Người lái đò sông Đà là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Tuân. Phân tích hình tượng con sông Đà, chúng ta sẽ thấy được vẻ đẹp kỳ vĩ của non sông, đất nước. Đi kèm với đó là lòng yêu nước sâu sắc và tha thiết của con người nói chung và tác giả nói riêng.
Bài mẫu phân tích
Nguyễn Tuân sinh năm 1910 và mất năm 1987. Ông là tác giả có phong cách nghệ thuật độc đáo với cuộc đời đi tìm cái đẹp. Là người tài hoa nên các tác phẩm của ông cũng mang màu sắc thú vị và đầy ấn tượng.
Người lái đò sông Đà được sáng tác vào năm 1960. Đây là tác phẩm tiêu biểu thể hiện phong cách thơ ca của Nguyễn Tuân. Thông qua hình tượng sông Đà, tác giả muốn ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên. Đồng thời, nội dung còn thể hiện tình yêu cái đẹp, yêu quê hương của tác giả.
Bằng con mắt quan sát tinh tường, Nguyễn Tuân đã thành công mô tả hình tượng con sông Đà với hai sắc thái khác nhau.
- Luận điểm 1: Sông Đà hung tợn được diễn tả ở thượng nguồn
Mở đầu tùy bút là hình tượng sông Đà xuất hiện với vẻ dữ dội và hung tợn. Cảnh đá bờ sông được miêu tả “dựng vách thành” ở phía thượng nguồn. Vách đá ấy “chẹt lòng sông như một cái yết hầu“. Tất cả khiến dòng nước phải xoáy vào “ruột đất” mà chảy. Điều này cho thấy được sự sâu thẳm của lòng sông. Người ngồi trên đò đi qua giữa trưa nhưng lại thấy lạnh. Khi lòng sông mở ra thì lại tạo thành những ghềnh hang cây số náo động như cơn bão tố. “Hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng cuồn cuộn… suốt cả năm“. Những từ ngữ gợi hình được sử dụng tinh tế để thể hiện sự hung tợn của sông Đà. Những cái hút nước thì xoay sâu như cạm bẫy nguy hiểm có thể làm chết người. Dòng nước có sức mạnh ghê gớm được tác giả lột tả chân thực. Hình ảnh con thuyền được đưa vào “Thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi” để thể hiện sự nguy hiểm của dòng nước nơi đây. Đi kèm với sự nguy hiểm là những âm thanh gầm thét như “rừng lửa cũng gầm thép với đàn trâu da cháy bùng bùng” khiến con người càng e sợ hơn.
Bãi đá ngầm thì như thạch trần được bày công phu với ba trùng vây kiên cố. Mỗi trùng vây được thiết kế riêng như sơ đồ đầy bí ẩn. Khi thuyền lạc vào sâu thạch trận thì chỉ có lành ít mà thôi. Bằng hệ thống ngôn từ đầy độc đáo và biện pháp nhân hóa, tác giả đã thành công thể hiện hình ảnh thuyền lọt khỏi hai vòng vây trước. Đồng thời, sông Đà lúc này hiện lên như con thủy quái vô cùng ghê rợn.
- Luận điểm 2: Hình ảnh sông Đà với nét trữ tình ở hạ lưu
Bên cạnh vẻ hung tợn, sông Đà còn hiền hòa mang nét trữ tình riêng. Dòng sông thu vóc dáng mềm mại như áng tóc mun “dài ngàn ngàn“. Áng tóc đó được nhà thơ miêu tả bằng ngôn từ tinh tế nhất giữa trời hoa Ban nở ở Tây bắc. Mặt nước sông Đà lúc này trong xanh như màu xanh ngọc bích. Mùa hạ thì dòng nước phù sa “lừ lừ chín đỏ”. Mỗi mùa sông Đà lại mang vẻ đẹp riêng vô cùng ấn tượng. Những cánh bướm, cánh chuồn chuồn thi nhau bay lượn xung quanh.
Khung cảnh mặc dù khá bình dị nhưng lại nên thơ và đẹp đến lạ. Đẹp nhất có lẽ là khi mặt sông yên vắng như “nỗi niềm cổ tích xưa“. Những chiếc thuyền trôi vào đây như lạc vào thế giới thần tiên.
Cảnh vật hiện ra vô cùng đẹp đẽ với hình ảnh “đàn cá dầm xanh quẫy vọt“, “búp cỏ gianh đẫm sương đêm“,… Những hình ảnh ấy đã khiến cho sông Đà trở nên thơ mộng hơn trong lòng người. Con người khi bước chân vào cũng cảm giác ấm áp trong lòng như gặp lại cố nhân sau bao xa cách.
- Luận điểm 3: Nghệ thuật “đắt giá” được sử dụng trong tác phẩm Người lái đò sông Đà
Để thể hiện thành công vẻ đẹp của sông Đà, Nguyễn Tuân đã sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa,… Những biện pháp này đã giúp cho hình tượng con sông Đà sinh động và ấn tượng hơn. Thêm vào đó, nhà văn đã thành công khiến người đọc tưởng tượng được cảnh hùng vĩ, bao la của thiên nhiên Tây Bắc qua cách dùng từ ngữ độc đáo.
Đặc biệt, với thể loại tùy bút cùng với giọng văn đậm chất trữ tình, người đọc đã phần nào cảm nhận sâu sắc hơn tâm tình của tác giả.
Lời kết
Phân tích hình tượng con sông Đà, chúng ta sẽ thấy được tình yêu quê hương của tác giả. Đồng thời, qua đó, mỗi người sẽ cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của dòng sông Đà giữa khung cảnh đất trời Tây Bắc.
Phantich.com.vn luôn sẵn sàng chia sẻ những bài phân tích hay về văn học, thơ,…để quý bạn đọc tham khảo. Nếu thấy hữu ích, hãy ấn nút chia sẻ để thông điệp này đi xa hơn nữa. Cảm ơn quý vị đã bỏ thời gian đọc xong bài phân tích về hình tượng con sông Đà của Nguyễn Tuân.