I – BỐ CỤC VĂN BẢN
Câu 1. Văn bản trên có thể chia làm mấy phần? Chỉ ra bố cục của từng phần đó?
Trả lời:
Văn bản trên có thể chia làm 3 phần với phần chia cụ thể như sau:
Phần 1: Từ đầu tới không màng danh lợi
Phần 2: Đoạn tiếp theo đến không cho vào thăm
Phần 3: Nội dung còn lại
Câu 2. Hãy cho biết nhiệm vụ của từng phần trong văn bản trên
Dựa theo bố cục nêu trên, nội dung của từng phần được cụ thể như sau:
Phần 1: Giới thiệu về người thầy đạo cao đức trọng Chu Văn An
Phần 2: Thầy là một người rất giỏi nhưng nghiêm khắc. Thầy có nhiều học trò giỏi và thành tài. Vừa là thầy giáo, vừa là bậc trung thần
Phần 3: Sự tiếc nuối và cảm thương cho người thầy cùng với đó là sự kính trọng của học trò với người thầy.
Câu 3. Phân tích các mối quan hệ giữa các phần trong văn bản trên
Cả 3 phần nêu trên của văn bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Phần trước làm tiền đề cho phần sau và phần sau triển khai nội dung tiếp nối của phần trước.
Cụ thể được thể hiện:
Phần 1: Giới thiệu về người thầy đạo cao đức trọng
Phần 2: Trình bày các khía cạnh và triển khai luận điểm về người thầy tài cao đức trọng.
Phần 3: Tổng kết lại các vấn đề đã được nêu và giải quyết trong phần 1 và phần 2.
Câu 4. Từ việc phân tích trên, hãy cho biết 1 cách khái quát: Bố cục văn bản gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần là gì? Các phần của văn bản quan hệ với nhau như thế nào?
Trả lời:
Từ phân tích trên có thể nhận ra. Một văn bản được chia làm 3 phần. Phần 1 đưa vấn đề. Phần 2 giải quyết vấn đề. Phần 3 kết thúc vấn đề.
Các phần của văn bản có quan hệ chặt chẽ với nhau. Cùng chung 1 mục đích là giải quyết vấn đề đã nêu. Không xa rời mục tiêu của vấn đề giúp người đọc hiểu được nội dung cần truyền tải.
II – CÁCH BỐ TRÍ, SẮP XẾP NỘI DUNG PHẦN THÂN BÀI CỦA VĂN BẢN
Câu 1. Phần thân bài của văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh kể về những sự kiện nào? Các sự kiện ấy được sắp xếp theo trình tự nào?
Trả lời:
Các sự kiện được kể trong bài bao gồm: từ nhà đến trường, trên sân trường, trong lớp học.
Các sự kiện đó được kể và trình bày theo trình tự không gian và thời gian. Chúng có sự liên kết chặt chẽ với nhau nhằm giải quyết chung 1 vấn đề được nêu trong văn bản.
Câu 2. Văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng. Hãy chỉ ra diễn biến tâm trạng cậu bé trong phần Thân bài.
Diễn biến tâm lý của cậu bé Hồng được tác giả khắc họa theo trình tự như sau:
Cậu bé thương người mẹ
Cậu căm thù những hủ tục lạc hậu đã đày đọa mẹ
Cậu bé bỏ ngoài tai những lời nói thâm độc của bà cô
Cậu cảm thấy sung sướng, hạnh phúc khi được gặp lại mẹ
Câu 3. Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh, … em sẽ lần lượt miêu tả theo trình tự nào? Hãy kể một số trình tự thường gặp mà em biết?
Trả lời:
Thông thường, khi miêu tả con vật, phong cảnh, người… em thường miêu tả từ hình dáng, chi tiết (nét mặt, cử chỉ…), sở thích, sở đoản, tình cảm.
Ví dụ khi miêu tả con người em miêu tả theo trình tự:
+ Hình dáng của người đó như thế nào? Có điều gì đặc biệt không?
+ Chi tiết (dáng đi, màu da, giọng nói…)
+ Họ có sở thích là gì?
+ Họ đối đãi với mọi người xung quanh như thế nào?
Câu 4. Phần thân bài của “Người Thầy đạo cao đức trọng” nêu các sự việc để thể hiện chủ đề người thầy đạo cao đức trọng. Hãy cho biết cách sắp xếp các sự việc ấy?
Trả lời:
Các sự việc được triển khai theo thứ tự:
Ông có nhiều học trò giỏi, thành tài. Thầy là một người thầy giáo giỏi, cương trực không màng danh lợi. Nhiều lần cáo quan về quê vì không màng tới danh lợi và địa vị.
Cách sắp xếp các sự việc ấy đã giải quyết vấn đề được nêu ở phần mở bài là người thầy giỏi, có tài, có đức.
Câu 5. Từ các bài tập trên bằng những hiểu biết của mình, hãy cho biết cách sắp xếp nội dung phần Thân bài của văn bản.
Cách sắp xếp nội dung phần thân bài sẽ phụ thuộc nhiều vào chủ đề của bài đó là gì?
Chúng ta có thể trình bày thân bài theo các hướng như thời gian, không gian hoặc có thể kết hợp cả không gian lẫn thời gian.
III – LUYỆN TẬP
Câu 1. Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích sau:
Trả lời:
Trong đoạn a chủ đề là cánh rừng chim ở Phương Nam. Với cách sắp xếp ý theo trình tự không gian từ trong ra ngoài, từ xa đến gần, từ gần ra xa
Trong đoạn b tác giả trình bày về vẻ đẹp của ba Vì theo các mùa trong 1 năm. Với cách sắp xếp ý theo trình tự thời gian từ buổi chiều và khi màn đêm buông xuống cho tới khi có trăng
Trong đoạn c chủ đề được đề cập đến là trí tưởng tượng của dân gian có trong truyền thuyết. Với cách sắp xếp ý theo trình tự đối xứng với nhau. Vừa là lịch sử vừa là truyền thuyết có yếu tố lịch sử.
Câu 2. Nếu phải trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Nguyên Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ, em sẽ trình bày những ý gì trong bố cục văn bản và sắp xếp chúng ra sao?
Trả lời:
Nếu phải trình bày các ý để diễn tả tâm trạng của Nguyên Hồng. Em sẽ trình bày theo trình tự sau:
+ Khi ở với cô, Hồng nghe nhiều lời thâm độc về mẹ khiến cậu cảm thấy căm thù hủ tục xã hội và thương mẹ nhiều hơn
+ Cậu rất muốn gặp mẹ nhưng nhận thấy dã tâm của người cô nên đã từ chối
+ Cậu càng thương mẹ nhiều hơn, cảm thấu được nỗi đau khổ của người mẹ
+ Niềm vui và hạnh phúc vỡ òa khi cậu được gặp mẹ
Câu 3. Để chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, có bạn dự định sắp xếp bố cục văn bản các ý trong bài theo các ý dưới đây. Theo em sắp xếp như thế đã hợp lý chưa, nếu chưa thì em sắp xếp lại như thế nào?
Trả lời:
Theo em, cách sắp xếp như trên không hợp lý. Em đề xuất chỉnh sửa như sau:
– Giải thích cả nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
– Chứng minh câu tục ngữ:
+ Những người thường xuyên chịu khó hòa mình vào đời sống sẽ nắm chắc tình hình, học hỏi được nhiều điều bổ ích
+ Các vị lãnh tụ bôn ba tìm đường cứu nước
+ Trong thời kỳ đổi mới, nhờ giao lưu với nước ngoài ta học tập được công nghệ tiên tiến của thế giới.