Truyện Kiều là một trong những tác phẩm quá nổi tiếng, ngay cả một người dân bình thường cũng biết đến tác phẩm và học thuộc lòng. Truyện Kiều có lối viết ước lệ, tinh tế nhưng lại dễ thuộc, dễ đi vào lòng người. Tác phẩm kể về cuộc đời của nàng Kiều bảy nổi ba chìm, gian truyền, bể khổ, một thân phận “hồng nhan bạc mệnh” gây xót thương cho người đọc. Đặc biệt trích đoạn Trao Duyên trong truyện Kiều nói về tâm trạng của Kiều khi chuẩn bị rời xa gia đình, bán thân để lấy tiền chuộc cha. Đây là trích đoạn vô cùng xúc động về sự hi sinh, chữ hiếu trọn của Kiều.

Để phân tích thành công đoạn trích này, chúng ta cần lập dàn ý phân tích cho trích đoạn. Dàn ý phân tích trao duyên chi tiết sẽ giúp cho bạn đọc dễ hình dung về nội dung và hướng làm văn sao cho đúng nhất và dễ dàng đạt điểm cao, không bỏ sót bất kì một luận điểm nao.

Dàn ý phân tích trao duyên

Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Nguyễn Du

– Giới thiệu vị trí và đoạn trích Trao Duyên

Thân bài

Luận điểm 1: Lời nhờ cậy và thuyết phục Thúy Vân của Thúy Kiều (12 câu thơ đầu)

Luận điểm 2: Kiều trao kỉ vật và dặn dò Vân (14 câu thơ tiếp theo)

Luận điểm 3: Kiều trở về thực tại đau xót khi nhớ tới Kim Trọng

Kết bài

– Chúng ta khát quát về nội dung và nghệ thuật

– Trình bày suy nghĩ về cảm nhận bản thân

Bài mẫu phân tích

Mở bài

Nguyễn Du sinh năm 1756 – 1820, ông là một nhà văn mang phong cách nhân đạo chủ nghĩa lớn và là một thiên tài văn học. Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du là một trong những tác phẩm cực kỳ nổi tiếng của nhân loại. Tác phẩm được viết theo thể lục bát và bằng chữ nôn, với ngôn từ ước lệ, giàu hình ảnh, sắc sảo nhưng đến một người dân bình thường cũng có thể hiểu và học thuộc. Trong đó, trích đoạn Trao Duyên của tác phẩm là một trong những trích đoạn hay nhất và xúc động nhất. Đây là trích đoạn nói về cuộc hội thoại của hai chị em Kiều – Vân, lời trao gửi duyên cho Thúy Vân – Kim Trọng. Đây là trích đoạn đau xé tâm can, bi kịch của tình yêu nhưng cũng thể hiện đức tính hi sinh, hiếu thuận trọn đạo của Thúy Kiều. Nguyễn Du đã miêu tả rất chi tiết tâm trạng giằng xé, đau khổ của Kiều khi trao duyên cho em, khiến người đọc cũng cảm thấy xót thương cho mối duyên lương sớm nở tối tàn này.

Thân bài

Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Nguyễn Du rất tinh tế khi lựa chọn từng câu chữ trong thơ. Đây là một lời nhờ cậy Thúy Vân đáp trả lại mối tình với Kim trọng, một vấn đề rất quan trọng nên từ ngữ cần sử dụng tinh tế, sắc sảo, có tính thuyết phục. Nó cũng thể hiện sự tinh tế và sắc sảo của Thúy Kiều trong việc nhờ cậy em. Vì vậy, Thúy Kiều đã sử dụng từ “Cậy” thay từ “xin em” hay “van em”.

Cậy ở đây mang nhiều hàm nghĩa và cũng là sự cậy nhờ, nhờ vả lẫn van xin. Nghĩa là Thúy Kiều đã hạ mình xuống để chỉ mong Thúy Vân chấp nhận mối lương duyên dang dở của Kiều với Kim Trọng mà giúp Kiều đáp trả tình duyên. Ở đây, Kiều sử dụng từ cậy chính là ép buộc Thúy Vân nhận lời khó có thể từ chối. Kiều cũng đã suy nghĩ nên nói thế nào, các lập luận ra sao để Vân có thể tin tưởng và chấp nhận thay chị để nên mối lương duyên với Kim Trọng. Đặc biệt, câu thơ “ Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa” là đỉnh điểm của sự cậy nhờ, van em. Thường chúng ta chỉ lạy trời đất, lạy cha mẹ và hiếm khi với những kẻ sĩ hay trí thức lạy lục người khác. Vậy mà, Thúy Kiều sẵn sàng lạy em, sẵn sàng hạ thấp bản thân để lạy em, sau đó sẽ thưa chuyện. Như vậy, Thúy Kiều rất thông minh khi muốn nhờ vả Thúy Vân, nàng đưa Thúy Vân vào thế : “Bỏ thì thương mà vương thì tội”, khó lòng mà từ chối.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim ,

