Soạn Thực hành tiếng Việt trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Câu hỏi Thực hành tiếng Việt trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 2

Câu 1 trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Xếp các từ sau đây vào hai nhóm: từ ghép, từ láy.

mẫm bóng, hủn hoẳn, lợi hại, phành phạch, giòn giã

Trả lời:

– Từ ghép: mẫm bóng, lợi hại

– Từ láy: hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã

Câu 2 trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Các từ mẫm bóng, hủn hoẳn là sáng tạo của nhà văn Tô Hoài. Qua các từ đó, em hình dung như thế nào về ngoại hình của nhân vật Dế Mèn?

Trả lời:

Các từ mẫm bóng, hủn hoẳn là sáng tạo của nhà văn Tô Hoài. Qua các từ đó em hình dung về Dế Mèn có vẻ ngoài , khoẻ mạnh, tròn trĩnh, màu sắc đẹp, bóng bẩy.

Câu 3 trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Các thành ngữ chết ngay đuôi, vái cả sáu tay mà nhà văn Tô Hoài sáng tạo ra trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên có điểm gì khác những thành ngữ đã có sẵn như chết thẳng cẳng, vái cả hai tay? Theo em, thành ngữ nào phù hợp hơn đề nói về loài dế?

Trả lời:

– Các thành ngữ chết ngay đuôi, vái cả sáu tay mà nhà văn Tô Hoài sáng tạo ra trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên khác với những thành ngữ đã có sẵn như chết thẳng cẳng, vái cả hai tay ở chỗ nhà văn Tô Hoài đã thay thế cẳngbằng đuôi và sáu tay bằng hai tay.

– Theo em, thành ngữ mà Tô Hoài sáng tạo ra trong văn bản để phù hợp với loài dế, vì những từ được thay đổi linh hoạt cho phù hợp với đặc điểm ngoại hình của loài dế (dế có đuôi và sáu chân).

Câu 4 trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Tìm chủ ngữ là cụm danh từ trong những câu dưới đây:

a) Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. (Tô Hoài)

b) Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba. (Tô Hoài)

c) Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng hiện ra trước mắt em bé. (Cô bé bán điêm)

Trả lời:

a) Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. (Tô Hoài)

=> Chủ ngữ: Những cái vuốt ở chân, ở khoeo

b) Những gã xốc nổi thường lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba. (Tô Hoài)

=> Chủ ngữ: Những gã xốc nổi

c) Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng hiện ra trước mắt em bé. (Cô bé bán điêm)

=> Chủ ngữ: Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ

Câu 5 trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Xác định danh từ trung tâm và các thành tố phụ trong từng cụm danh từ làm chủ ngữ nói trên. Nêu tác dụng của việc mở rộng chủ ngữ.

Trả lời:

a) Chủ ngữ: Những cái vuốt ở chân, ở khoeo

 Thành phần phụ trước: Những cái

– Thành phần trung tâm: vuốt

– Thành phần phụ sau: ở chân, ở khoeo

b) Chủ ngữ: Những gã xốc nổi

 Thành phần phụ trước: Những

– Thành phần trung tâm:

– Thành phần phụ sau: xốc nổi

c) Chủ ngữ: Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng

*Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi

 Thành phần phụ trước: Hàng ngàn

– Thành phần trung tâm: ngọn nến

– Thành phần phụ sau: sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi

*rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng

 Thành phần phụ trước: rất nhiều

– Thành phần trung tâm: bức tranh

– Thành phần phụ sau: màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ hàng

=> Tác dụng của việc mở rộng chủ ngữ: diễn đạt đầy đủ, chi tiết, chính xác ý nghĩa mà người viết muốn truyền tải

Câu 6 trang 16 SGK Ngữ văn 6 tập 2: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên hoặc Ông lão đánh cá và con cá vàng, trong đoạn văn có sử dụng chủ ngữ là cụm từ. Xác định chủ ngữ là cụm từ trong đoạn văn đó.

Trả lời:

         Sau khi đọc câu chuyện cổ tích Ông lão đánh cá và con cá vàng em rất ấn tượng với nhân vật Người vợ của ông lão đánh cá. Vì qua hình tượng nhân vật này, tác giả đã lồng ghép nhiều câu chuyện về sự tham lam, bội bạc. Từ đó nhắn nhủ tới mọi người những bài học ý nghĩa sâu sắc. Những người lam tham, bội bạc không biết điểm dừng như Người vợ trong truyện sẽ bị trừng phạt thích đáng.

=> Chủ ngữ là cụm từ: Những người lam tham, bội bạc không biết điểm dừng như Người vợ trong truyện

Tham khảo thêm Thực hành tiếng Việt trang 41 – 42 Ngữ văn lớp 6 tập 1.

Tham khảo thêm Thực hành tiếng Việt trang 78 – 79 Ngữ văn lớp 6 tập 1.