: Tệ nạn hút thuốc lá điện tử ở học sinh

Lứa tuổi thiếu niên là một giai đoạn quan trọng để trẻ phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần. Đây cũng là giai đoạn trẻ có nhiều bồng bột với nhiều sai lầm, trong đó có việc sử dụng thuốc lá sớm, đặc biệt là thuốc lá điện tử. Không chỉ ở các thành phố lớn, mà ở quê em (Thái Nguyên) cũng có nhiều học sinh “đua đòi” hút thuốc lá khi mới chỉ học lớp 7.

Thực tế em chứng kiến nhiều học sinh tranh thủ giờ nghỉ tụ tập hút thuốc lá, thuốc lào mà thầy cô, cha mẹ không biết được. Đôi khi bị phát hiện thì chỉ sợ hãi ngay tại thời điểm đó và lại tìm nhiều cách để che giấu hành vi hút thuốc lá.

Nguyên nhân của việc học sinh hút thuốc là ngày càng nhiều là do cha mẹ bận rộn không quan tâm sát sao. Đồng thời số đông là do bạn bè lôi kéo, “đua đòi” theo bạn để chứng minh sự người lớn. Để ngăn chặn được hành vi này, em nghĩ phải cho các bạn học sinh thấy được những tác hại nguy hiểm của việc hút thuốc lá.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, thuốc lá điện tử gây ảnh hưởng đến sức khỏe nặng nên hơn so với thuốc lá (gói) truyền thống. Nếu sử dụng trong thời gian dài, người hút có thể mắc các bệnh nguy hiểm như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, lao, ung thư phổi, hen phế quản và các bệnh nghiêm trọng khác về tim mạch. Ngoài ra, người ta còn chỉ ra rằng, hút thuốc là có thể gây tổn thương AND và giảm khả năng sinh sản, ở cả nam và nữ.

Riêng đối với lứa tuổi học sinh thiếu niên, cơ thể chưa phát triển toàn diện về thể chất, vì vậy mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển nguy hiểm hơn là với người trưởng thành.

Để có thể kiểm soát, giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng hút thuốc lá ở lứa tuổi học sinh, thì cần sự phối hợp giao dục giữa nhà trường, giáo viên và gia đình. Theo em, nhà trường cần nâng cao nhận thức của các bạn về tác hại của thuốc lá thông qua các buổi học ngoại khóa. Các thầy cô phối hợp với phụ huynh quan sát, quan tâm và kiểm soát các hoạt động của các bạn học sinh trong và ngoài nhà trường. Việc kịp thời phát hiện hành vi xấu của các bạn học sinh để uốn nắn, hướng các bạn đến các hành vi có ích, lành mạnh là vô cùng quan trọng. Bởi nếu khi bạn đã nghiện thuốc lá, việc bỏ hẳn được thuốc không phải là điều dễ dàng làm được.

Hy vọng bài hướng dẫn soạn bài Chương trình địa phương (phần Văn) sẽ giúp các em chuẩn bị bài ở nhà kỹ càng hơn.