Phần 1: Tìm hiểu đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

Bước 1: Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận

Câu 1: Các đề văn nêu trên có thể xem là đề bài, đầu đề được không? Nếu dùng làm đề bài cho bài văn sắp viết có được không?

de van nghi luan va viec lap y cho bai van nghi luan

Gợi ý trả lời:

  • Tất cả các đề văn nêu trên có thể xem đề bài, đầu đề của văn bản, bài viết. Những đề này có thể làm đề bài cho bài văn sắp viết.

Câu 2: Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là đề văn nghị luận?

Gợi ý trả lời:

– Các bạn có thể căn cứ vào những đặc điểm sau để xác định là đề văn  nghị luận:

+ Đó là đề đó có những vấn đề trao đổi, bàn bạc và thảo luận.

+ Trong đề luôn yêu cầu người viết có ý kiến, quan điểm riêng về vấn đề đó. Ví dụ như trong đề Hãy biết quý thời gian; hay Không thể sống thiếu tình bạn… Mỗi người viết sẽ cần nêu ý kiến của mình. Đồng ý hay không đồng ý? Nếu đồng ý thì phải đưa ra luận cứ, dẫn chứng để thuyết phục người đọc người nghe theo. Hoặc ngược lại, nếu không đồng ý thì người viết cũng cần đưa ra những luận điểm, luận cứ xác thực để chứng minh cho người đọc và người nghe nghe theo.

Câu 3: Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối việc làm văn?

Gợi ý trả lời:

– Tính chất đề văn với việc làm văn có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp người viết đi đúng hướng, viết đúng chủ đề, không bị lan man. Đồng thời nó giúp người tăng kỹ năng viết mạch lạc, logic với người viết.

   Phần 2. Tìm hiểu đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

  1. a) Tìm hiểu đề văn Chớ nên tự phụ:

Câu 1: Đề nêu vấn đề gì?

Gợi ý trả lời:

  • Đề nêu lên vấn đề đó là không nên tự phụ. Giải nghĩa ra các bạn có thể hiểu là không nên kiêu căng, ảo tưởng về bản thân xem mình luôn là nhất rồi không xem trọng mọi người xung quanh.

Câu 2: Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì?

Gợi ý trả lời:

– Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây chính là tính tự phụ của con người trong cuộc sống.

Câu 3: Khuynh hướng tư tưởng của đề là khẳng định hay phủ định?

Gợi ý trả lời:

– Khuynh hướng tư tưởng của đề là phủ định, khuyên răn và nhắc nhở con người không nên tự phụ. Bởi tự phụ là một đức tính không tốt. Khiến con người không thể nhìn xa trông rộng mà chỉ biết có mình.

Câu 4: Đề này đòi hỏi người viết phải làm gì?

Gợi ý trả lời:

– Đề này đòi hỏi người viết trước hết phải hiểu đúng về tính tự phụ. Sau đó người viết phải có thái độ đúng mực với đức tính này. Đó là người viết cũng phải là người không tự phụ, biết khiêm tốn, khiêm nhường học hỏi người khác.

  1. b) Từ việc tìm hiểu đề trên, hãy cho biết: trước một đề văn, muốn làm bài tốt, cần tìm hiểu điều gì trong đề?

Gợi ý trả lời:

– Từ việc tìm hiểu đề trên, muốn làm bài tốt, các bạn cần xác định đúng vấn đề, đúng trọng tâm cần nghị luận.

– Đồng thời các bạn cần xác định đúng tính chất nghị luận.

Phần 3: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

Sau khi tìm hiểu các đặc điểm về đề văn nghị luận, các bạn bắt đầu vào thực hành lập ý cho bài văn nghị luận. Dưới đây là các bước lập ý cho đề bài: Chớ nên tự phụ.

 Bước 1: Xác lập luận điểm

 Câu 1: Đề bài Chớ nên tự phụ là luận điểm chính nêu lên tư tưởng, thái độ với thói tự phụ. Em có tán thành với ý kiến đó không?Nếu tán thành thì coi đó là luận điểm của mình và lập luận cho luận điểm đó?

