Quang cảnh chiều tối hay lúc hoàng hôn luôn khơi gợi trong lòng các thi nhân những xúc cảm và nguồn cảm hứng sáng tác dâng trào. Trong nền văn học Việt Nam đã có nhiều áng văn bất hủ về khoảnh khắc đẹp đẽ này của thiên nhiên. Phân tích bài thơ Chiều tối hay nhất dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về một tác phẩm và một tác giả nổi tiếng.

Mở bài

Trước khi đi vào phân tích bài thơ Chiều tối hay nhất trong tuyển tập Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta không thể bỏ qua phần giới thiệu về tác giả. Cái tên Hồ Chí Minh không còn xa lạ với mọi thế hệ người dân Việt Nam. Bác không chỉ là anh hùng dân tộc, là người cha già vĩ đại có công lớn trong việc khai sinh ra nước Việt Nam, mà Người còn là một nhà văn hóa, nhà thơ, nhà chính trị, nhà báo lỗi lạc. Trong suốt những năm tháng hoạt động Cách mạng, bên cạnh thời gian làm việc vì sự nghiệp giải phóng đất nước, Bác còn dành thời gian cho ra đời những áng văn chương bất hủ như Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù), Tuyên ngôn độc lập…

phan tich bai tho chieu toi hay nhat

Trong đó, tác phẩm Nhật ký trong tù là một trong những sáng tác đặc biệt và gây ấn tượng mạnh với độc giả. Tập thơ này ra đời trong hoàn cảnh có 1-0-2. Đó là thời gian từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu 1943, Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây (Trung Quốc).

Trong tập thơ ấy, bài Mộ (Chiều tối) là một trong những sáng tác có giá trị nghệ thuật và nội dung độc đáo. Bài thơ được Bác Hồ xuất khẩu thành ý khi đang trên đường bị giải đi chuyển nhà lao. Trong lúc tay chân Bác vẫn bị xiềng xích gông cùm. Thay vì ca thán, chán nản mệt mỏi, Bác đã tìm thấy cho mình niềm vui cuộc sống khi dõi mắt theo vẻ đẹp của thiên nhiên bao quanh và cuộc sống của người dân xóm núi. Đó cũng chính là nét đẹp đẽ trong nhân cách thanh cao, lớn lao của Hồ Chí Minh.

Mộ

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,

Cô vân mạn mạn độ thiên không.

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”.

Dịch thơ

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,

Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không;

Cô em xóm núi xay ngô tối,

Xay hết, lò than đã rực hồng”.

Thân bài chi tiết phân tích bài thơ Chiều tối hay nhất

Luận điểm 1: Hai câu đầu

Bài thơ được tác giả mở đầu việc phác hoạt một bức tranh cảnh chiều tối vô cùng nên thơ và yên bình. Đó là hình ảnh từng đàn chim bay về rừng tìm chốn ngủ. Và những đám mây trên bầu trời thì đang trôi nhẹ lững lờ. Đó là những dấu hiệu báo một ngày sắp bắt đầu kết thúc. Và vạn vật đang tìm về với không gian yên bình ấm cúng của mình.

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không

(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,

Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không)

phan tich bai tho chieu toi hay nhat

Âm điệu và hình ảnh trong thơ Hán nguyên bản của Bác đọc lên nghe thật gợi cảm gợi hình. Dù bản dịch thơ đã sát ý nhưng vẫn chưa thể làm toát hết ý nhị và vẻ đẹp trong ngôn từ mà Bác đã dùng bằng tiếng Hán. “Quyện” trong tiếng Hán nghĩa là mỏi mệ, chán chường. “Tầm” có hàm nghĩa là tìm kiếm. Ở đây, ý của Bác là những cánh chim sau một ngày rong ruỗi kiếm ăn, thì giờ đây trong khoảnh khắc của ngày tàn, chúng mỏi mệt trở về rừng để tìm chốn ngủ, nghỉ ngơi. “Cô” hàm ý nghĩa là lẻ loi, một mình. “Mạn mạn” hàm ý nghĩa chầm chậm, lửng lờ. “Thiên không” có nghĩa là không trung bao la, mênh mông rộng lớn. Vũ trụ bao la vẫn vẫn thế nhưng khi có những đám mây lẻ loi trôi nhẹ hững hờ thì càng khiến khoảng không ấy thêm mênh mang, vô tận.

Qua hai hình ảnh của thiên nhiên ấy, người đọc vừa cảm nhận được bức tranh phong cảnh thiên nhiên thật yên bình, đẹp đẽ. Nhưng đồng thời cũng thấu cảm được nỗi lòng của tác giả. Người đang bị giam cầm, đang bị giải đi trên đường và không biết bao giờ dừng lại, không biết bao giờ có ngày tự do. Không chỉ là nỗi lòng buồn cho thân phận của mình mà còn thương xót cho vận mệnh của đất nước. Ở nơi xa, Bác vẫn không ngừng nghĩ suy đến sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bác vẫn mong sao ở mảnh đất quê hương cũng có thiên nhiên tươi đẹp yên bình như lúc Người đang thấy. Phân tích bài thơ Chiều tối hay nhất của Hồ Chí Minh, độc giả có thể nhớ tới những buổi hoàng hồn đẹp mà buồn khác trong thơ ca Việt Nam như bài Cảnh chiều hôm của bà Huyện Thanh Quan: “Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn,/ Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn/ Gác mái ngư ông về viễn phố/ Gõ sừng mục tử lại cô thôn/  Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi/ Dặm liễu sương sa khách bước dồn/ Kẻ chốn Chương Đài người lữ thứ/ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn”. Cảnh hoàng hồn buổi chiều tàn luôn khiến lòng người man mác buồn. Một nỗi buồn xa vắng không hiểu vì sao buồn. Rất nhiều thi sĩ đã mượn hình hảnh khoảnh khắc này để nói hộ lòng mình. Và ở đây, chúng ta cũng bắt gặp điều đó trong câu thơ của Bác. Người tù ấy đang bị gông cùm, xiềng xích, phải đi giữa những hàng lính sắc lạnh nhưng Bác vẫn không hề than vãn. Bởi Người có một tâm hồn và nhân cách vĩ đại cao cả. Người thể hiện nỗi đau, nỗi buồn của mình theo một cách thật tế nhị và tinh tế.

