Bài phân tích mẫu

Mở bài

Trong nền văn học Việt Nam không hề thiếu hình ảnh những dòng sông – đề tài đê làm văn chương, thơ ca. Tuy nhiên, hiếm có nhà văn nào miêu tả con sông với vẻ tâm huyết và chi tiết như Nguyễn Tuân qua hình ảnh cong sông Đà. Sông Đà của Nguyễn Tuân hoàn toàn khác với những dòng sông đìu hiu của “Bên Kia Sông Đuống” hay dòng sông buồn man mác, hoang vắng trong Tràng Gian của Huy Cận. Phân tích con sông đà hung bạo của Nguyễn Tuân hiện lên với vẻ hoang dại, hung bạo và mạnh mẽ. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, người đọc như được chứng kiến một con sông hung bạo cuồn cuộn ngay trước mắt, vừa thích thú, vừa sợ  hãi mà vừa tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên độc đáo của dân tộc.

Phân tích con sông đà hung bạo

Thân bài

Phân tích con sông đà hung bạo – Tác phẩm Người lái đò Sông Đà được sáng tác vào năm 1958 khi nhà văn có chuyến đi về miền Tây Bắc xa xôi rộng lớn. Ngoài việc thỏa mãn chí xê dịch, mục đích đi của Nguyễn Tuân là kiếm chất vàng của thiên nhiên và thứ vàng mười đã qua thử lửa của tâm hồn con người. Trong chuyến đi gian khó này, ông đã tìm được chất liệu tuyệt vời để viết lên tác phẩm Người Lái Đò Sông Đà, và trong tác phẩm ấy vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên – dòng sông Đà “ Độc bắc lưu” là hình ảnh ấn tượng và độc đáo nhất trong tác phẩm.

Bên cạnh vẻ đẹp trữ tình của dòng sông Đà, Nguyễn Tuân đã khắc họa lên hình ảnh vô cùng hung bạo của sông Đà. Một vẻ đẹp đi ngược với tự nhiên. Trong khi những con sông khác luôn chảy vể hướng Đông, thì chỉ có sông Đà chảy theo hướng Bắc. Đây chính là sự khẳng định cá tính độc đáo của Nguyễn Tuân trong dòng sông văn chương. Ông là một nhà văn có cá tính, nghệ thuật riêng và rất đặc sắc, lạ mang đến sự đa dạng phong phú cho nền văn học nước nhà.

  • Luận điểm 1: Hình ảnh con sông đà qua vẻ bên ngoài

Sông Đà hiện lên với  vách đá, những thành vách đá cao chẹt chặt lấy lòng sông hẹp “đá bờ sông dựng vách thành”. Đây là đoạn khúc giữa của lòng sông, nhỏ hẹp đến nỗi: “”Con hổ con nai có thể vọt qua sông, và chỉ cần nhẹ tay thôi cũng có thể ném hòn đá từ bờ bên này qua bên kia vách” hay “”Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè cũng thấy lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một cái khung cửa sổ nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện” Nghĩa là lòng sông không hề lớn, chỉ một cú nhảy của con hổ hay con nai cũng qua, ném nhẹ hòn đá từ bên này sang bên kia là được. Vậy mà thành vách đá cao lại ôm lấy dòng sông khiến dòng sông càng hun hút như đang đi vào cửa từ. Nguyễn Tuân đã quan sát rất kỹ, mặt sông chỗ ấy chỉ đúng lúc ngọ mới có mặt trời và khi nhìn lên trời thì không khác gì nhìn lên một cái khung cửa sổ.

Đây là sự so sánh vừa chính xác, tinh tế lại rất lạ lùng. Người đọc cảm giác như  nguyễn tuân lục lọi đến tận cùng cái kho ấn tượng ấy và phải tìm được một cách nói để làm kinh động người đọc. Đặc biệt, khi qua cái mặt sông ấy, cảm giác gió trên sông Đà cứ cuồn cuộn, lồng vào nhau, cảm giác vô cùng hoang vũ, lạnh lẽo và có chút rùng mình: “”Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm”. Ấn tượng nhất chính là hình ảnh dài hàng cây số, nghĩa là con sông Đà rất dài và với khung cảnh hoang dại như thế khiến cho khách đi đò cảm giác thời gian trôi quá chậm. Chưa kể, xung quanh là nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió… một lối diễn văn theo kiểu móc xích, cấu trúc trùng điệp và rất gợi hình ảnh. Khi đọc đến đoạn này, ta cảm thấy như dòng sông nhỏ hẹp bị bóp chặt bởi thành vách, xung quanh là tiếng sóng xô vào đá, tiếng gió rít qua như một âm thanh kì quái, dòng sông như muốn bóp chặt con người. Nếu không đủ bản lĩnh, gan dạ, có lẽ khó có thể đi qua được đoạn sông hun hút như thế này.

