>> Xem thêm: Soạn Thực hành tiếng việt (trang 29) – Ngữ văn 6 tập 1 – Kết nối tri thức
TRƯỚC KHI ĐỌC
1. (Soạn chuyện cổ tích về loài người) Nêu tên một truyện kể về nguồn gốc loài người trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam hoặc văn học nước ngoài mà em biết. Trong truyện kể đó, sự ra đời của loài người có điều gì kì lạ?
Trả lời:
– Tên truyện kể về nguồn gốc loài người như: Con rồng cháu tiên; thần thoại nữ oa của Trung Quốc; truyện quả bầu mẹ của người Khơ Mú; truyện trăm trứng của người Mường.
– Sự ra đời kỳ lạ của loài người như:
+ Con rồng cháu tiên: Đây là truyện cổ tích Việt Nam, con người được sinh ra từ bọc trăm trứng và có cha mẹ là hai vị thần, một người mang năm con xuống biển, một người mang năm mười con lên núi.
+ Truyện quả bầu mẹ: Con người sinh ra từ quả bầu và đều là anh em của nhau.
+ Truyện trăm trứng: Nguồn gốc con người được sinh ra là từ 100 quả trứng của hai chú chim sống trong hang hào sinh ra.
+ Truyện thần thoại nữ oa: Đây là truyện cổ của Trung Quốc, con người được thần Nữ Oa nặn ra từ bùn đất, sau đó thổi hơi và tạo nên sự sống.
ĐỌC VĂN BẢN
(Soạn chuyện cổ tích về loài người) Số lượng tiếng trong một câu thơ?
Số lượng tiếng trong một câu thơ là 5 tiếng đều nhau.
Hình ảnh trái đất khi trẻ con được sinh ra?
Đó là hình ảnh trái đất trần trụi, không dáng cây ngọn cỏ, không có mặt trời, chỉ toàn là bóng đêm, không khí màu đen và không có màu sắc khác.
Hình dung, sự thay đổi của trái đất sau khi trẻ con được sinh ra qua miêu tả của nhà thơ
Hình ảnh trái đất: mặt trời mới nhô cao, cỏ cây bắt đầu màu xanh. Cây bằng gang tay, và lá nhỏ bằng sợi tóc, hoa bằng cái cúc. Hoa có màu đỏ, có thêm tiếng chim hót trong bằng nước, cao bằng mây. Có thêm sông, biển, cá tôm. Có đám mây che nắng cho trẻ, có đường cho trẻ tập đi. Có cha mẹ bế bồng chăm sóc.
Các nhân vật, sự việc được kể trong bài thơ
Đó là cái cây, con chim, dòng sông, con đường, con thuyền, bóng mây…
Hình dung, sự chăm sóc yêu thương của mẹ dành cho con
Đó là tình yêu và lời ru, mẹ bế bồng chăm sóc, mẹ mang về tiếng hát dịu dàng để ru trẻ ngủ.
Hình dung, hình ảnh bà kể chuyện và thế giới trong những câu chuyện cổ bà kể
HÌnh ảnh bà kể chuyện cho bé nghe nhẹ nhàng, dịu dàng. Khi kể chuyện cho bé thì ánh mắt bà rất vui, bà có thể kể suốt đời cũng không hết.
Bà kể những câu chuyện ngày xửa, ngày xưa. Thế giới những câu chuyện cổ bà kể rất đa dạng, từ những câu chuyện con cóc, nàng tiên, cô tấm đến lý thông thạch sanh.
Hình dung, sự yêu thương chăm sóc mà bố dành cho con
Sự yêu thương chăm sóc của bố không phải kiểu dịu dàng như mẹ, cũng không kể chuyện cổ tích như bà. Đó là tình yêu rộng lớn và mạnh mẽ của một người bố. Bố bảo con biết ngon, dạy con biết nghĩ, dạy con vững vàng trên cuộc đời, dạy con tỉ mỉ từng điều một. Những lời bố dạy vừa thực tế mà lại vô cùng ý nghĩa. Nó cũng giống như tình yêu của bố dành cho con tự như núi Thái Sơn.
Hình dung, khung cảnh mái trường thân yêu
Đó là khung cảnh mái trường thân yêu cùng thầy cô, bạn bè, cái bảng, cục phấn…
SAU KHI ĐỌC
1. (Soạn chuyện cổ tích về loài người) Nhan đề Chuyện cổ tích về loài người gợi cho em suy nghĩ gì?
Trả lời:
Nhan đề Chuyện cổ tích về loài người gợi cho em suy nghĩ đây là một câu chuyện lý giải sự tồn tại của mọi sự vật trên trái đất.
2. Em hãy nêu những căn cứ để xác định Chuyện cổ tích về loài người là một bài thơ?
Trả lời:
Bài thơ viết theo ngôn ngữ 5 chữ
Bài thơ sử dụng biện pháp tu từ, ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn. Khi đọc bài thơ lên cảm thấy từng câu thơ có vần, lưu loát và hay.
3. Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã biến đổi ra sao khi trẻ con ra đời?