Luận điểm 2: Hai câu cuối

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng

Cô em xóm núi xay ngô tối,

Xay hết, lò than đã rực hồng”.

phan tich bai tho chieu toi hay nhat

Phân tích bài thơ Chiều tối hay nhất trong tập Nhật ký trong tù đến hai câu cuối, độc giả cảm nhận có sự vận động, chuyển hướng của hình tượng thơ. Nếu như không gian ở hai câu đâu là về thiên nhiên hoang vắng, ánh nắng đang dần tắt khuất núi nhường chỗ cho màn đêm buông xuống. Thì ở đâu, dù tác giả không nói màn đêm đã ập đến nhưng người đọc vẫn thấy rõ đất trời đã vào đêm, bóng tối đã bao trùm vũ trụ. Sở dĩ độc giả cảm nhận rõ được điều này vì xuất hiện hình ảnh lò than rực hồng nơi xóm núi. Lò than chỉ xuất hiện khi con người chuẩn bị cho bữa cơm gia đình. Nếu bên trên là một khung cảnh thiên nhiên buồn với sự lẻ loi, hoang vắng thì hai câu dưới, bóng đêm bao trùm nhưng lại ấm áp bởi ảnh lửa rực hồng, với cuộc sống con người đang căng tràn. Nếu như hai câu thơ trên, thi nhân đã phóng tầm mắt ra xa, lên cao nhưng càng nhìn càng trống trải. Nhưng khi nhà thơ đưa ánh mắt nhìn gần thì đã bắt gặp ngay hình ảnh gần gũi mà ấm áp cuộc sống con người: “Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc”. Một cô giá miền núi với dáng vẻ khỏe khoắn mạnh mẽ cùng với sự hăng say trong lao động của cô đã xua đi sự cô quanjh giữa miền sơn cước hoang vắng. Và rồi khi cô sơn thôn hoàn thành công việc thì cũng là lúc ánh sáng của lò than ngập tràn không gian. “Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng”. Trong màn đêm mịt mù của núi rừng, ánh sáng ấy càng có sức lan tỏa và tác động mạnh mẽ tới con người. Đến lúc này thì bức tranh cảnh chiều hôm đã hoàn toàn được hoàn tất một cách trọn vẹn và đầy đủ.

Luận điểm 3: bút pháp nghệ thuật độc đáo

Phân tích bài thơ Chiều tối hay nhất của tác giả Hồ Chí Minh, độc giả không thể không nhắc tới những bút pháp nghệ thuật đặc sắc trong bài thơ. Nhà thơ đã sử dụng những lối miêu tả mang phong cách thi ca cổ xưa. Tả cảnh nhưng là để lột tả lòng người. Điều này xuất hiện rất nhiều trong Nguyễn Du, trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan… Tác giả dùng tĩnh để tả động, lấy ánh sáng để tả vẻ đậm đặc của bóng tối… Nếu giữ nguyên nguyên tác Hán của tác, người đọc sẽ cảm nhận rõ hơn nghệ thuật cổ được sử dụng trong tác phẩm. Thế mới biết, nhà thơ Hồ Chí Minh là một bậc thầy trong sử dụng ngôn từ, câu ca.

Kết bài

Ở phần kết bài phân tích bài thơ Chiều tối hay nhất, một lần nữa chúng ta cần nhắc lại những giá trị nội dung và nghệ thuật độc đáo.

Về nội dung, đây là một bài thơ miêu tả cảnh chiều hôm, ngày tàn vô cùng thơ mộng, chân thực và sống động. Tác phẩm là bức tranh thiên nhiên và con người ở một vùng núi. Mặc dù vạn vận dường như đượm chút nỗi buồn nhưng qua đôi mắt của thi sĩ vẫn chan chứa sức sống của con người.

Đặc biệt, bài thơ Chiều hôm “Mộ” là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Bác đã sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ luật Đường, cùng với những nét chấm phá để tả cảnh. Cụ thể, Người đã vận dụng cách lấy động tả tĩnh, và lấy cảnh tả tình. Mặc dù, xuyên suốt tác phẩm không có từ ngữ hay chi tiết nào nói cụ thể về nhân vật trữ tình nhưng độc giả vẫn nhận ra tấm lòng, đôi mắt của người thi nhân. Mặc dù mang phong cách cổ điển nhưng Chiều hôm vẫn thực chất là một bài thơ hiện đại. Bởi đàng sau bức tranh buồn ấy bộc lộ một nhân cách sống vô cùng vĩ đại. Người thi nhân ấy sáng tác bài thơ khi đang bị xiềng xích, cùm gông. Thế nhưng người ấy không hề tỏ ra thất vọng, buồn nản. Ngược lại, thi nhân lại thể hiện là một con người có tâm hồn lạc quan, luôn nhìn đời bằng ánh mắt của niềm tin và hy vọng. Đó là một con người hết sức ung dung tự tại, không bị chi phối bởi hoàn cảnh khó khăn, hay cái chết trước mắt. Con người ấy luôn biết cách tìm cho mình niềm vui trong hoàn cảnh khổ hạnh. Tâm hồn ấy luôn rung động và dành những xúc cảm tinh tế để tìm đến thiên nhiên và lẽ sống tươi đẹp.