Phân tích đoạn 1 bài phú sông bạch đằng sẽ sâu sắc hơn nếu người đọc có được cái hình dung khái quát về tác giả cũng như hoàn cảnh sáng tác bài phú.

Mở bài

Trương Hán Siêu có tự là Thăng Phủ, sinh ra ở miền quê Phúc Am, huyện An Khánh thuộc tỉnh Ninh Bình. Năm sinh của ông đến nay chưa rõ. Ông được biết đến là một nhân vật lịch sử và một nhà văn hóa lớn của thời thịnh Trần. Vì tài năng và đức tính, ông được nhiều đời vua Trần trân trọng và mời ra làm quan.

Trương Hán Siêu có đóng góp lớn không chỉ trong quân sự mà còn cùng Nguyễn Trung Ngạn sọan ra hai bộ sách lớn cho việc trị vì đất nước. Đó là Hình luật thư và Hoàng triều đại điển. Ông qua đời vào năm 1354, tại Châu Hóa. Sau khi ông mất, ông được truy tặng chức Thái phó và được thờ tự tại Văn Miếu quốc gia.

Suốt chiều dài lịch sử văn học nghệ thuật Việt Nam, có nhiều địa danh lịch sử trở thành nguồn cảm hứng sáng tác vô tận cho các tác giả. Một trong những địa danh đó là sông Bạch Đằng, nơi là chứng nhân của lịch sử chống quân xâm lược phương Bắc của dân tộc ta.

Và sông Bạch Đằng đã xuất hiện trong văn thơ của bao nhà văn, nhà thơ lỗi lạc như Nguyễn Trãi, Trần Minh Tông, Trương Hán Siêu, Nguyễn Mộng Tuân… Nhưng có lẽ thành công hơn cả là bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu. Đây là được xem là tác phẩm xuất sắc nhất của văn học Việt Nam Trung Đại.

Hoàn cảnh sáng tác

Hoàn cảnh sáng tác bài phú được cho là một lần vào khoảng năm mươi năm sau cuộc chiến chống quân Nguyên Mông, Trương Hán Siêu có dịp dạo chơi trên sông Bạch Đằng và tức cảnh tức tình thành phú. Cũng như nhiều nhà thơ, nhà văn khác thường tìm đến thiên nhiên để giãi bày tâm sự. Với Trương Hán Siêu, ông đứng trước sông Bạch Đằng để tỏ bày suy tưởng về những triết lý lịch sử đồng thời đưa người đọc đến với cảnh sông Bạch Đằng hùng vĩ, qua đó thể hiện cái thú ngao du ngắm cảnh của mình.

Trước khi đi vào phân tích, ta cũng cần hiểu thêm về thể loại phú. Phú là một thể loại văn học có nguồn gốc từ Trung Quốc, được cho là ra đời từ thời Xuân Thu Chiến Quốc. Sau đó phát triển rất nhanh và trở thành thể tài được các văn nhân sử dụng nhiều bậc nhất thời Hán. Tại Việt Nam, phú cũng là một loại văn chương cổ và cũng đạt được những thành tựu lớn. Các tác phẩm phú xuất sắc thời xưa có thể kể đến như: Cư trần lạc đạo phú của Trần Nhân Tông, Chí Linh sơn phú của Nguyễn Mộng Tuân, Lam Sơn Lương thủy phú của Lê Thánh Tông, Ngọc tỉnh liên phú của Mạc Đĩnh Chi,v.v. Và tất nhiên “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu ta không thể không kể đến.

Qua Phân tích đoạn 1 bài phú sông bạch đằng nói riêng và đọc hiểu toàn tác phẩm nói chung, ta thấy Trương Hán Siêu không chỉ ca ngợi chiến công vẻ vang của dân tộc, niềm tự hào về cảnh đẹp quê hương mà còn nỗi hoài niệm xót xa vì những hy sinh của thế thệ đã qua.

phan-tich-doan-1-bai-phu-song-bach-dang1

Thân bài

Phân tích đoạn 1 bài phú sông bạch đằng chi tiết

Tâm hồn khoáng đạt của nhân vật khách và vẻ đẹp của con sông Bạch Đằng lịch sử

Ngay đầu bài phú, nhân vật khách hay nói cách khác là tác giả đã chứng tỏ mình là một người có tâm hồ phóng khoáng, tự do tự tại:

 “Giương buồm giong gió chơi vơi

Lướt bể chơi tràng mải miết

Sớm gõ thuyết chừ Nguyên Tương

Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều

Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết”

Kẻ khách là người ham hiểu biết, biết đến và đã đi qua nhiều địa danh của Trung Quốc như: Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt. Các địa danh này không chỉ gợi ra một không gian rộng lớn mà còn cho thấy Trương Hán Siêu là người có tâm hồn khoáng đạt, luôn hướng đến rong ruổi bốn phương.

phan-tich-doan-1-bai-phu-song-bach-dang

Qua phân tích đoạn 1 bài phú sông bạch đằng, ta thấy kẻ khách đã đi đến nhiều nơi của đất Trung Hoa rộng lớn, nhưng những nơi ấy thực chất là những địa danh mang tính ước lệ lấy trong điển cố Trung Quốc. Mục đích của điều này là nói rằng ông cũng học nhà sử học nổi tiếng của Trung Quốc là Tử Trường – Tư Mã Thiên – người từng chu du khắp đất nước để viết nên bộ sử bất hủ. Dẫu là tưởng tượng, nhưng có thể nói, cảnh vật hiện lên rất hùng vĩ và quan trọng hơn, qua đó thể hiện được Trương Hán Siêu mang một tâm hồn yêu thiên nhiên và luôn khát khao khám phá, chiếm lĩnh nguồn tri thức vô tận: “Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.”

