Soạn Hai đứa trẻ Trang 94-101 Ngữ văn 11 Tập 1
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
(Soạn Hai đứa trẻ)
Câu 1(Soạn Hai đứa trẻ): Cảnh vật trong truyện đã được miêu tả trong không gian và thời gian như thế nào?
Trả lời:
+ Cảnh vật trong truyện được miêu tả trong không gian và thời gian như sau:
– Không gian trong tác phẩm là khung cảnh nơi một phố huyện nghèo trước Cách mạng tháng Tám: vào buổi tan chợ, những tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ, từng tiếng một đã vang lên để gọi buổi chiều, nó hiện lên trong một không gian ở phố huyện… Đây là một không gian thực.
– Ngoài ra, trong truyện còn đề cập đến không gian hồi tưởng của chị em Liên – đó là không gian cuộc sống gia đình Liên và An còn ở Hà Nội; và không gian mở tưởng – nơi Hà Nội xa xăm, tấp nập, sáng rực, huyên náo và hạnh phúc.
– Thời gian là một biểu chiều tàn, có tiếng trống thu không, ếch nhái kêu ran ngoài đồng; ở chợ mọi người đang chuẩn bị ra về sau buổi buôn bán. Tiếp theo đó là bóng tối của màn đêm bao phủ “một đêm tối tịch mịch”.
– Cảnh vật lúc chiều tàn thật xác xơ, trên mặt đắt vương vãi những rác rải, lũ trẻ nhanh chóng nhặt nhạnh, bòn mót. Một không gian gợi cảm giác u buồn cho người đọc.
Câu 2(Soạn Hai đứa trẻ): Thạch Lam đã miêu tả cuộc sống và hình ảnh người dân phố huyện ra sao?
Trả lời:
– Cuộc sống của phố huyện vào buổi chiều thật tẻ nhạt, khi chợ vãn lúc này chỉ còn rác và hình ảnh hai chị em Liên và An, những hình ảnh đèn thắp sáng nhỏ trong quán của Liên thấp thoáng hiện lên.
– Lúc này con người xuất hiện chỉ là điểm tô thêm cho cuộc sống ở nơi đây, những người còn lại duy nhất lúc này là những người đang bươn trải kiếm sống những người bán hàng về muộn, họ đang thu xếp hàng hóa và tranh thủ nói với nhau dăm ba câu chuyện để tiếp tục những câu chuyện dang dở.
+ Chị Tí mò cua bắt tép, tối đến dọn hàng nước dưới gốc bàng; dọn hàng từ chập tối cho đến đêm “chả kiếm được bao nhiêu?”. Thằng cu bé con chị Tí – xách điếu đóm và khiêng 2 cái ghế trên lưng ở trong ngõ đi ra trông thật tội nghiệp.
+ Bà cụ Thi hơi điên, cười khanh khách, ngửa cổ ra đằng sau, uống một hơi cạn sạch cút rượu, lảo đảo lần vào bóng tối.
+ Vợ chồng bác xẩm “tiếng đàn bầu bần bật”, thằng con bò ra đất…
+ Bác phở Siêu gánh hành đi trong đêm, tiếng đòn gánh kĩu kịt, bóng bác mênh mang… Phở của bác là món quà xa xỉ mà chị em Liên không bao giờ mua được.
=> Mỗi người, một cảnh đời, một nỗi bất hạnh, nhưng đều là những con người nhỏ bé, tội nghiệp, đáng thương. Cuộc sống của họ nghèo khổ họ vẫn bươn trải và kiếm từng đồng để có tiền bươn trải lo cho cuộc sống của mình.
– Con người phố huyện âm thầm, lạnh lẽo. “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”. Cách viết nhẹ nhàng, đầy xót thương, thấm một nỗi buồn thấm thía. Đó là tình cảm nhân đạo của Thạch Lam.
Câu 3(Soạn Hai đứa trẻ): Phân tích tâm trạng Liên, An trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống phố huyện.
Trả lời:
+ Tâm trạng của Liên và An trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống phố huyện:
– Ngồi trước cửa hàng, chị em Liên cảm nhận về buổi chiều quê bằng những cảm giác rất riêng, vừa buồn, vừa gắn bó.
– Có lẽ chính bởi thế mà Liên mới cảm thấy cái “mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng cúa ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc” là “cái mùi riêng của đất, của quê hương này”.