Gợi ý trả lời:

  • Đề bài Chớ nên tự phụ là luận điểm chính nêu lên tư tưởng, thái độ với thói tự phụ. Em có tán thành với ý kiến đó.
  • Các bạn có thể lập luận cho luận điểm “Chớ nên tự phụ” đó là một thói xấu không tốt của con người. Nó gây tác hại tới lối sống của con người cụ thể như coi thường người khác, luôn cho mình đúng mà không biết lắng nghe ai. Dẫn đến, người có tính tự phụ luôn chỉ thấy mình mà không biết nhìn xa trông rộng. Vì thế, con người không có nên tính tự phụ hay còn có thể hiểu là không kiêu căng, tự cao, tự đại. Nên khiêm tôn, khiếm nhường.

Câu 2: Hãy nêu ra các luận điểm gần gũi với luận điểm của đề bài để mở rộng suy nghĩ. Cụ thể hóa luận điểm chính bằng các luận điểm phụ?

Gợi ý trả lời:

  • Các luận điểm phụ gần gũi với luận điểm chính và mở rộng suy nghĩ:

+ Khẳng định tính tự phụ là một đức tính xấu của con người

+ Biểu hiện của tính tự phụ

+ Tác hại của tính tự phụ với cuộc sống con người.

   Bước 2: Tìm luận cứ

Câu 1: Để lập luận cho tư tưởng “Chớ nên tự phụ”, thông thường người ta nêu các câu hỏi: Tự phụ là gì? Vì sao khuyên chớ nên tự phụ? Tự phụ có hại như thế nào? Tự phụ có hại cho ai?

Gợi ý trả lời:

  • Tự phụ là gì? Theo từ điển Tiếng Việt, tự phụ có nghĩa là sự kiêu căng, ảo tưởng về bản thân. Luôn xem mình là nhất, là đúng đắn rồi xem thường mọi lời nói, hành động của người khác. Người tự phụ thì luôn nghĩ rằng mình có quyền tuân thủ các quy định, chuẩn mực có trong gia đình và xã hội. \
  • Vì sao khuyên chớ nên tự phụ? Sở dĩ chớ nên tự phụ vì đây là một đức tính, thói quen xấu của con người.
  • Tự phụ có hại như thế nào? Những ai có tính tự phụ thường sẽ bị người khác cười chê, không yêu mến, xa lánh. Vì có tính tự phụ, không chịu lắng nghe người khác nên người đó thường không học hỏi thêm nhiều điều mà tự thu mình trong vỏ ốc cá nhân, dễ lạc hậu, chậm tiến hơn so với người khác.
  • Tự phụ có hại cho ai? Tự phụ có hại cho chính người mang đức tính đấy lẫn xã hội. Với người có tính tự phụ, thì tài năng có hạn nhưng cứ nghĩ mình là thiên tài nên người có tính tự phụ dễ sinh ra tính huênh hoang khoác lác. Dẫn đến không hiểu đúng đắn về bản thân, dễ bị người khác lợi dụng. Một xã hội có nhiều người tính tự phụ sẽ dẫn đến xã hội đó chậm tiến, không bao giờ tiếp thu những điều mới mẻ của xã hội khác…

Câu 2: Hãy liệt kê những điều có hại do tự phụ và chọn các lí lẽ, dẫn chứng quan trọng nhất để thuyết phục mọi người?

Gợi ý trả lời:

 Những điều có hại do tự phụ gây ra đó là với chính người có tính tự phụ thì sẽ nhận thức sai về bản thân và trở nên kiêu ngạo. Trong khi đó, với xã hội với mọi người thì chậm phát triển, các mối quan hệ dễ bị phá vỡ, không có sự tin tưởng lẫn nhau. Ví dụ dẫn chứng cụ thể như: Trong lớp, một bạn lớp trưởng rất tự phụ. Bạn luôn cho rằng mình giỏi nhất trong việc quản lý. Nên khi có bạn góp ý về việc quản lý lớp, bạn ấy không lắng nghe mà luôn bắt mọi người làm theo ý mình. Điều đó xảy ra thường xuyên, nên dẫn đến, cả lớp không nghe theo và mất đoàn kết.

