Phân tích bài phú sông bạch đằng đoạn 1

Mở bài

Một vài nét về Trương Hán Siêu cần nắm bắt trước khi phân tích bài phú sông bạch đằng đoạn 1 giúp hiểu toàn diện hơn về tác phẩm. Trương Hán Siêu quê ở Phúc Am, An Khánh, Ninh Bình. Ông là một nho sĩ chân chính, một nhân vật lịch sử lớn thời thịnh Trần. Trương Hán Siêu từng hai lần tham gia cuộc khánh chiến chống quân Nguyên lần hai và lần ba.

Không chỉ có tài quân sự, Trương Hán Siêu còn có học vấn uyên bác, là một nhà Nho bổi tiếng đương thời. Ông rất được trân trọng trong suốt nhiều triều vua Trần. Ông cũng có đóng góp lớn cho hai bộ sách lớn của dân tộc cùng với Nguyễn Trung Ngạn, đó là Hình luật thư (pháp luật) và Hoàng triều đại điển (điển lễ). Hai bộ sách này là cơ sở pháp luật và lý luận cho việc trị nước của các triều đại bấy giờ.

Trước khi đi vào phân tích bài phú sông bạch đằng đoạn 1, ta cần biết rằng, thi phẩm này của Trương Hán Siêu được đánh giá là một kiệt tác văn chương của nền văn chương cổ Việt Nam. Nội dung bao trùm tác phẩm là lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc đồng thời mang chứa các triết lý lịch sử sâu sắc.

Tác phẩm được viết theo thể loại Phú, một thể tài văn học có nguồn gốc từ Trung Quốc từ thời Xuân Thu Chiến Quốc.  Thể loại này phát triển muộn ở Việt Nam nhưng cũng có thành tựu lớn. Trong đó Phú sông Bạch Đằng được coi là một tác phẩm đỉnh cao của tài hoa viết phú Trương Hán Siêu.

phan-tich-doan-1-phu-dong-bach-dang-doan1-2

Thân bài

Luận điểm 1: Cảm xúc dâng trào của nhân vật khi đứng trước sông Bạch Đằng

Trong chiều dài lịch sử Việt Nam, con sông Bạch Đằng là một chứng nhân lịch sử oai hùng. Bởi lẽ đó, sông Bạch Đằng trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho các tác giả của văn học Việt Nam giai đoạn trung đại. Và qua những trang viết về sông Bạch Đằng, các nhà thơ, nhà văn Việt Nam đã ghi lại một phần lịch sử, văn hóa Việt Nam đáng tự hào.

“Phú sông Bạch Đằng” được Trương Hán Siêu viết theo thể phú, với văn vần xen lẫn văn xuôi. Tuy nhiên, phân tích bài phú sông bạch đằng đoạn 1 có thể thấy, bài phú này không tuân theo niêm luật của thể loại phú Đường luật, điều này mang đến sự phóng khoáng, giàu tính nhạc và dễ truyền đi trong dân chúng cho “Phú sông Bạch Đằng”.

Thiên nhiên là đối tượng mà nhiều thi nhân xưa nay đều dựa vào để thả bầu tâm sự, để thể hiện ý niệm thời đại, để thỏa chí nhìn ngắm giang sơn. Tuy nhiên, mỗi người thể hiện những cái nhìn khác nhau. Nếu Cao Bá Quát thường bày tỏ tâm tình bất đắc chí, Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm đến thiên nhiên để thể hiện những quan niệm đạo lí, quan niệm sống sâu sắc, và sau này, Bác Hồ vẫn thường xem thiên nhiên là người bầu bạn trong những năm tháng gian khổ; thì khi phân tích bài phú sông bạch đằng đoạn 1 ta biết được, Trương Hán Siêu đứng trước thiên nhiên thể hiện khát vọng được ngao du thiên hạ của bản thân cũng như thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Trong một lần dạo chơi trên sông Bạch Đằng (một nhánh sông nằm ở địa phận giữa Quảng Ninh và Hải Phòng- dòng sông đã ghi dấu nhiều chiến công hiển hách trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc) Trương Hán Siêu đã sáng tác bài phú. Qua nhân vật “khách”, tác giả thể hiện cái nhìn và cảm nhận về vẻ đẹp phóng khoáng của con sông. Tuy nhiên ta có thể hiểu “khách” ở đây chính là tác giả. Và ngay từ mở đầu bài thơ, tác giả đã giới thiệu kẻ khách là một người yêu thích tự do tự tại, ngao  du thiên hạ:

Khách có kẻ:

Giương buồm giong gió chơi vơi,

Lướt bể chơi trăng mải miết.

phan-tich-doan-1-phu-dong-bach-dang-doan-1

Để biết rằng, kẻ “khách” là người phóng khoáng ra sao, đam mê du ngoại ra sao, tác giả đã liệt kê nhiều địa danh đã từng qua cũng như qua hiểu biết. Trong đó, có các địa danh nổi tiếng Trung Quốc như: : sông Nguyên, sông Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, Đầm Vân Mộng.

“Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương,

Chiều lần thăm chừ Vũ huyệt.

Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt.

Nơi có người đi, đâu mà chẳng biết.

Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều,

Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.”