Chưa dừng lại, Nguyễn Tuân lại dẫn dắt người đọc đến các hình ảnh âm thành rùng rợn khác. Đó là tiếng kêu của nước nghe như tiếng cống cái bị sặc, chỗ giếng nước sâu ặc ặc lên hay  “những cái hút nước lôi tuột bè gỗ xuống hoặc hút những chiếc thuyền xuống rồi đánh chúng tan xác”. Đây là sự so sánh vô cùng độc đáo nhưng cũng khiến cho tinh thần người đọc bị uy hiếp. Những tiếng kêu rùng rợn, những chỗ nước sâu hun hút như bẫy người. Nếu không cẩn thận, cái chết có thể ập đến. Giữa thiên nhiên hoang dại, con người thực sự quá bé nhỏ. Trong khi đó, sông Đà vừa hoang dại lại vừa hũng vĩ, hai bên dòng sông đều là cửa tử, chỉ có những người lái đò giàu kinh nghiệm mới đi đúng cửa giữa để giữ mạng sống đi qua sông Đà.

  • Luận điểm 2: Âm thanh thác nước sông Đà.

Phân tích con sông đà hung bạo – Vẻ đẹp hoang dã của con sông đà còn hiện lên qua âm thanh của thác nước. Nguyễn Tuân giống như người nhạc trưởng điều khiển một dàn nhạc giao hưởng chơi thật hùng tráng bài ca của gió, thác nước xô đá. Âm thanh vừa “oán trách”, “van xin”, “khiêu khích”, mà lại “giọng gằn chế nhạo”. Nghĩa là thế giới âm thanh vô cùng sinh động. Nhưng trong các ngôn từ miêu tả âm thanh chỉ là sự rùng rợn mà thôi. Âm thanh hiện lên như một khúc nhạc bừng thét của thiên nhiên, nó có thể khiến nhưng người “yếu bóng vía” sợ hãi, nó như tiếng kêu của một cơn phấn khích, mạnh mẽ và man dại: “nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa”, “rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng” . Đây là một sự liên tưởng, so sánh vô cùng lạ và rất phong phú, thú vị. Âm thanh của thác nước được Nguyễn Tuân liên tưởng như âm thanh hoang dại nơi rừng hoang với những con mãnh thú đáng sợ hay lại như tiếng lửa cháy bùng bùn…. Thậm chí, khi đọc chúng ta còn tưởng đó là âm thanh kinh thiên động địa của một trận động đất kinh hoàng. Nguyễn Tuấn quá tài tình khi lấy lửa để tả nước, lấy rừng để tả sông. Nó càng khẳng định sự chơi ngông nghệ thuật, nghệ thuật ngược lại với những nhà văn cùng thời kỳ.

  • Luận điểm 3: Nghệ thuật nhân hóa

Hình ảnh con sông Đà hiện nên hoang dã, hung bạo như vậy một phần cũng nhờ nghệ thuật nhâ hóa của nguyễn tuân. Con sông đà không hề vô tri vô giác mà nó không khác gì tâm tính của một con người. Đặc biệt những hình ảnh “Cả một chân trời đá” mặt hòn nào trông cũng “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm”, “méo mó”. Những hòn đá vô trí nằm trên mép sông cũng được Nguyễn Tuân tả chi tiết, thổi hồn vào nó như hình ảnh những con người đang vô cùng khó chịu và hung hãn. Chúng vừa mang vẻ du côn lại vừa mang vẻ hoang dại, hung vĩ. Đặc biệt, khi hình ảnh những hòn đá bố trí Trùng vi thạch trận. Đó là những trận bẫy người đi qua, nguy hiểm nhất là trận Trùng vi thạch thứ 3 khi sông Đà sắp đặt bên phải bên trái đều là luồng chết, luồng sống ở ngay giữa. Có thể nói, hình ảnh con sông đà hiện lên không khác gì kẻ thù, chỉ một chút lơ là là nó sẽ dìm ngay những chiếc thuyền qua đó. Thậm chí, rất nhiều người lái đò không dám men theo những cái hút nước, thuyền nào cũng chèo nhanh để để lướt qua quãng ấy: “nhiều bè gỗ rừng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống”, “có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới”

Phân tích con sông đà hung bạo – Có thể nói, Nguyễn Tuân đã rất thành công khi khắc họa lên hình ảnh con sông Đà hung bạo, điều này càng tôn lên bút pháp tài hoa của ông. Con sông Đà trong mắt người đọc càng hung tợn đáng sợ bao nhiêu thì bút pháp của ông càng được ca ngợi bấy nhiêu. Nếu không thể hết mình vì nghệ thuật vì văn chương, làm sao Nguyễn Tuân có thể quan sát chi tiết, lựa chọn ngôn từ sắc bén và sự so sánh chính xác đến như vậy. Tất cả những từ ngữ sử dụng của ông đều rất độc, lạ, có phần gai góc, ấn tượng.

Kết bài

Dù chỉ viết về con sông nhưng có lẽ Nguyễn Tuân đã vận dụng kiến thức về quân sự, võ thuật, thể thao để làm nổi bật nên sự nham hiểm, xảo quyệt của sông Đà. Khép lại trang sách, ta vẫn cảm nhận đâu đây hình ảnh con sông đà hung tợn nhưng lại rất hùng vĩ, hoang dại, một vẻ đẹp thiên nhiên gai góc, ấn tượng và rất đáng để khám phá. Đồng thời, qua đây chúng ta càng ngưỡng mộ tài năng và sự hi sinh, cống hiến vì nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

>> Xem thêm: Phân tích hình ảnh người lái đò sông Đà chi tiết nhất 2021