Bước 3. Xây dựng lập luận

Câu 1: Nên bắt đầu lời khuyên “Chớ nên tự phụ từ chỗ nào?

Gợi ý trả lời: nên bắt đầu bằng cách nêu định nghĩa tự phụ là gì, biểu hiện của nó và tác hại của nó ra sao.

Câu 2: Dẫn dắt người đọc đi từ đâu tới đâu?

Gợi ý trả lời: Các bạn nên dẫn dắt người đọc tới những thực tế cuộc sống mà khi có người có tính tự phu.

Câu 3: Có nên bắt đầu bằng việc miêu tả một kẻ tự phụ với thái độ chủ quan, tự đánh giá mình rất cao và coi thường người khác không?

Gợi ý trả lời: Các bạn cũng có thể bắt đầu bằng việc miêu tả một kẻ tự phụ với thái độ chủ quan, tự đánh giá mình rất cao và coi thường người khác. Cách bắt đầu này cũng giúp văn bản của bạn có sức hút và sự sáng tạo. Ví dụ, bạn có thể bắt đầu bằng việc tả một nhân vật nào đó bạn biết có tính tự phụ. Sau khi miêu tả cụ thể thì cũng có thể đi đến định nghĩa về tính tự phụ và đúc kết lại những biểu hiện, tác hại của nó.

Câu 4: Hãy xây dựng trật tự lập luận để giải quyết đề bài?

Gợi ý trả lời:

  1. Định nghĩa tính tự phụ
  2. Tác hại của tính tự phụ
  3. Đề cao lối sống khiêm tốn, khiêm nhường, hòa đồng
  4. Phê phán thói xấu tự phụ của con người.

Phần 4: Luyện tập đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận

de van nghi luan va viec lap y cho bai van nghi luan

Dưới đây là phần tìm hiểu đề và lập ý cho đề bài: Sách là người bạn lớn của con người.

Bước 1: Tìm hiểu đề:

+ Vấn đề nghị luận: khẳng định ý nghĩa, vai trò to lớn của sách với đời sống con người.

+ Yêu cầu của đề: Đó là phân tích tác dụng của sách đối với nhận thức tinh thần và đời sống hàng ngày của con người. Từ đây, người viết đưa ra nhận định, khẳng định sách là người bạn không thể thiếu văng trong cuộc sống của người. Từ đó đưa ra lời khuyên nên đọc sách có ích như thế nào.

Bước 2: Lập ý cho đề bài

      Mở bài:

  • Các bạn có thể giới thiệu về sách. Ví dụ giới thiệu về lịch sử của sách. Từ khi con người hình thành thì cũng đã có sách. Sách đá, sách gỗ, sách vải…Từ ngàn xưa, cha ông ta đã luôn trân trọng sách.

Thân bài:

+ Phần này, các bạn nói về lợi ích của sách. Đó là sách đã góp phần đem đến một thế giới mới, đưa con người đi vào miền đất hiểu biết và khám phá những kiến thức phong phú.

+ Sách giúp giúp con người tích lũy kinh nghiệm, trau dồi khả năng bản thân.

+ Có thể nói, sách thân thiết như người bạn. Nó giúp con người thư giãn sau thời gian học tập làm việc căng thẳng, giúp ta cảm nhận được cái đẹp trong đời sống.

Kết bài:

+ Ở phần này các bạn nên đưa ra lời khuyên đó là nên biết trân trọng, yêu quý và đọc sách nhiều hơn. Cụ thể là dù là sách đọc, sách nói, các bạn cũng nên trân quý. Hãy dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để đọc sách. Đọc xong hãy giữ gìn cẩn thận.