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

Sau khi cậy nhờ em ngồi lên để thưa chuyện, Thúy Kiều bắt đầu dẫn dắt vào câu chuyện nhờ vả. Nàng dẫn dắt rất từ từ, không dồn ép ngay mà đưa ra nội dung câu chuyện khéo léo. Đó chính là câu chuyện về mối duyên lương của Kiều – Trọng, mối tình vừa nở đã vội tát, giữa đường đứt gánh tương tư. Đây là mối tình trong sáng vừa chớm nở nhưng đã mang nhiều hẹn ước, mới gặp nhưng như đã quen trăm năm. Thúy Kiều nói về lần đầu gặp chàng Kim, cả hai đã như trúng tiếng sét ái tình, dành cho nhau biết bao yêu thương trân trọng. Dù chỉ mới gặp nhưng đã hẹn ước bên nhau trọn kiếp. Kiều hi vọng em sẽ hiểu cho mình, hiểu cho mối tình day dứt của mình. Chỉ vì bên tình, bên hiếu mà kiều đành chọn Hiếu phụ tình.

Sự đâu sóng gió bất kỳ,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?

Đối với một thiếu nữ mới 16 tuổi ở thời phong kiến, cái tuổi xuân thì mới lớn làm sao đã trải sự đời, làm sao biết được sóng gió ngoài kia thế nào, vậy mà nàng chọn bên Hiếu, chọn gian khổ để cứu gia đình. Với nhiều bạn đọc thế kỉ 21 có lẽ sẽ vô cùng bất bình cho một nàng Kiều thông minh tài sắc vẹn toàn mà lại không thể lựa chọn cách khác, hạnh phúc hơn ít bất hạnh hơn. Nhưng sự thông minh sắc sảo ở đây chính là cầm kì thi họa, cái gì Kiều cũng biết lại xinh đẹp, nói năng đoan trang, nhẹ nhàng, thông minh, văn chương hiểu rộng, đối thơ giỏi. Còn sự đời, nàng sao đã trải!? Một tiểu thư cành vàng lá ngọc sao đã biết ra ngoài cuộc đời thế nào. Vậy nên cách giải quyết bán thân của nàng phù hợp với hoàn cảnh của nàng lúc bấy giờ. Nàng cũng đã suy nghĩ thâu đêm, trằn trọng giữa bên tình, bên  hiếu khi sóng gió ập tới bất ngờ. Nàng cũng tính toán nếu mình bán thân để chuộc cha thì sắp xếp cuộc sống cho các em ra sao, giải quyết mối tình với Kim trọng thế nào cho thỏa đáng. Nàng chưa hề suy nghĩ cho bản thân mình mà chỉ nghĩ cho người thân, cho người yêu. Đó là sự hi sinh cao cả, một phẩm chất tốt đẹp của một người con gái còn rất trẻ, và không phải ai cũng có thể nghĩ thấu đáo như thế.

Nàng chọn bên Hiếu hi sinh bên tình, nhưng nàng cũng không muốn phụ Kim Trọng. Nàng cũng mong muốn Thúy Vân sau này gặp người tử tế sau khi nàng đi, vậy nên việc se duyên cho em với Kim Trọng sẽ làm nàng yên tâm phần nào. Thúy Vân được bình an, ấm êm bên Kim trọng và Kim Trọng cũng không quá cô đơn khi nàng đi. Nó rất phù hợp với lễ giáo phong kiến thời bấy giờ, tình chị duyên em. Nếu chung ta đặt Kiều trong hoàn cảnh hạn hẹp về trí thức, hạn hẹp về hiểu biết và thân phận phụ nữ thời đó quá nhỏ bé sẽ hiểu, những gì Kiều làm là đúng và đó là sự tính toán khá thông minh của một cô gái còn quá nhỏ, chưa trải sự đời.

Ngày xuân em hãy còn dài,

Xót tình máu mủ, thay lời nước non.