Câu “Nơi có người đi, đâu mà chẳng biết” hay “tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết
thể hiện hoài bão lớn lao được đi xa ngàn dặm và tâm hồn tự do, khoáng đạt của kẻ khách. Ngoài các địa danh ở Trung Quốc kể trên, nhân vật khách “giữa dòng buông chèo” đến các địa địa danh của đất Việt tự hào như: cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng. Qua phân tích bài phú sông bạch đằng đoạn 1 có thể thấy, khách là người yêu thiên nhiên lại hiểu biết phong phú và đặc biệt là say mê thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên:

Bèn giữa dòng chừ buông chèo,

Học Tử Trường chừ thú tiêu dao.

Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều,

Và với lòng yêu thiên nhiên say đắm, bằng sự quan sát và chiêm ngưỡng tinh tế, nhân vật khách đã miêu tả cảnh sắc của sông Bạch Đằng một cách chân thực, sống động và mang nhiều vẻ đẹp biến hóa khác nhau:

Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều.

Bát ngát sóng kình muôn dặm,

Thướt tha đuôi trĩ một màu.

Nước trời một sắc, phong cảnh: ba thu.

Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu

Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô.

Trong những câu thơ trên, sông Bạch Đằng hiện lên với vẻ đẹp hùng vĩ và cũng đầy hiểm trở với “song kình muôn dặm”. Nhưng xứng đáng là một dòng sông lịch sử, bên cạnh vẻ tráng hùng, sông Bạch Đằng còn hiện lên đầy mĩ lệ, trữ tình “thướt tha đuôi trĩ một màu”. “Đuôi trĩ” ở đây được hiểu là những đoàn thuyền đang nối đuôi nhau đang lặng lẽ trôi trên sông vượt qua những đợt sóng dữ dội.

Khi phân tích bài phú sông bạch đằng đoạn 1 ta thấy, đất trời và sông nước Bạch Đằng hòa hợp làm một sắc, cả bầu trời và mặt nước có một màu xanh trong, phong cảnh “ba thu” nghĩa là ở độ chín nhất của mùa thu ở tháng thứ ba. Cảnh sắc thiên nhiên này, gợi ra một không gian thơ mộng nhưng cũng mang nét đượm buồn. Đó là hình ảnh bờ lau, bến lách. Các tính từ “san sát”, “đìu hiu” gợi tả sự cô quạnh, hoang vắng, đượm màu tang thương của cảnh vật. Nó là sự nhắc nhở rằng, sông Bạch Đằng là một chiến địa sinh tử trong những cuộc chiến chống giặc ngoại xâm của đất Việt, nơi đây đã từng có bao người ngã xuống, dưới lòng sông còn “chìm giáo gãy”, trên gò còn “đầy xương khô”. Đây là những chứng lịch sử của một dân tộc hào hùng, nhưng cũng khiến cho lòng người đau xót, tiếc thương.

Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu.

Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,

Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!

Xuôi dòng Bạch Đằng, tâm trạng của nhân vật khách cũng biến đổi theo cảnh vật. Nếu trước đó là những dòng thơ thể hiện niềm tự hào vì những chiến tích vang dội, thì giờ đây là nỗi buồn thương vì những chết choc do chiếng tranh gây ra. Cùng với đó, tác giả cũng thể hiện nỗi niềm hụt hẫng khi những giá trị lịch sử dần mai một theo thời gian. Các đừ gợi tả tâm trạng trực tiếp như “buồn”, “thương”, “tiếc” đã khắc họ rõ nét nỗi lòng ảm đạm, sự ngậm ngùi của kẻ khách trước phong cảnh sông Bạch Đằng.

Giá trị nghệ thuật của bài “Phú sông Bạch Đằng”

Phân tích bài phú sông bạch đằng đoạn 1 cũng như đọc toàn bộ tác phẩm, ta nhận thấy Trương Hán Siêu đã sử dụng một bố cục chặt chẽ với cấu tứ đơn giản cho thi phẩm.

“Phú sông Bạch Đằng” có lời văn linh hoạt, dù theo thể phú nhưng không tuân theo quy tắc Đường luật phù hợp để truyền tụng trong đại chúng. Tác giả cũng xây dựng các hình tượng nghệ thuật sinh động, có tính gợi hình đồng thời giàu ý nghĩa biểu tượng.

Ngôn từ trong tác phẩm mang vẻ trang trọng, tráng lệ và cũng lắng đọng, giàu suy tư. Một điểm quen thuộc của văn học cổ nói chung và “Phú sông Bạch Đằng” nói riêng là việc sử dụng các điển tích, điển cố giàu sức gợi; tiêu biểu trong đoạn 1 là: điển cố như: Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Đầm Vân Mộng, Tử Trường,…

Kết luận

Như vậy, với việc phân tích bài phú sông bạch đằng đoạn 1 ta thấy, tác giả Trương Hán Siêu đã mang đến cho người đọc nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Từ cảm giác sảng khoái bởi chí ngao du của khách đến niềm tự hào về chiến công vẻ vang của dân tộc, đến niềm tiếc thương cho những mất mát, hy sinh và nỗi lòng nặng trĩu khi những giá trị lịch sử đang phai mờ dần. Cũng từ đoạn 1 bài “Phú sông Bạch Đằng”, người đọc nhận thức được trách nhiệm giữ gìn những giá trị lịch sử, sống biết ơn những hy sinh xương máu vì một đất nước việt Nam độc lập, hòa bình hôm nay.