Trả lời:
Trong tưởng tượng của nhà thơ, thế giới đã thay đổi rất nhiều sau khi trẻ con sinh ra đời. Khi trẻ con ra đời, thế giới vẫn còn tăm tối, mù mịt, chỉ là một màu đen và không hề có màu sắc khác. Thế giới lúc này dường như không có sự sống, không sinh động, không hi vọng. Tuy nhiên, sau khi trẻ ra đời thế giới dần thay đổi, trở nên sinh động, tươi đẹp hơn. Hình ảnh những cái cây, con chim, dòng sông, con đường bắt đầu hiện dần đầy màu sắc rực rỡ. Tiếp đó là những người quan trọng, yêu thương trẻ nhất cũng ra đời là mẹ, là bà và là bố, thầy giáo…
4. Món quà tình cảm nào mà theo nhà thơ, chỉ có mẹ mới đem đến cho trẻ?
Trả lời:
Món quà tình cảm mà theo nhà thơ, chỉ có mẹ mới có thể đem đến cho trẻ chính là tình yêu và lời ru, chính là mẹ đã sinh ra trẻ. Mẹ mang tiếng hát, và tình yêu gửi gắm vào lời ru cho trẻ.
5. Bà đã kể cho trẻ nghe những câu chuyện gì? Hãy nêu những điều bà muốn gửi gắm trong những câu chuyện đó.
Trả lời:
Bà kể cho trẻ nghe rất nhiều câu chuyện. Đó là những câu chuyện ngày xửa ngày xưa như con cóc, nàng tiên, cô tấm ở hiền, lý thông ở ác…
Trong những câu chuyện đó bà đều gửi gắm tình yêu của mình trong đó. Bà cũng muốn bé biết về cội nguồn lịch sử, biết hướng đến cái thiện để sống, ở hiền sẽ gặp lành.Đây cũng chính là ước mơ khát vọng của nhân dân đã gửi gắm trong từng câu truyện cổ. Câu truyện sẽ in sâu vào tâm trí trẻ, hình thành những cảm xúc, lòng nhân ái của trẻ sau này.
6. Theo cách nhìn của nhà thơ, tình cảm mà bố dành cho trẻ có gì khác so với tình cảm của bà và mẹ?
Trả lời:
Theo cách nhìn của nhà thơ, tình cảm của bố dành cho trẻ rất khác so với tình cảm của bà và mẹ. Tình cảm của bà và mẹ thường dịu dàng nhẹ nhàng. Nhưng tình cảm của bố dành cho trẻ rất rộng lớn, rõ ràng và thực tế. Bố không kể truyện cổ tích, không hát ru, bố bảo cho trẻ về cuộc sống hiện tại. Bố bảo cho trẻ ngoan, dạy cho trẻ biết nghĩa. Bố nói về những con đường dài, về núi, về cuộc sống…
7. Trong khổ thơ cuối, em thấy hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên như thế nào?
Trả lời:
Trong khổ thơ cuối, em thấy hình ảnh trường lớp và thầy giáo hiện lên rất đỗi thân quen. Điều này cho thấy sự phát triển ngày càng tiến bộ của sự vật trong trái đất. Khi mọi vật đã hiện hữu thì trẻ em cũng cần phải đến trường học, được biết thêm nhiều kiến thức mới. Trường học rất đơn sơ với bảng đen, phấn trắng và hình ảnh người thầy đáng kính. Tất cả những điều này sẽ mở ra tương lai rộng mở cho trẻ con.
8. Câu chuyện về nguồn gốc loài người qua lời kể của nhà thơ Xuân Quỳnh có gì khác so với câu chuyện về nguồn gốc loài người mà em đã biết? Sự khác biệt ấy có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời:
Câu chuyện về nguồn gốc loài người qua lời kể của nhà thơ Xuân Quỳnh khác với các câu chuyện mà em đã biết đó là những câu chuyện em biết thường là truyện cổ tích. Còn chuyện của Xuân Quỳnh được viết thành thơ nên dễ nhớ, dễ đọc và dễ cảm nhận được.
Sự khác biệt ấy có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp em hiểu hơn về nguồn gốc con người, về sự vật trên trái đất, về sự liên kết giữa con người và sự vật. Đọc thơ Xuân Quỳnh em cảm thấy dễ hiểu về con người và van vật hơn. Bài thơ hay, nhẹ nhàng nhưng rất tinh tế.
VIẾT KẾ NỐI VỚI ĐỌC
Viết đoạn văn khoảng 5 – 7 câu thể hiện cảm xúc của em về một đoạn thơ mà em yêu thích trong bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.
Trả lời:
Đoạn thơ mà em yêu thích là đoạn thơ nói về tình cảm của mẹ dành cho trẻ:
“ Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng”
Tình yêu của mẹ dành cho con chỉ đơn giản qua lời kể của tác giả như lời ru, tiếng hát. Những lời ru, tiếng hát ấy cũng là những hình ảnh rất đỗi bình thường như cái bống, cái hoa, cánh cò… Nhưng trong lời ru ấy, chứa đựng tình mẫu tử thiêng liêng mà không có tình cảm nào có thể sánh bằng.
Đọc từng câu thơ lên, em càng cảm nhận được sự dịu dàng rất đỗi thân thương trong tình yêu của mẹ. Tình yêu to lớn ấy gắn với cuộc sống hàng ngày, gắn với lời ru quen thuộc. Có lẽ, trong lời ru nhẹ nhàng ấy, trẻ sẽ ngủ say giấc nồng và luôn cảm thấy an toàn, hạnh phúc.