Bài Phú mở đầu với cuộc viễn du ngàn dặm của kẻ khách, nhưng dường như đó chỉ là cái phông, cái cớ để tác giả dẫn người đọc vào cái hùng vĩ của dòng sông Bạch Đằng lịch sử, nơi gợi ra trong kẻ khách nhiều cung bậc cảm xúc khi nghĩ về một thời đã qua:

Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều,

Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều.

Bát ngát sóng kình muôn dặm,

Thướt tha đuôi trĩ một màu.

Nước trời một sắc, phong cảnh: ba thu.

Lúc này, sông Bạch Đằng mở ra rộng lớn, hùng vĩ và muôn phần dữ dội, “Bát ngát sóng kình muôn dặm”. Nhưng bên cạnh đó cũng rất đỗi nên thơ “Thướt tha đuôi trĩ một màu”.

“Sóng kình” là một hình ảnh ẩn dụ thể hiện những lớp sóng dồn dập như những đàn cá lớn. Còn “đuôi trĩ” thì gợi ra những cánh buồm xuôi ngược, lớp lớp nối đuôi nhau trôi trên sông. Và sắc nước, màu trời thì hòa vào làm một với màu xanh trong ở cái đoạn chín muồi của mùa thu, là tháng mùa thu thứ ba. Đoạn thơ thể hiện niềm tự hào của tác giả về vẻ đẹp của núi sông quê hương.

Những cảm xúc dâng trào của kẻ khách khi dạo xuôi sông Bạch Đằng

Dẫu sông Bạch Đằng thơ mộng, hùng vĩ như vậy, nhưng cũng ẩn chứa không ít những nỗi buồn khiến người thi nhân hoài niệm:

Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu

Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô.

Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu.

Bởi vẫn còn đó dưới lòng sông Bạch Đằng bao giáo gãy, những gò vẫn đầy xương khô. Điều này là chứng tích của chiến trường năm xưa, nơi biết bao người phải ngã xuống, máu nhuốm đỏ dòng sông trong nhiều cuộc chiến chống kẻ thù xâm lược. Như Nguyễn Trãi có lần đi qua sông Bạch Đằng cũng đã tưởng tượng ra cảnh: “Ngạc chặt, kình băm non lởm chởm/Giương chìm giáo gãy biết bao tầng”.

Và dạo xuôi trên sông Bạch Đằng, trong Trương Hán Siêu còn hoài niệm về những anh hùng đã hi sinh. Nhưng qua thời gian, những chứng tích lịch sử dần phai mờ, dần bị lãng quên, như ông nói:

 “Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá

Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”

Ở bối cảnh khi tác giả sáng tác “Phú sông Bạch Đằng”, thì nhà Trần bấy giờ bắt đầu suy thoái, vì vậy cái nỗi buồn tiếc thương ấy của ông là niềm hoài thương cho một thời hào hùng, oanh liệt đã qua của triều đại, của dân tộc.

Phân tích đoạn 1 bài phú sông bạch đằng người đọc nhận ra, việc chu du thiên hạ của người thi nhân anh hùng không chỉ bởi để thỏa thú xê dịch, để bầu bạn với thiên nhiên, để giãi bày tâm sự mà còn là cách dể họ tìm về với quá khứ hào hùng cũng như tưởng nhớ những người vì giang sơn đã ngã xuống. Cũng bởi vậy mà cảm xúc ở hai câu thơ cuối đoạn một như một nốt trầm lặng, như một cái cúi mình mặc niệm, nuối tiếc và xót xa vì những mất mát của các thế hệ đã qua.

Và cũng qua đây, khi phân tích đoạn 1 bài phú sông bạch đằng, ta thấy được công lao to lớn của những người anh hùng thời nhà Trần. Đồng thời, đó cũng như một lời nhắc nhở người đọc, rằng, phải biết gìn giữ những thành tựu mà cha ông đã phải hy sinh để dành lấy; phải biết trân trọng cuộc sống yên bình hiện tại, bởi có biết bao người đã phải ngã xuống vì nền hòa bình như bây giờ.

Kết bài

Qua phân tích đoạn 1 bài phú sông bạch đằng, chắc hẳn trong chúng ta được gợi lên nhiều cung bậc cảm xúc, từ niềm tự hào về núi sông hùng vĩ và chiến tích một thời hào hùng của dân tộc đến niềm tiếc thương những người đã ngã xuống và rồi từ đó thêm trân trọng công lao của cha ông trong công cuộc dựng xây và giữ nước.