– Hoà hợp, gần gũi với thiên nhiên, hai đứa trẻ đã phát hiện ra bao biến thái tinh vi của nó: “An và Liên lặng ngước mắt lên nhìn các vì sao đế tìm sông Ngân Hà và con vịt theo sau ông Thần Nông”. Tâm hồn của chúng dường như có sự giao cảm, giao hoà với cây cỏ quê hương: “Qua kẽ lá của cành bàng, ngàn sao vẫn lấp lánh; một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoáng từng loạt một. Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu”.
– An và Liên lặng lẽ quan sát những gì đang diễn ra ở phố huyện với một cảm giác buồn mênh mang. Chúng xót xa, cảm thông chia sẻ với những kiếp người nhỏ nhoi sống lay lắt trong bóng tối cơ cực, đói nghèo mà kì thực chính cuộc sống của chúng cũng buồn tẻ và vô vị như thế. Liên và An chắc cũng mơ màng nhận ra điều ấy, phải chăng chính vì thế mà đêm nào hai chị em cũng cố thức để đợi chuyến tàu muộn của đêm.
Câu 4: Hình ảnh đoàn tàu trong truyện đã được miêu tả như thế nào? Vì sao hai chị em cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua phố huyện?
Trả lời:
+ Hình ảnh đoàn tàu trong truyện được miêu tả:
– Nhà văn đã miêu tả rất chi tiết hình ảnh đoàn tàu đêm đi qua phố huyện. Bắt đầu từ xa, khi xuất hiện ánh đèn ghi phía xa xa rồi đến âm thanh “tiếng còi” vọng lại… rồi con tàu vụt qua trong giây lát, chấm nhỏ của chiếc đèn xanh rồi đêm tối lại bao bọc xung quanh. Cách miêu tả này đã diễn tả được tâm trạng chờ đợi chuyến tàu của chị em Liên và những người dân nơi đây. Liên và An háo hức chờ đợi chuyến tàu để được sống lại những ngày quá khứ tươi đẹp và cũng là để thoát khỏi trong giây lát cuộc sống đơn điệu đến đáng sợ. Chuyến tàu là cứu cánh tinh thần cho những con người nơi đây.
+ Hai chị em cố gắng đợi tàu vì:
– Đợi tàu là đợi ánh sáng con tàu từ Hà Nội về mang theo.
– Con tàu gợi nhớ kỷ niệm tuổi thơ: ngày bố còn đi làm, mẹ nhiều tiền được hưởng những thức quà ngon lạ, được đi chơi bờ hồ, uống những cốc nước lạnh xanh đỏ.
– Đợi tàu là đợi những mơ tưởng. Với Liên, trong ký ức và hiện tại “Hà Nội xa xăm. Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo”.
– Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua”. Thế giới ấy khác hẳn đối với cuộc đời của Liên, của dân nghèo phố huyện, khắc hẳn vầng sáng ngọn đèn chị Tí và ánh lửa của bác Siêu.
Câu 5: Anh chị có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam?
Trả lời:
+ Đây là một truyện ngắn miêu tả rất tinh tế sự biến đổi của cảnh vật và diễn biến tâm trạng của nhân vật (nhất là nhân vật Liên). Cách miêu tả này góp phần quan trọng vào việc tạo nên không khí cho tác phẩm.
– Ông đã viết lên bài hai đứa trẻ với những hình ảnh nội tâm sâu sắc, ở đây bài đã thể hiện những hình ảnh đẹp về một đoàn tàu và những tâm trạng thổn thức của hai chị em, tạo một không gian tươi sáng.
– Giọng văn nhẹ nhàng, điềm tĩnh, khách quan; lời văn bình dị nhưng luôn ẩn hiện một tình cảm xót thương đối với những con người nghèo khổ, phải sống quanh quẩn, lam lũ, tối tăm. Giọng văn góp phần tích cực vào việc tạo nên một truyện ngắn giàu sắc thái trữ tình và đậm chất thơ.
– Truyện ngắn giàu sắc thái trữ tình và đậm chất thơ.
Câu 6: Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn phát biểu tư tưởng gì?
Trả lời:
+ Tư tưởng của nhà văn qua tác phẩm:
– Qua bức tranh hiện thực phố huyện nghèo nhà văn thể hiện sự cảm thông sâu sắc đối với con người vô danh. Cuộc sống nghèo không đáng sợ bằng cuộc sống đơn điệu và tẻ nhạt, không ước mơ. Những con người nghèo khó nơi phố huyện ấy dù nhọc nhằn đến đâu cũng vẫn ước mơ và hy vọng. Họ vẫn dọn hàng, vẫn chờ khách dù biết bán hàng chẳng được bao nhiêu. Và họ đợi chuyến tàu với biết bao nhiêu hy vọng.