Chị dù thịt nát xương mòn,

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Để thuyết phục em nhận lời trao duyên của mình, Kiều liên tục đưa ra các lời lẽ vô cùng sắc sảo, lập luận chắc chắn. Kiều dẫn dắt từ việc em còn trẻ, tương lai em còn rất dài ở phía trước, em sẽ thay đổi được số phận, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn chị. Kiều cũng khéo léo lấy tình máu mủ ruột thịt ra để mong Vân hãy hiểu lời của Kiều mà nhận lời. Thậm chí, nàng còn đem cái chết ra để thuyết phục. Chỉ cần Thúy Vân nhận lời Kiều thì dù nàng chết cũng vô cùng mãn nguyện, mỉm cười nơi chín suối.

Có thể nói, Nguyễn Du đã vận dụng tất cả sự tài hoa của mình trong văn chương để viết lên những câu thơ vô cùng thuyết phục như vậy. Nó cũng khẳng định sự thông minh, sâu sắc của Thúy Kiều khi lập luận một vấn đề. Tất cả cũng chỉ là mong chó Thúy Vân được hạnh phúc khi nối tiếp mối duyên lương của mình. Có lẽ nhiều bạn đọc sẽ bất bình, chắc gì Thúy Vân đã hạnh phúc với Kim Trọng!? Đúng vậy, nhưng phải đặt vấn đề ở thời phong kiến, thời mà “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Ở thời đó, nếu tìm được một đức lang quân trọng nghĩa, hiền lành, gia cảnh tốt đã là mãn nguyện rồi. Rủi thay nếu gặp người không ra gì thì cuộc đời đúng là “hoa nhài cắm bãi cứt trâu”. Vậy nên, Kiều nhận thấy Kim Trọng là người tốt, hi vọng kịp se duyên cho em để em sẽ có cuộc đời tốt hơn sau này. Nó là nhận thức khác hoàn toàn với thời hiện đại bây giờ, phải yêu mới cưới và tự do chọn người yêu.

Có lẽ Thúy vân đã phần nào cảm động được hoàn cảnh của chị, muốn chị an tâm khi bán thân cứu cha mà nhận lời. Bởi vì không có nỗi đau nào khi phải rời xa người mình yêu thương và trao duyên cho người khác. Thúy Kiều vừa thương em lo cho tương lai của em Vân, vừa thương Trọng, phụ tình chàng. Để vẹn toàn đôi bên nên nàng se duyên cho hai người, mong rằng, cả hai hãy sống hạnh phúc thì dù nàng chết cũng an tâm.

Chiếc vành với bức tờ mây

Duyên này thì giữ, vật này của chung.

Dù em nên vợ nên chồng

Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.

Mất người còn chút của tin,

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.

Sau khi đã lạy em, van em nhận lời se duyên và đưa ra các lập luận sắc bén để em nhận lời thì Kiều bắt đầu trao các kỉ vật của hai người. Đó là chiếc vành, bức tờ mây ghi lời thề chung thủy của Kim Kiều trong buổi thề nguyện.  Nhìn những kỉ vật lần đầu gặp nhau, những hình ảnh về mối tình trong sang như hiện qua trí nhớ của Kiều, ta cảm nhận trong lời trao kỉ vậy có chút buồn, giằng xé của nội tâm, nửa muốn nửa không. Bởi nhìn những kỉ vật ấy, lòng người con gái sao có thể không bồi hồi, xót xa nhớ nhung. Đặc biệt “Duyên này thì giữ, vật này của chung” cho thấy Kiều vẫn mong muốn hình ảnh của mình còn xuất hiện trong mối tình Vân – Trong. Đây là sự giằng xe tâm can của người con gái khi phải từ bỏ người yêu và se duyên cho  người khác. Càng nói lại càng thương, Kiều nhìn thấy tương lai của mình tăm tối, khó có tể quay trở lại chỉ mong “mất người còn chút của tin”, hi vọng Vân – Trọng vẫn nhớ đến nàng. Có thể, nàng hơi ích kỉ vì đã se duyên rồi mà còn lưu luyến. Nhưng nếu trong hoàn cảnh này thì chúng ta có thể hiểu được. Ai mà không ích kỉ với tình yêu, nhất là khi phải rời xa người mình yêu và se duyên cho người khác.

Kiều chỉ mong sau này cả hai nên vợ chồng thì cũng nhớ, mối duyên này do Kiều se nên em đừng quên tấm lòng của chị. Bởi thực tâm vì hoàn cảnh chị phải xa chàng, nếu không có lẽ Kiều đã nên duyên với Kim Trọng.

Mai sau dù có bao giờ

Đốt lò hương ấy, so tơ phím này,

Trông ra ngọn cỏ lá cây

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.

Hồn còn mang nặng lời thề

Nát thân bồ liễu, đền nghì trúc mai.

Dạ đài cách mặt khuất lời

Rưới xin chén nước cho người thác oan.

