Văn mẫu
Mở bài
Nhà thơ Chế Lan viên tên thật là Phạm Ngọc Hoan, ông làm thơ từ năm 12 tuổi và năm 17 tuổi lấy bút danh Chế Lan Viên với tập thơ đầu tay là Điêu Tàn. Từ đây, Chế Lan Viên trở thành một trong những thi sĩ rất nổi tiếng trên diễn đàn thơ ca Việt Nam với nhiều tác phẩm vô cùng đặc sắc. Khi đó ông cùng với Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn được người đương thời gọi là Bàn Thành tứ hữu của Bình Định. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp ông hăng hái tham gia cuộc chiến và ông đã làm một cuộc hóa thân trong cuộc đời cũng như trong sự nghiệp sáng tác để hòa hợp với nhân dân với đất nước. Bài thơ “Tiếng hát con tàu” ra đời ở thời kì nhân dân miền xuôi lên miền núi khai hoang, xây dựng phát triển kinh tế. Bài thơ chính là tiếng hát mê say của một tâm hồn thoát khỏi cái tôi nhỏ bé để hòa chung với cái ta rộng lớn của đất nước. Đồng thời cũng là nỗi nhớ, nỗi biết ơn mảnh đất Tây Bắc – mảnh đất nặng nghĩa tình.
Thân bài
Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hoá những con tàu
Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc, chứ còn đâu
Phân tích tiếng hát con tàu – Ngay lời đề từ của khổ thơ tác giả đã thể hiện tư tưởng chủ đạo của bài thơ và tình cảm của mình. Câu hỏi tu từ : “Tây Bắc ư, có gì riêng Tây Bắc” chính là tự hỏi lòng, chứa đựng nỗi băn khoăn trong tâm trạng của nhà thơ nói riêng và tầng lớp nghệ sĩ nói chung bấy giờ. Tây Bắc là một trong những vùng đất cách mạng trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, đã góp phần không nhỏ vào cuộc kháng chiến chống mỹ của dân tộc. Khi hòa bình lập lại, người miền xuôi lại muốn lên Tây Bắc để khai hoang. Bởi vậy tác giả có rất nhiều cảm xúc với mảnh đất thân thương này.
Thời điểm viết bài thơ này, đất nước đã hòa bình và đang trong thời kì xây dựng, đổi mới đất nước. Do đó, tổ quốc lúc này đều là tiếng hát, tiếng hát xây dựng, tiếng hát khai hoang. Trong đó, hình ảnh con tàu chính là hình ảnh nghệ thuạt ẩn dụ có ý nghĩa tượng trưng cho ước mơ, khát vọng vượt ra khỏi cuộc sống chật hẹp, quẩn quanh để đến với cuộc sống rộng lớn hơn. Nhà thơ đã véo von tâm hồn mình như con tàu đang mở hết tốc độ để lao về phía nhân dân, để cùng lên tây bắc, cùng khai hoang lập nghiệp.
Tây bắc – một địa danh cụ thể, một cái nôi cách mạng trong thời khi kháng chiến. Và giờ đây trong thời bình nó lại dang tay đón nhận những con người mới cuộc sống mới. Nó chính là biểu tượng cho cuộc sống lớn lao của nhân dân đất nước.
Tây Bắc cũng là hôn thơ và là nguồn cảm hứng cho nhiều nhà thơ để sáng tạo. Vì thế, lời giục giã lên tây bắc cũng chính là nói với lòng mình, những tình cảm trong sáng, nghĩa tình gắn bó sâu nặng với mảnh đất này, muốn quay lại lần nữa để tiếp tục sống và phát triển đất nước.
Con tàu này lên Tây Bắc, anh đi chăng?
Bạn bè đi xa, anh giữ trời Hà Nội
Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi
Ngoài cửa ô? Tàu đói những vành trăng
Câu thơ nghe rất đỗi thân thương, câu hỏi nhẹ nhàng mà tha thiết, tình cảm. Con tàu đã chuyển mình và đi lên tây bắc, anh có đi không? Chính là hỏi người bạn đồng hành, người đồng chí có muốn đi lên Tây Bắc để thay đổi cuộc sống, để mở rộng tâm hồn mình bỏ đi cái hẹn hẹp của cái tôi, của thành phố. Câu hỏi cũng như lời chia tay nhẹ nhàng, mỗi người một lựa chọn. Bạn bè đi xa còn anh ở lại giữ trời hà Nội. Mỗi người một nhiệm vụ.
Tuy nhiên, tác giả vẫn đang tha thiết gọi người bạn đồng hành hãy cùng nhau đi, cùng đến vùng đất mới, cùng xây dựng cuộc sống mới. Ở nơi ấy có gió ngàn đang vẫy gọi, Tây Bắc đang vẫy gọi, mảnh đất rộng lớn ấy vẫn đang chờ đợi những con người mới từ xuôi lên để khai hoang, lập nghiệp…
Đặc biệt câu thơ “Ngoài cửa ô, tàu đói những vành trăng” là một cách nói ẩn dụ, đầy nghệ thuật. Tàu đói hay chính là tâm hồn tác giả “đói” sự sáng tạo, tác giả muốn đi, muốn lên tây bắc bởi đây là mảnh đất rộng lớn, nguồn cảm hứng thơ ca vô tận. Tác giả muốn được trải nghiệm, được sống hết mình vì nghệ thuật.
