Truyện Kiều của Nguyễn Du là một trong những tác phẩm thuộc thể loại truyện thơ kinh điển nhất trong nền văn học Việt Nam. Mỗi trích đoạn là một câu chuyện thơ đầy hấp dẫn về những nhân vật điển hình trong xã hội phong kiến. Nói đến Truyện Kiều không thể không nhắc tới hình tượng Từ Hải, nhân vật anh hùng thời loạn. Việc phân tích Chí khí anh hùng Ngữ văn 10 sẽ giúp các bạn cảm nhận sâu sắc hơn về hình tượng nhân vật độc đáo này.
Phần mở bài
Trước khi đi vào phân tích Chí khí anh hùng Ngữ văn 10, các bạn cần giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều.
Theo đó, Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc Việt Nam và là danh nhân văn hóa thế giới được UNESSCO vinh danh. Ông cũng là một trong những cây đại thụ của nền học trung đại. Truyện Kiều của ông được dịch ra 9 thứ tiếng như Anh, Pháp, Đức, Séc, Ba Lan, Nga, Nhật, Trung Quốc. Truyện Kiều có sức ảnh hưởng rất lớn tới đời sống văn hóa của người Việt từ bao đời nay. Người ta không chỉ đọc thơ Kiều mà còn ngâm Kiều, vịnh Kiều, lẫy Kiều, bói Kiều… Các nhân vật trong Kiều trở thành những hình tượng điển hình được người đời sử dụng để ví von. Như Sở Khanh là chỉ những kẻ chuyên lọc lừa người khác. Tú Bà chỉ những người làm nghề buôn bán phụ nữ, dùng nghề mại dâm…
Đoạn trích Chí khí anh hùng sử dụng trong chương trình Ngữ văn 10 nói kể lại cảnh Từ Hải và Kiều từ biệt sau nửa năm sống hạnh phúc. Ở đây, độc giả bắt gặp một Từ Hải anh hùng với khát vọng và chí lớn vẫy vùng bốn biển. Đồng thời cũng gặp một Thúy Kiều dịu dàng, ân cần.
Phần thân bài chi tiết phân tích Chí khí anh hùng Ngữ văn 10
- Luận điểm 1: Từ Hải và khát vọng lên đường
Sau khi anh hùng Từ Hải ra tay cứu mỹ nhân Thúy Kiều khỏi lầu xanh, cả hai đã trải qua nửa năm bên nhau hạnh phúc mặn nồng. Nhưng Từ Hải vốn là một trang nam tử hán đại trượng phu, trong lòng luôn nuôi chí lớn vẫy vùng khắp năm châu bốn biển nên không chịu an phận thủ thường. Dù vô cùng yêu thương Thúy Kiều nhưng cũng đến lúc Từ Hải phải từ biệt. Phân tích Chí khí anh hùng Ngữ văn 10, ngay từ những câu thơ đầu nhà thơ đã cho độc giả thấy hoàn cảnh của cuộc chia ly:
“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương
Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”
Tác giả Nguyễn Du cho biết rằng vợ chồng Từ Hải- Thúy Kiều đương có nửa năm hương lửa thắm nồng. Thế nhưng cũng chính lúc đó, chàng đã “thoắt” động lòng bốn phương. Từ Hải ra đi để mong mỏi làn nên sự nghiệp lớn. Ở đây, tác giả Nguyễn Du vẽ ra hình ảnh Từ Hải là một người “trương phu”, mang hàm ý ngợi ca khâm phục chí khí anh hùng. Qua đây, độc giả có thể Từ Hài hiện ra với dáng vẻ thật đĩnh đạc, oai nghiêm của một võ tướng. Không như kẻ thường nhân, anh hùng luôn cư xử dứt khoát, quyết đoán nên dù đang đương cảnh mặn nông, Từ Hải đã “thoắt” cái, đã nhanh chóng dứt lòng thỏa chí tung hoàng bốn phương. Đây cũng là lý tưởng sống cho một thế hệ con người thời bấy giờ, không thích rang buộc chuyện gia đình mà thích mưu sự nghiệp phi thường.
Ở bốn câu thơ này, nhà thơ Nguyễn Du còn thể hiện khát vọng lập nghiệp của Từ Hải qua tư thế, dáng vẻ lúc ra đi. Ông tả Từ Hải “Trông vời trời bể mênh mang”. Đây ý nói về tầm nhìn xa trông rộng và những nghĩ suy lớn lao của bậc anh hùng. Thế nên dù cho chỉ đi có một mình nhưng Từ Hải vẫn với phong thái thật ung dung, tự tại “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”. Chàng một mình một ngựa, dung mãnh hiên ngang đi liền một mạch, không hề bịn rịn, luyến lưu.
- Luận điểm 2: Tâm tình giữa Thúy Kiều và Từ Hải trước lúc chia ly
Trước khi Từ Hải dứt khoát ra đi, chàng và Thúy Kiều đã dành thời gian nói lời từ biệt.
