Mỗi sự sống, sự vật sự kiện trong đời sống sẽ rất bình thường, nhưng với các thi sĩ những điều đó lài trở thành nguồn cảm hứng sáng tác vô cùng độc đáo. Phân tích bài Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên chúng ta sẽ cảm nhận rõ hơn về điều này!
Phần mở bài chi tiết
Nhà thơ Chế Lan Viên tên thật là Phan Ngọc Hoan. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu, lãng mạn của phong trào Thơ mới lúc bấy giờ. Ông là một người con của mảnh đất Quảng Trị anh hùng. Ngoài bút danh Chế Lan Viên, mang hàm ý bông hoa lan trong vườn họ Chế, thì ông còn có bút danh mang tên dòng sông Thạch Hãn, Chàng Văn. Tuy nhiên Chế Lan Viên là bút danh được ông sử dụng nhiều hơn cả.
Tác giả Chế Lan Viên bắt đầu tập tành làm thơ khi mới lên 12, 13 tuổi. Đến năm 17 tuổi, ông đã có tập thơ đầu tay được xuất bản mang tên “Điêu tàn”. Tập thơ này cũng là một trong những tập thơ thuộc trường phái “trường thơ loạn”. Cũng chính tập thơ này đã đưa tên tuổi Chế Lan Viên tới độc giả và khẳng định vị trí của ông trong giới văn đàn Việt Nam. Độc giả nhận thấy nhà thơ Chế Lan Viên có phong cách sáng tác được chia theo hai giai, một là trước Cách mạng và hai là sau Cách mạng tháng 8. Nếu như trước Cách mạng, thơ ông phủ một màu “thần bí, bế tắc, kinh dị, với đầy rẫy những hình ảnh ghê rợn như sọ người, đổ nát, máu me” thì sau Cách mạng tháng 8, thơ ông đã tươi sáng và hướng về cuộc sống của nhân dân và đất nước. Thơ ông lúc này cũng thấm nhuần ánh sáng rực rỡ hạnh phúc của cách mạng.
Phân tích bài Tiếng hát con tàu, chúng ta sẽ cảm nhận rõ hơn phong cách thơ tươi sáng sau Cách mạng của nhà thơ. Tác phẩm không chỉ thể hiện phong cách nghệ thuật tiêu của của Chế Lan Viên mà còn thể hiện tình yêu quê hương đất nước của ông, cũng như những những sáng tạo và khám phá của nhà thơ với cuộc sống mới mẻ của dân tộc.
Thân bài phân tích bài Tiếng hát con tàu Chế Lan Viên
Luận điểm 1: Giới thiệu chung về tác phẩm
Tiếng hát con tàu được in trong tập Ánh sáng và phù sa. Bài thơ được sáng tác nhân cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên miền núi Tây Bắc xây dựng kinh tế nào khoảng năm 1958 – 1960. Có thể nói, đây là khúc tráng ca về lòng biết ơn sâu sắc và tình yêu của nhà thơ đối với dân tộc và nhân dân, sau khi đã tái sinh sau kháng chiến và thắng lợi của Cách mạng.
Sở dĩ nhà thơ đặt tên là “Tiếng hát con tàu”, là bởi thời gian nhà thơ sáng tác, thì chưa có tuyến đường sắt lên vùng Tây Bắc. Do đó, hình ảnh con tàu chính là biểu tượng cho khát vọng lên đường, khát vọng về với nhân dân, cùng hội nhập hòa mình vào cuộc sống sôi động của đất nước. Tiếp đến là hình ảnh miền Tây Bắc, đây là vùng đất của đất nước nhưng đồng thời nó còn mang ý nghĩa biểu tượng về miền đất xa xôi còn nhiều gian lao, vất vả và khó khăn của Tổ quốc.
