>> Xem thêm: Soạn Mây và Sóng (trang 49) – Ngữ văn 6 tập 1 –Kết nối tri thức
Cảm xúc khi đọc bài thơ Mây và sóng của Ta-go
Tại sao lựa chọn Mây và Sóng?
(Soạn Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ) Mây và Sóng là bài thơ có chứa yếu tố tự sự và miêu tả. Đó là câu chuyện của người con kể lại cho mẹ nghe những điều thú vị, hấp dẫn ngoài cuộc sống. Nhưng trong trái tim mình, người con luôn luôn chỉ muốn dành nhiều thời gian ở bên mẹ, được vui chơi cùng mẹ. Bài thơ có nhiều yếu tố tả cảnh hấp dẫn, đẹp và thu hút.
Dưới đây, chúng ta sẽ cùng đọc qua bài viết về cảm xúc khi đọc bài thơ Mây và Sóng. Hi vọng bài viết tham khảo sẽ giúp các em có thêm kiến thức về viết văn.
BÀI MẪU THAM KHẢO
Mở bài
(Soạn Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ) Nhà thơ Ta-go tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nat Ta-go. Ông sinh ra trong một gia đình đẳng cấp trong xã hộ Ấn Độ. Cha ông là một điền chủ giàu có và có đóng góp rất nhiều cho xã hội Ấn Độ. Ta-go không chỉ là nhà thơ, ông còn là nhà văn, một nhà văn hóa lớn và có đóng góp nhiều cho dân tộc Ấn và Nhân Loại. Trong sự nghiệp văn học của mình, Ta-go để lại cho nền văn học Ấn rất nhiều tác phẩm độc đáo và hay. Trong các tác phẩm thơ ca của Ta-go, em thích nhất tác phẩm Mây và Sóng. Đây là tác phẩm viết dành cho trẻ em với các yếu tố tự sự, miêu tả, gần gũi, thân thương thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng.
Thân bài
(Soạn Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ) Với nhan đề Mây và Sóng, chúng ta có thể liên tưởng đến thế giới kỳ diệu, thần tiên. Tuy nhiên, khi đọc bài thơ, người đọc mới vỡ lẽ ra rằng, nội dung không phải nói về thế giới kì diệu đó. Mà nội dung là câu chuyện tình mẫu tử thiêng liêng. Với giọng thơ nhẹ nhàng, chậm rãi đã khiến cho em khi đọc bài thơ vô cùng cảm động trước tình cảm của người con dành cho mẹ. Đó là thứ tình yêu vượt trên mọi cám dỗ, thiêng liêng vô cùng.
Bài thơ là lời tự sự của em bé khi kể cho mẹ nghe về những gì em cảm thấy. Em kể về những điều thu hút ngoài thế giới rộng lớn kia. Đó chính là “người trên mây” “Người trên sóng”. Thế giới đó qua mắt em thật tuyệt đẹp, đáng yêu và kì vĩ, nhiều bí ẩn. Thế giới thiên nhiên ấy hiện lên với buổi sớm mai vàng, với vầng trăng bạc, với những con sóng ngao du khắp nơi.
Những chi tiết tuyệt đẹp mà người con kể cho mẹ, miêu tả cho mẹ nghe cho thấy thế giới ngoài kia thật rộng lớn, thật đẹp và nhiều hấp dẫn. Thế giới ấy khiến em bé phải thốt lên đầy khao khát “ Nhưng tôi làm sao mà gặp được các bạn”. Tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ nói về thiên nhiên rộng lớn qua hình ảnh người trên mây và người trong sóng. Nó không chỉ đơn giản là những người bạn vẫy gọi em bé mà là hình ảnh về thiên nhiên cuộc sống rộng lớn, kì vĩ bên nhưng cũng nhiều cám dỗ bên ngoài.
(Soạn Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ) Khi bên ngoài nhiều hình ảnh đẹp và thu hút như vậy, em bé nhớ ra rằng “Mẹ đang đợi ở nhà” và em bé sợ mẹ buồn nên từ chối lời gọi của “người trên mây và người trong sóng”. Điều này càng khẳng định tình yêu mà em dành cho mẹ còn to lớn hơn cả mọi cám dỗ trên đời. Em đã tự nghĩ ra một trò chơi mới thú vị hơn, hay hơn cùng mẹ. Những trò chơi cũng là vầng trăng, đám mây là con sóng, bờ biển. Nhưng trong trò chơi ấy có mẹ chơi cùng. Qua đây em càng cảm nhận được tình cảm của em bé dành cho mẹ nhiều thế nào.
Lời văn theo lối miêu tả trình tự, lặp lại ý của đoạn trên nhưng nó có chiều sâu. Phải chăng đây chính là chiều sâu tình cảm của em dành cho mẹ. Hay đúng hơn là chiều sâu tình cảm của hai mẹ con. Thiên nhiên tươi đẹp, thế giới rộng lớn thế nào cũng không bằng tình yêu của mẹ. Lời bài thơ dịu dàng, ấm áp như tình yêu của em dành cho mẹ.
Bài thơ khiến em liên tưởng đến lời bài hát Mẹ Tôi “Mẹ ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình”. Đúng vậy, thế giới ngoài kia rộng lớn thế nào cũng không thể ấp ám như vòng tay của mẹ.
Kết bài
Nói chung, bài thơ là một câu chuyện, một lời tự sự của em bé nói về tình mẹ con, và niềm hạnh phúc ngọt ngào khi được sống trong vòng tay của mẹ.