– Đồng thời, tác giả muốn lay tỉnh ở những tâm hồn uể oải, đang lụi tắt, đốt lên trong lòng họ ngọn lửa của lòng khao khát được sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn, thoát khỏi cuộc đời tăm tối đang chôn vùi họ. Đó là ý nghĩa nhân văn sâu sắc của ngòi bút Thạch Lam khi ông trân trọng những ước mơ nhân bản của con người trong cảnh đời cũ trước Cách mạng.
LUYỆN TẬP
(Soạn Hai đứa trẻ)
Câu 1: Anh/chị có ấn tượng sâu sắc với nhân vật nào, với chi tiết nghệ thuật nào trong truyện Hai đứa trẻ? Vì sao?
Trả lời:
+ Tác phẩm Hai đứa trẻ với những trang văn nhẹ nhàng, đã đọng lại cảm xúc trong mỗi người đọc. Mỗi nhân vật đều hiện lên với một cảm nhận về cuộc sống nơi phố huyện. Liên là một nhân vật như vậy, qua lăng kính của tâm hồn trẻ thơ, cô đã có những cảm nhận sâu sắc về cuộc sống và con người nơi cô đang gắn bó. Vì vậy Liên là nhân vật em ấn tượng nhất của truyện Hai đứa trẻ.
– Liên là một cô gái mới lớn đảm đang: ngày ngày bán hàng, cần mẫn trông coi gian hàng tạp hoá giúp mẹ; đêm đêm cố thức đợi chuyến tàu đêm để đợi khách mua hàng dù khách mỗi ngày mỗi hiếm. Liên thay mẹ chăm sóc em (trong cánh đợi tàu: Liên dịu dàng quạt cho em, vuốt tóc em…
– Liên là một cô gái mới lớn nhạy cảm, có lòng trắc ẩn: Liên nhận ra sự nên thơ, lặng lẽ, man mác buồn của cảnh chiều xuống và đêm về trên phố huyện nghèo; biết thương những đứa trẻ nghèo, ái ngại với những cảnh đời nghèo khổ quanh mình.
– Liên là một cô gái mới lớn có sự âm thầm khao khát một cuộc sống tươi sáng cho ngày mai: Liên gửi ước mơ của mình vào bầu trời (chiều và đêm), gửi niềm mong mỏi của mình vào chuyến tàu đêm đêm như chở một thế giới khác đi qua.
+ Chi tiết nghệ thuật gây ấn tượng trong truyện là hình ảnh đoàn tàu vút qua trong đêm:
– Nhà văn đã miêu tả rất chi tiết hình ảnh đoàn tàu đêm đi qua phố huyện. Bắt đầu từ xa, khi xuất hiện ánh đèn ghi phía xa xa rồi đến âm thanh “tiếng còi” vọng lại… rồi con tàu vụt qua trong giây lát, chấm nhỏ của chiếc đèn xanh rồi đêm tối lại bao bọc xung quanh. Đoàn tàu xa rồi, “Từ phía ga, bóng đèn lồng với bóng người đi về”, Liên cũng “gài cẩn thận và vặn nhỏ ngọn đèn đặt trên cái quả thuốc sơn đen”, Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng “một vùng đất nhỏ”.
– Hơn mười lần tác giả tả ánh sáng ngọn đèn đỏ le lói, tỏ mờ nơi phố huyện. Đó là những chi tiết không chỉ là tả thực mà còn mang ý nghĩa ẩn dụ – biểu tượng.
– Ánh đèn làm hiện ra một đời sống quẩn quanh của kiếp người phố huyện. Chúng gợi lên trong lòng người đọc một nỗi ám ảnh không dứt về niềm cảm thương và ái ngại cho những thân phận mòn mỏi, chìm khuất giữa tôi tăm ngay bên cạnh một cuộc sống đầy ánh sáng.
Câu 2: Hãy nêu những nét đặc sắc của phong cách nghệ thuật Thạch Lam qua truyện Hai đứa trẻ.
Trả lời:
+ Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam, điều đó thể hiện ở:
– Những trang viết vừa đậm đà yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn, chất thơ.
– Đặc biệt, truyện tiêu biểu cho loại truyện tâm tình của Thạch Lam (cái tình người chân chất nhẹ nhàng thấm sâu khắp thiên truyện; tập trung chú ý tới thế giới nội tâm của nhân vật, lối kể chuyện thú thỉ như tâm sự với người đọc).
– Truyện ngắn của Thạch Lam thường không có cốt truyện, đó là những dòng cảm xúc nhẹ nhàng, những rung động về cuộc sống của nhà văn.