Soạn Tôi yêu em Trang 59-60 Ngữ văn 11 Tập 2

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

(Soạn Tôi yêu em)

Câu 1(Soạn Tôi yêu em): Điệp khúc nào làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ? Bài thơ dường như là lời từ giã cho một mối tình không thành. Lời từ giã của Pu-skin có gì đặc biệt?

Trả lời:

+ Mở đầu bài thơ nhà thơ ngỏ lời “tôi yêu em” tiếng nói ấy được nhà thơ cất giữ bao lâu và đến khi bày tỏ thì nó đã bị từ chối, nhưng trái tim vốn chẳng nghe lời khi nó luôn có hình bóng ai đó. Điệp khúc “tôi yêu em” làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ.

Tám dòng thơ mà có đến ba lần điệp khúc tôi yêu em được láy đi láy lại ở dòng 1, 5, 7 và từng dòng thơ để nhấn mạnh ý. Điệp khúc tôi yêu em là giọng điệu chủ đạo của bài thơ, nó vang lên như tiếng lòng say đắm, mãnh liệt, vững bền của tình yêu thi sĩ đối với người yêu.

+ Bài thơ chính là lời từ giã cho một tình yêu không thành, bởi năm 1829 Pu-skin đã cầu hôn và bị từ chối, trong đau khổ mà lại còn rất yêu ông đã sáng tác bài thơ này để bày tỏ nỗi lòng của mình. Dù bị từ chối nhưng ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai nghĩa là nó vẫn còn trong trái tim nhà thơ.

+ Tuy nhiên nhà thơ biết rằng người con gái ấy không yêu mình vậy nên nhà thơ thà chịu đau một mình chứ không để cô gái mình yêu phải buồn bã hay khó xử. Lời từ giã xuất phát từ ý chí và con tim của nhà thơ, tuy rằng vẫn còn rất nhiều tình cảm nhưng nhà thơ đành buông tay. Tuy vậy, nhà thơ rất cao thượng với tình yêu của mình, tuy bị từ chối nhưng vẫn cầu mong những điều tốt đẹp cho người yêu của mình đây là cách hành xử cao đẹp trong tình yêu.

=> Đó là lời giã từ không chỉ đẹp, mà còn vươn tới giá trị tinh thần cao đẹp của loài người

Câu 2(Soạn Tôi yêu em): Giọng điệu trữ tình chuyển biến như thế nào từ hai câu 1-2 sang hai câu 3-4 và từ hai câu 5-6 sang hai câu 7-8? Diễn biến tâm trạng phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện tinh tế ra sao?

Trả lời:

Trong những câu thơ đầu tác giả thể hiện tâm trạng mâu thuẫn giằng xé trong lòng:

“Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.”

Giọng điệu trữ tình trong bài thơ có những chuyển biến phong phú, trong đó bốn câu đầu thể hiện sự dồn nén, chế ngự của lí trí và bốn câu sau cảm xúc tuôn trào. Cụ thể, giọng điệu trong mỗi cặp câu như sau:

+ Từ câu 1- 2 sang câu 3- 4 có sự đổi hướng, đảo ngược được ngăn bởi từ “nhưng”. Giọng chậm rãi, thâm trầm, dè dặt bày tỏ tình yêu chân thành, âm ỉ.

– Cái “tôi” trong tâm hồn lúc này được soi rọi với chính mình, để thấy ngọn lửa tình vẫn bùng cháy

– Bên cạnh đó cũng có cái “tôi” muốn dùng lý trí để ngừng cảm xúc

– Tiếng nói trong sự phân vân bối rối có phần mạnh mẽ, dứt khoát

– Một sự dằn lòng, một sự chế ngự, một sự vượt lên

– Tâm hồn vươn lên, tìm tình yêu đích thực, xem yêu như hành vi trao tặng làm cho người mình yêu được hạnh phúc

+ Câu 3-4: giọng điềm tĩnh, đúng mực, vị tha, vừa quyết tâm vừa dồn nén.

