Dưới đây là tài liệu phân tích nhân vật Vũ Nương Chuyện người con gái Nam Xương mà các bạn học sinh lớp 9 đang tìm kiếm. Với những luận cứ, luận điểm rõ ràng, bài mẫu sẽ giúp các bạn vận dụng vào bài làm viết một cách sâu sắc. Nhưng các bạn nhớ áp dụng khoa học và sáng tạo nhé!
Phần mở bài chi tiết phân tích nhân vật Vũ Nương
Để phân tích nhân vật Vũ Nương Chuyện người con gái Nam Xương, trước hết các bạn cần giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Dữ.
Nhà văn Nguyễn Dữ sinh ra và lớn lên tại xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, Hải Dương. Theo sử sách ghi lại, thì không rõ Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào, chỉ biết rằng ông là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm (vào khoảng thế kỷ 16).
Theo đó, thủa thiếu thời, tác giả Nguyễn Dữ là một người vô cùng rất ham học. Nhà văn là một người đọc rộng biết nhiều. Ông từng nuôi giấc một lấy văn chương nối nghiệp gia đình. Từng ra làm quan dưới triều nhà Mạc và nhà Lê. Nhưng sau một năm nhận chức, do bất nãm với triều đình và thời cuộc, ông đã lấy cớ về quê nuôi mẹ để cáo quan lui về ở ẩn tại Thanh Hóa.
Trong nền văn học trung đại Việt Nam thế kỉ XVI, nhà văn Nguyễn Dữ được xem là một trong những cây bút văn xuôi xuất sắc nhất. Ông nổi tiếng với tập truyện Truyền kỳ mạn lục với nhiều tác phẩm ngắn đặc sắc. Trong đó, Chuyện người con gái Nam Xương là một trong những truyện tiêu biểu. Tác phẩm xoay quanh cuộc đời nàng Vũ Nương, một người con gái xinh đẹp cả người lẫn nết ở vùng Nam Xương. Nàng là một người vợ hiền, tần tảo nuôi con chờ chồng đi lính. Tuy nhiên, do bị chồng hàm oan nên nàng đã phải trầm mình xuống sông để bảo vệ danh tiết. Đây cũng là tác phẩm đặc trưng cho cảm hứng sáng tác đầy nhân văn của tác giả Nguyễn Dữ.
Phần chi tiết thân bài phân tích nhân vật Vũ Nương Chuyện người con gái Nam Xương
Luận điểm 1: Nhân vật Vũ Nương qua hoàn cảnh sống
Theo nhà văn Nguyễn Dữ miêu tả, nhân vật Vũ Nương sống vào lúc xã hội rối ren. Đó là giai đoạn loạn lạc, bởi chiến tranh phong kiến xảu ra. Hơn nữa, xã hội ấy còn là một xã hội lạc hậu với tư tưởng trọng nam khinh nữ nặng nề. Còn trong gia đình Vũ Nương thì cũng có sự khác biệt về giai cấp. Nhà Trương Sinh giàu có. Vì mến mộ tài đức dung hạnh của Vũ Nương mà xin mẹ tiền đến cưới nàng. Trong khi Vũ Nương thùy mị nết na, hiểu biết, thủy chung, sống có trước có sau thì Trương Sinh lại ít học, hay ghen tuông. Đã thế, mới cưới chưa được bao lâu, vợ chồng lại phải sống xa cách nhau. Chính vì sống trong hoàn cảnh éo le như vậy nên cuộc đời của Vũ Nương mới bắt đầu chuỗi ngày bất hạnh. “Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm. Trương tuy con nhà hào phú nhưng không có học, nên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu”.
Luận điểm 2: Phẩm hạnh đẹp đẽ của nàng Vũ Nương
Càng phân tích nhân vật Vũ Nương Chuyện người con gái Nam Xương, độc giả càng nhận thấy những vẻ đẹp trong phẩm hạnh của nàng. Dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Dữ, nhân vật Vũ Nương là người con gái nết na, thùy mị, cùng với tư dung vô cùng tốt đẹp. Đặc biệt, nàng là một người vợ hết mực hiểu chuyện. Hiểu chồng là người đa nghi, hay ghen nên Vũ Nương luôn giữ khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà. Khi chồng chuẩn bị lên đường ra chiến trận, nàng đã dùng những lời lẽ hết sức sâu sắc để nhắn nhủ chồng. Giúp chồng cảm nhận được sự thấu hiểu nguy hiểm và nỗi khổ của chồng nơi chiến tuyến, đồng thời cũng giúp chồng yên tâm ra chiến trận. Nàng không chỉ sẽ ở nhà đợi chồng mà còn là một người con dâu hiếu thảo thay chàng chăm sóc mẹ và gia đình.
“Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rối. Chỉ e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng”. Nghe qua những lời nói của Vũ Nương, có thể thấy nàng tuy nhà nghèo nhưng lại có học và hiểu biết. Mỗi câu mỗi ý đều thâm thúy, chứa đựng nhiều thông điệp khiến mọi người nghe xong phải xúc động rơi nước mắt.