Sau khi đã thỏa tâm nguyện Kiều bắt đầu lan man và mới trải lòng mình. Từng lời nói của nàng thực sự quá đau xót đến tận tâm can. Mới biết nàng đã yêu Kim Trọng nhiều thế nào , tình yêu trong sáng buổi đầu bao lời hẹn ước mà không thể đến với nhau. Nàng tự biết bản thân còn rất lưu luyến Kim Trọng không nỡ nhưng hoàn cảnh ép buộc nàng phải lìa xa. Những câu thơ ở đoạn này có chút ảo ảnh, ma mị, mơ hồ như trạng thái của Kiều đã rơi và sự ma mi, rối loạn và quá đau khổ. Nàng tưởng tưởng mình sẽ chết và chỉ mong em hãy nhớ khi trông ra ngọn cỏ lá cây, thấy hiu hiu gió thì hay chị về. Vì quá buồn, đau xót cho thân phận của mình mà nàng tính cả đến cái chết, nhưng dù chết nàng cũng mong Trọng – Vân đừng quên nàng, hãy “rưới xin chén nước cho người thác oan”. Từng lời nói đau xót thấu tận tâm can. Một cô Kiều dẫu cho dù được ca ngợi là thông minh, sắc sảo nhưng sao có thể đấu lại trời xanh, khi số phận nàng đã được an bài, kiếp này phải ở chốn lầu xanh, qua bao nhiêu thị phi mà vẫn không thể tìm được bình yên. Liệu còn ai khổ tâm như cô Kiều, đau cả về tâm can lẫn thể xác!?

Bây giờ trâm gãy gương tan,

Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân.

Trăm nghìn gửi lạy tình quân

Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi!

Phận sao phận bạc như vôi

Đã đành nước chảy, hoa trôi lỡ làng

Ơi Kim lang! Hỡi Kim lang!

Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây.

Sang đoạn thơ này chúng ta có thể cảm nhận được những lời ân tình, đau xót, cảm thương cho mối tình Kim Kiều và lời xin lỗi từ Kiều đến Kim Trọng. Cả hai đã bên nhau nguyện thề non hẹn biển, bao nhiêu kỉ niệm, bao nhiêu ân tình. Vậy mà sóng gió bất ngờ, nàng đành phụ tình mà cứu gia quyến. Nhưng dẫu vậy nàng vẫn đau, vẫn cảm thấy có lỗi với Kim Trọng. Nàng nghĩ đến những kỉ niệm xưa cũ mà đau xót, cho thấy nàng thực tâm không muốn, nàng vẫn còn rất yêu Kim Trọng. Nhưng: “Tơ duyên ngắn ngủ có ngần ấy thôi”. Có lẽ, Kiều và Trọng có duyên mà không có nợ, có yêu mà không nên vợ chồng. Có lẽ, cuộc đời nàng chỉ là “hoa trôi lơ làng” vậy nên, kiếp này xin giã từ từ đây. Đặc biệt, khi nào thốt lên Ôi Kim Lang, hỡi Kim Lang mới thấy sự đau xót thế nào. Trong trái tim người con gái ấy, Kim Trọng đã là đức lang quân rồi. Và trong tâm tư người con gái ấy, nàng cũng đã phản lại lời nguyện ước. Nàng đau đớn dằn vặt tận tâm can. Những lời cuối của đoạn trích như chính lòng nàng, thảng thốt, chua cay, đã coi là lang quân vậy mà cũng vẫn bẽ bàng lìa xa.

Đoạn cuối đoạn trích cho thấy sự bất lực của nàng giữa cuộc đời. Nàng chỉ là hoa trôi, dòng đời xô đẩy, sao có thể chống lại số phận. Đặc biệt trong xã hội phong kiến, người phụ nữ thân phận nhỏ bé thấp kém không được lựa chọn hạnh phúc cho mình thì càng xót xa cho một người con gái hồng nhan mà bạc phận.

Kết bài

Khép lại khổ thơ ta vẫn cảm thấy đau đâu bóng dáng nàng Kiều đau đớn về mối tình của mình. Nàng cố gắng trọn bên hiếu, bên tình, cố gắng gồng mình vì những người thân yêu nhưng lại chửa một lần nghĩ cho bản thân. Thương Kiều, thương cho số phận những người phụ nữ trong xã hội ấy, có mưu cầu hạnh phúc nhưng lại không thể chống lại số phận, chống lại xã hội phong kiến thối nát, đẩy người phụ nữ vào bước đường cùng. Nguyễn Du thật tài tình khi sử dụng các câu thơ ước lệ, giàu hình ảnh và xây dựng nên phân cảnh trao duyên đầy xúc động như vậy.