– Tâm trạng nhà thơ ngay lập tức biến chuyển, mọi cảm xúc của nhà thơ đều kìm nén lại bị chi phối bởi lý trí, chỉ giữ trong lòng một mình đau khổ mà không làm người mình yêu phải bận tâm thể hiện qua câu 3-4. Đó là tình cảm cao đẹp có sự vị tha, và hi sinh không mong sự thụ hưởng của mình

+ Hai câu thơ 5- 6 mở đầu bằng “Tôi đã yêu em”

– Giọng điệu dồn dập, nung nấu, tự bạch những sắc thái đa dạng và mãnh liệt trong tình yêu đơn phương của nhân vật trữ tình thể hiện sự kìm nén cảm xúc, chế ngự nhưng xúc cảm vẫn trào dâng, da diết

– Cách ngắt nhịp đứt quãng, rối bời

=> Nhân vật trữ tình thành thực hết mức, không né tránh phân tích cùng kiệt tất cả những yếu đuối, bất lực, những góc tối tận đáy sâu tâm hồn. Tâm trạng của tác giả được thể hiện một cách tự nhiên, ngôn từ giản dị nhưng hết sức tinh tế.

+ Câu 7, 8: giọng điệu dịu dàng, đằm thắm, chân thành chúc phúc người mình yêu.

Câu 3(Soạn Tôi yêu em): Tại sao có thể nói hai câu kết là bất ngờ, hàm chứa nhiều ý vị?

Trả lời:

Hai câu thơ cuối của bài thơ quả thật rất bất ngờ và thú vị:

Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm,

Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.

– Hai câu kết cũng mở đầu bằng điệp khúc “tôi yêu em” nhưng không chỉ trở về quá khứ (đã yêu em) mà còn là sự tiếp nối liên tục hết sức đặc biệt từ quá khứ tới tương lai.

– Câu 7 khái quát tấm tình được diễn tả trong toàn bộ sáu câu trước đó (Tôi đã yêu em chân thành như thế đó, đằm thắm như thế đó). Câu thơ thể hiện bản lĩnh và tấm lòng tha thiết với người yêu của nhân vật trữ tình. Một lần nữa, ta thấy nhân vật trữ tình lại giữ lại tất cả những sầu khổ, dằn vặt cho riêng mình để chỉ dâng hiến cho bạn lòng tặng vật tốt đẹp nhất của tình yêu, đó là sự chân thành và đằm thắm.

Nếu như câu 5- 6 là sự dằn vặt, u buồn thì hai câu kết là sự thanh thoát, hóa giải sự nuối tiếc, xót xa, để tự tin kiêu hãnh với tình yêu của mình. Thì hai câu thơ cuối thể hiện tấm chân tình của nhân vật tôi. Câu 7 chuyển ý đến câu 8 bằng một so sánh tương ứng: Cầu cho em lại được ai khác yêu em cũng chân thành như tôi đã yêu em, đằm thắm như tôi đã yêu em. Cho thấy nhân vật trữ tình vượt lên trên sự ích kỷ để cầu mong người yêu được hạnh phúc

Đó là những cung bậc cảm xúc cao nhất của tình yêu: chân thành, mãnh liệt, đằm thắm. Ai cũng muốn người mình yêu chỉ thuộc về mình, đó là sự ích kỉ dễ hiểu nhưng nhân vật trữ tình đã ứng xử rất cao thượng, quyết định từ bỏ để người mình yêu đến với người khác. Và đó là lời chúc phúc cảm động và bất ngờ: “Cầu em được người tình như tôi đã yêu em”.

⇒ Thể hiện tình yêu cao cả và tấm lòng vị tha của tác giả.

Câu 4(Soạn Tôi yêu em): Bài thơ gợi cho anh (chị) những cảm nghĩ gì về tâm hồn Pu-skin và về tình yêu?

Trả lời:

+ Cảm nghĩ sau khi đọc bài thơ:

Tôi yêu em là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Pu-skin “tôn vinh phẩm giá của con người với tư cách là Con Người” (Bi-ê-lin-xki). Thơ Puskin thường không trang sức rực rỡ cầu kỳ, vẻ ngọc của những bài thơ sáng lên chủ yếu ở xu hướng vươn tới cái cao cả trong tâm hồn và tư tưởng.

Bài thơ là tiếng nói thầm kín yêu thương và hết sức chân thành của nhà thơ dành cho người con gái của mình. “Tôi yêu em” được nhắc lại ba lần ở đầu dòng của bài thơ thể hiện tình yêu chân thành đằm thắm của nhà thơ. Một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha.

Một tình yêu dù đau khổ nhưng hết sức mãnh liệt, thì ra khi đã yêu chân thành con người ta chỉ muốn giành những điều tốt đẹp nhất cho người mình yêu dù bản thân có đau khổ thế nào! Tình yêu là tình cảm đẹp đẽ của con người nhưng không phải ai cũng gặp được hạnh phúc trọn vẹn. Tình yêu đích thực chính là sự hi sinh và vị tha.