Không chỉ là một người vợ nết na, Vũ Nương còn là một người con dâu hết mực hiếu thảo. Sau khi chồng ra trận, nàng chăm sóc mẹ chồng như cha mẹ ruột. Lúc mẹ ốm, nàng ra sức thuốc thang. Khi bà mất nàng lo may chu đáo. “Bà mẹ cũng vì nhớ con mà dần sinh ốm. Nàng hết sức thuốc than lễ bế thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”; “Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình”.
Không chỉ là một người vợ, người con hết mực ngoan hiền mà Vũ Nương còn là một người mẹ hết mực yêu con. Sinh con sau thời gian chồng đi lính chưa được bao lâu, nên nàng thấu hiểu sự thiếu thốn tình cảm của con. Nàng tìm cách bù đắp sự thiếu thốn tinh thần ấy cho con bằng cách hàng đêm chỉ vào bóng mình trên tường để giả làm cha cho bé Đản vui.
Đến khi bị chồng hàm oan, nàng hết mực giải thích minh oan. Nàng một mực giữ trọn nhân phẩm và tình nghĩa vợ chồng. “Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thoả tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp”. Khi bị chồng mắng nhiếc hàm oan, nàng không vội vàng tỏ thái độ bực tức uất hận. Ngược lại vẫn nhẹ nhàng, kiên nhẫn giải thích cho chồng. Đến khi bị chồng đánh đuổi đi, nàng mới bất đắc dĩ “Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”.
Mỗi câu nói của Vũ Nương đều chứa đựng bao ý nghĩa sâu sắc thâm thúy. Nhưng có lẽ vì chàng Trương ít học, lại quá đa nghi nên mùa quáng mà không nghe ra. Không còn cách nào khác để minh chứng trinh tiết, nàng đã trầm mình xuống bến Hoàng Hà. “Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ”. Trước khi gieo mình, nàng còn xin thần linh chứng giám. Nếu gian dối thì hóa thành tôm cá, chịu phỉ nhổ khắp thế gian. Nếu đoan trang trinh tiết thì hóa thành ngọc Mị Nương, cỏ Ngu Mĩ… Thật đúng là một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn.
Luận điểm 3: Cuộc đời bất hạnh hẩm hiu
Nhân vật Vũ Nương hiện lên mà một người phụ nữ công dung ngôn hạnh, nhưng dường như hồng nhan lại bạc mệnh. Bởi nàng không may mắn sinh ra vào thời mà chế độ nam quyền được độc tôn. Và nàng trở thành nạn nhân cho xã hội ấy. Chính xã hội như thế đã cho những người ít học và đa nghi như chàng Sinh mới được quyền mắng nhiếc vợ con mà không quan tâm tới những lời can gián của xóm giềng. Không những thế, Vũ Nương sinh là trong một gia đình nghèo, nên nàng buộc phải chấp nhận một hôn nhân không bình đẳng về gia cấp. Từ đó mà nàng buộc mình phải chịu lép vế, nương tựa vào chàng Trương. Một hôn nhân không có tình yêu và tự do. Đã thế, nàng còn gặp bất hạnh khi trở thành nạn nhân của cuộc chiến tranh phi nghĩa. Chính vì cuộc chiến tranh đó mà khiến gia đình Vũ Nương phải chia ly, xa cách, tạo cơ hội cho sự hiểu lầm nảy nở. Và chính chiến tranh cũng chính là ngòi nổ làm bùng lên thói đa nghi, ghen tuông của Trương Sinh.
Để rồi, cuộc đời nàng Vũ Nương xinh đẹp nết na rơi vào bi kịch. Gia đình tan nát, nàng phải tìm đến cái chết để minh oan, giữ trọn trinh tiết.
Kết bài chi tiết phân tích
Phân tích nhân vật Vũ Nương Chuyện người con gái Nam Xương, độc giả có thể thấy tài năng miêu tả nhân vật chân thực sinh động của tác giả Nguyễn Dữ. Bằng cách tạo dựng tình huống độc đáo, kết hợp với những lời thoại hấp dẫn và yếu tố kỳ ảo ly kỳ đã khắc họa thành công nhân vật Vũ Nương. Dù không dùng nhiều mỹ từ miêu tả vẻ đẹp sự thùy mị nết na của Vũ Nương, nhưng qua lòi nói, hành động của nàng cũng đủ để người độc cảm nhận được nhân cách cao đẹp. Tuy nhiên, thật đáng tiếc, người con gái phẩm hạnh tài sắc vẹn toàn ấy lại có một số phận hẩm hiu và đầy bi kịch. Qua câu Chuyện người con gái Nam Xương, tác giả Nguyễn Dữ lên án và phê phán xã hội nam quyền, phê phán chiến tranh phi nghĩa. Đồng thời, góp tiếng nói nhân đạo sâu sắc ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ cũng như cảm thông thương xót cho những số phận con người thấp cổ bé họng, bất hạnh.