Luận điểm 2: Ý nghĩa của 4 cầu đề từ
“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hoá những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu”
Bài thơ Tiếng hát con tàu được bắt đầu bằng câu hỏi tu từ rất thú vị “Tây Bắc ư? Có gì riêng Tây Bắc…”. Đây là lời tâm sự, tự nhủ chứa chan nỗi trăn trở, băn khoăn của nhà thơ nói riêng và các tầng lớp văn nghệ sĩ nói chung lúc bấy giờ. Để rồi độc giả vỡ òa với sự hóa thân kỳ diệu trong tâm tôm hồn của nhà thơ, từ đó nói lên sự gắn kết máu thịt giữa tác giả với cuộc đời, với cuộc sống của nhân dân với sự vận động của dân tộc.
Luận điểm 3: phân tích hai khổ thơ đầu
Phân tích bài Tiếng hát con tàu ngay ở những dòng thơ đầu tiên, độc giả như nghe thấy tiếng giục giã kêu gọi của nhân vật trữ tình. Thông qua hình ảnh con tàu , nhà thơ đã bộc lộ khát vọng, ước mơ vượt ngoài cuộc sống quẩn quanh, chật hẹp nơi đồng bằng để đến với cuộc sống rộng lớn nơi miền biên ải xa xôi. Tác giả tinh tế và khéo léo khi so sánh tâm hồn của bản thân với hình ảnh con tàu đang phóng hết tốc lực về với những miền quê yêu dấu của đất nước, về với cuộc sống đời thường của nhân dân. Vẫn tiếp tục là một câu hỏi tư từ về việc nhân vật trữ tình có lên Tây Bắc, vùng đất xa xôi địa đầu của Tổ quốc hay không. Và đi kèm với đó là hình ảnh Hà Nội, cùng với bạn bè đã đi hết chỉ còn một mình anh. Đặc biệt hơn, nhà thơ bộc lộ rõ tâm trạng của mình qua ý thơ chẳng ai sáng tác được thơ khi giữa lòng đóng khép. Vì thế, Tây Bắc không chỉ là nơi sẽ mở ra một cuộc sống mới mà nơi đó còn là cội nguồn của những cảm hứng thơ ca. Ở đó là mảnh đất sinh sôi của nghệ thuật thơ phú. Bởi thế, hãy ra đi, đừng chần chừ nữa nữa! Bởi đời người nhỏ hẹp và đất nước thì mênh mông lắm. Thật là một lời mời gọi hết sức sâu sắc và triết lý mà không phải ai cũng chiêm nghiệm được.
“Con tàu này lên Tây Bắc, anh đi chăng?
Bạn bè đi xa, anh giữ trời Hà Nội
Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi
Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng
Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp
Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?
Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia”
Luận điểm 4: Mạch ngầm hạnh phúc và nghĩa tình sâu nặng với nhân dân trong những năm kháng chiến ở chính khổ thơ tiếp
“Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc
Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng
………………………………………..
Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch
Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng
Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch
Bữa xôi đầu còn toả nhớ mùi hương”.
Nếu như nhà thơ Tố Hữu phác họa bức tranh Tây Bắc trong bài Việt Bắc với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, tình người ấm áp bao nhiêu thì ở đây, nhà thơ Chế Lan Viên cũng khắc họa vẻ đẹp đất trời Tây Bắc và con người đẹp mê hoặc bấy nhiêu. Mỗi dòng thơ, mỗi hình ảnh tác giả đều thể hiện tình yêu tha thiết của mình với mảnh đất linh thiêng và anh hùng này. Nhất là sau 10 năm gắn bó trường kỳ trong kháng chiến thì giờ đây, việc đến với Tây Bắc đối với nhà thơ không phải chỉ để xây dựng kinh tế mà là trở về với mảnh đất của tâm hồn, là cuộc hành hương về với vùng đất mẹ Tổ quốc thân yêu.