“Nàng rằng: Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”
Nghe tin Từ Hải ra đi như sét đánh bên tai, bất ngờ và đau đớn nhưng Kiều vẫn từ tốn ân cần nói lời hay lẽ phải với chồng. Nàng không chỉ xem Từ Hải là chồng mà còn là ân nhân cứu mạng, tri âm tri kỷ. Do đó, dẫu biết rằng đi với chàng sẽ gặp muôn vàn khó khăn nhưng nàng vẫn không muốn rời xa chàng. Nếu chàng không thể ở thì nàng sẽ đi với chàng. Nàng đưa ra lý lẽ “phận gái chữ tòng”. Nàng ý thưc được bổn phận của mình nên quyết đi theo Từ Hải để nâng khăn sửa túi cho chồng.
Thế nhưng Từ Hải là một anh hùng có chí lớn, trước tấm lòng của Kiều, Từ hải đáp lại:
“Từ rằng: Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”
Từ Hải không chỉ xem Thúy Kiều là vợ mà còn là một tri âm tri kỷ. Chàng biết Kiều hiểu mình hơn ai hết, nên khuyên nàng hãy thoát khỏi sự yếu đuối, ủy mị của nữ nhi thường tình để xứng đáng là bạn, là vợ của một anh hùng. Vì thế, chàng hứa, khi nào có mười vạn tân binh, “Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường”, khi công thành danh toại, tạo được tiếng vang trong trời đất thì mới rước nàng nghi gia. Khi đó, chàng sẽ cho nàng một danh phận, giúp cuộc sống của nàng hạnh phúc viên mãn. Chàng không muốn người con gái mình yêu thương phải chịu khổ cực.
“Bằng nay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”
Phân tích Chí khí anh hùng Ngữ văn 10 tới đây đây ta có thể thấy, anh hùng dù lạnh lùng, dứt khoát đến đâu vẫn có trái tim biết yêu thương. Vì yêu Kiều, muốn từ chối khéo mong muốn đi theo của Kiều, chàng đã vẽ ra viễn cảnh cuộc sống gian khó khổ cực trước mắt như thế nào. Từ Hải nói rõ rằng, nếu Kiều theo, chàng sẽ không thể toàn tâm toàn ý cho cuộc sống của nàng được đủ đầy. Vì thế, như bao người đàn ông khác, chàng khuyên nàng ở lại đợi chờ. Chàng hẹn thời gian cụ thể là một năm sau sẽ thành công và trở về bên nàng. Qua đây, ta có thể thấy nhà thơ miêu tả Từ Hải là một người chồng vô tâm lý còn Thúy Kiều cũng là một người vợ hết mực biết lắng nghe.
- Luận điểm 3: Lòng quyết tâm ra đi của Từ Hải
Cả đoạn trích không hề nói về sự bi lụy nhưng độc giả vẫn cảm nhận được tình cảm chân thành giữa Từ Hải và Thúy Kiều. Cuộc chia tay của họ không đơn thuần chỉ là cuộc chia ly giữa những cặp vợ chồng mà là sự tiễn biệt của những người bạn tri âm tri kỷ. Người đi tin tưởng người ở lại sẽ đợi chờ còn người ở lại tin tưởng người ra đi chắc chắn sẽ thành công. Bởi thế, hai câu cuối thể hiện lòng quyết tâm của Từ Hải một cách dứt khoắt, quyết liệt:
“Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”
Ở hai câu thơ này, tác giả Nguyễn Du đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ “chim bằng”. Theo quan niệm người xưa, đây là loài chim quý, tượng trưng cho những người anh hùng với chí khí dung mãnh, kiên cường và khát vọng lớn lao. Hai câu thơ như vẽ ra trước mắt người đọc cảnh một dung tướng phi ngựa nước đại ra đi, tấm áo choàng tung bay trong gió, bụi mịt mù dưới vó ngựa phong sương.
- Luận điểm 4: Nghệ thuật đặc sắc
Phân tích Chí khí anh hùng Ngữ văn 10 độc giả không thể không nhắc tới những biện pháp nghệ thuật độc đáo được sử dụng trong bài. Đó là hình ảnh ước lệ tương trưng, lối đối thoại để thể hiện tính cách nhân vật. Đặc biệt, bút pháp xây dựng hình tượng người anh hùng qua hành động, lời nói và dáng điệu vô cùng độc đáo và sắc bén.
Kết bài
Có thể nói, phân tích Chí khí anh hùng Ngữ văn 10 một lần nữa, giúp độc giả hiểu hơn về lý tưởng sống của những trang nam tử hán đại trượng phu thời loạn. Đồng thời, cảm nhận rõ hơn tấm chân tình của nhân vật Từ Hải dành cho Thúy Kiều, cũng như cảm phục trước tài năng chí lớn của hai tâm hồn tri âm tri kỷ. Với câu từ độc đáo, cùng hình ảnh đặc sắc và nhịp điệu thơ phóng khoáng, đoạn trích đã thành công khi vẽ nên khung cảnh cuộc chia ly đầy thi vị và chất chứa bao ước mơ hoài bão.