10 năm, 10 năm đủ để những ký ức về cuộc sống nơi đây với bà con dân bản khắc sâu trong tâm hồn nhà thơ. Bởi thế, tác giả nhớ lắm những con người cụ thể như người em nhỏ liên lạc, bà mẹ tóc bạc hay người anh du kích… Nhà thơ ví việc được trở về với Tây Bắc, niềm vui được gặp lại đồng bào giống niềm hạnh phúc của chú nai được về lại bên bờ suối cũ, ấm áp như chim én gặp mùa, ngọt ngào thương quý như trẻ thơ đang đói được uống sữa mẹ… Thật là những hình ảnh ví von hết sức dung dị gần gũi nhưng lại toát lên được tình yêu tha thiết và sự gắn bó khăng khít như máu thịt giữa nhà thơ và nhân dân Tây Bắc.
Không chỉ nhớ hình ảnh của người dân, nhớ không gian thiên nhiên tươi đẹp mà nhà thơ còn khắc cốt ghi tâm sự đùm bọc, cưu mang của đồng bào nơi đây. Chính nhờ chiếc áo nâu của anh du kích, nhờ sự nhanh trí không làm thất lạc thư của cậu bé liên lạc, nhờ ơn nuôi của mẹ tóc bạc… đã tiếp thêm sức mạnh để tác giả chiến đấu trong cuộc kháng chiến đầy gian lao. Và để rồi, từ những ân tình sắt son của người dân Tây Bắc mà tác giả đã phát triển thành những triết lý, chiêm nghiệm vô cùng sâu sắc, và trở thành ý niệm được nhiều độc giả sử dụng để bày tỏ tấm lòng mình với một miền quê, một vùng đất nào đó:
“Khi ta ở, chi là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!”
Thật là một châm ngôn sống hết sức nhân văn và hàm chứa sức thuyết phục lớn lao. Đúng vậy, chỉ có tình yêu, sự thân thiết gắn bó mới có thể biến những mảnh đất xa xôi, khác biệt trở thành quê hương, trở thành một phần trong tâm hồn, máu thịt của mỗi người. “Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương”.
Luận điểm 5: khúc hát lên đường sôi nổi trong bốn khổ thơ cuối
Phân tích bài Tiếng hát con tàu tới đây, độc giả sẽ thấu cảm sâu sắc hơn tiếng lòng của nhà thơ trước sự thôi thúc mãnh liệt lên đường.
“Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi?
Tình em đang mong, tình mẹ đang chờ
Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội
Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga
……………………………………
Lấy cả những cơn mơ! Ai bảo con tàu không mộng tưởng?
Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng
Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống
Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân”.
Cả bốn khổ thơ là những lời cổ vũ, động viên để quyết tâm lên đường của nhà thơ. Sự ra đi của nhân vật trữ tình không chỉ cho riêng anh mà còn cho người em yêu dấu, cho người mẹ yêu thương. Tác giả Chế Lan Viên đã dùng hình ảnh tượng trưng trong ca dao dân gian xưa để biểu đạt vẻ đẹp cao cả của tâm hồn. Những hình ảnh thực tế của cuộc sống đan xen với những hình lãng mạn, mộng tưởng của con tàu đã khiến độc giả càng ấn tượng hơn với “tiếng hát của con tàu”.
Kết bài chi tiết
Có thể nói, bài thơ Tiếng hát con tàu thực sự là một bản nhạc sôi động với tiết tấu nhanh đã mang đến cho độc giả một cái nhìn sâu sắc và thú vị về một sự kiện, sự việc trong lịch sử đất nước. Phân tích bài Tiếng hát con tàu, chúng ta càng nhận thấy tài năng trong sử dụng biện pháp nghệ thuật của tác giả Chế Lan Viên. Đồng thời cũng nhận ra những bài học triết lí nhân sinh quan sây sắc và những quan điểm nghệ thuạt sáng tác độc đáo. Ông khẳng định cho con người rằng tình yêu sẽ hóa đất lạ thành quê hương. Tác giả cho tấy mạch nguồn sáng tác của các tác giả chính là hiện thực cuộc sống.