Đất nước mênh mông, đời anh nhỏ hẹp
Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?
Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép
Tâm hồn anh chờ gặp anh trên kia
Khổ thơ này càng khẳng định sự tha thiết gọi mời bạn đồng hành. Đất nước mênh mông lắm, hãy đi nào, đừng để cuộc đời tâm hồn mình bó buộc vào sự nhỏ hẹp. Nếu mãi mãi chỉ ở dưới xuôi, ở mảnh đất này thôi thì sao có thể biết được rằng, đất nước mênh mông thế, tâm hồn rộng lớn thế? Ở đây chẳng có thơ đâu, tâm hồn khép kín, phải đi thôi, đến mảnh đất Tây bắc rộng lớn mới có thể dạt dào ý tưởng thơ ca, mới là mảnh đất rộng lớn
Trên Tây Bắc! Ôi mười năm Tây Bắc
Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng
Nơi máu rỏ tâm hồn ta thấm đất
Nay rạt rào đã chín trái đầu xuân
Khổ thơ tiếp theo nói về Tây Bắc, mảnh đất thiêng liêng 10 năm nằm gai nếm mật, nuôi dưỡng biết bao cán bộ cách mạng, góp phần không nhỏ vào sự thành công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Khổ thơ nhắc lại thời kì kháng chiến gian khổ, nơi máu rỏ thấm đất, nơi sản sinh ra những người anh hùng thầm lặng hi sinh. Giờ đây, khi gặp lại mảnh đất ấy như hồi sinh, đã rạt rào chín trái đầu mùa.
Khổ thơ là đan xen giữa quá khứ và thực tại. Một thời là xứ thiêng liêng hùng dũng chiến đấu vì tổ quốc, giờ đây lại giơ tay cưu mang những con người mang khát vọng đổi mới với những hình ảnh đầy sức sống.
Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa
Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường
Con đã đi nhưng con cần vượt nữa
Cho con về gặp lại mẹ yêu thương
10 năm kháng chiến tưởng dài mà lại nhanh. Mới đó đã chớp qua như ngọn lửa, cháy mãi trong lòng người dân và cán bộ nơi đây. Và giờ đây, mảnh đất hùng thiêng ấy vẫn soi đường cho những con người mới. Sng đoạn thơ này, tác giả sử dụng ngôi Con cho thấy tình yêu thương vô bờ bến với mảnh đất nghĩa tình Tây Bắc. Tác giả tự coi mình là con còn mảnh đất chính là mẹ, là quê hương thứ 2. Người con xa đất mẹ nhưng rồi cũng lại quay về để được yêu thương. Mảnh đất tây bắc hùng thiêng là thế nhưng cũng ấm áp lạ thương, rất đỗi ân tình, luôn cưu mang chiến sĩ cách mạng cả thời chiến lẫn thời bình.
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa
Phân tích tiếng hát con tàu – Ở khổ thơ này tác giả nói về sự đoàn tụ của mình và người dân Tây Bắc. Đó là niềm vui không thể nói lên lời, đó là hạnh phúc như trở về máu thịt. Lúc này đây trở lại Tây Bắc như nai về suối cũ, nhu cỏ đón giêng hai như chim én gặp mùa, như đứa trẻ đói lòng gặp sữa mẹ, như chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh đưa.
Gặp lại Tây Bắc đúng như nắng hạn gặp mưa tâm hồn đang khô cần nay bỗng trở nên tươi mới, đầy sức sống. Tây Bắc đã truyền thêm ngọn lửa sống cho tâm hồn những con người mới.
Con nhớ anh con, người anh du kích
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con
Ở những khổ tiếp theo nỗi nhớ như tràn về. Nỗi nhớ cũng xen lẫn với đau thương. Từ nỗi nhớ của tác giả mà người đọc hình dung được những gian khó vất vả thời kì kháng chiến và tình cảm tình anh em đồng chí mới sâu nặng làm sao.
Khổ thơ nói về nỗi nhớ người lính du kích, một người anh đáng kính. Người lính ấy đã hi sinh trong chiến trận những tình cảm nỗi nhớ dành cho người lính ấy vẫn không nguôi. Cuộc sống người lính gian khó vất vả hiện lên trong câu thơ: “Chiếc áo nâu một đời vá rách”. Đó là người lính từ mọi miền tổ quốc, những vùng quê nghèo, nghe theo tiếng gọi trái tim lên đường bảo vệ tổ quốc. Đọc câu thơ này chúng ta lại liên tưởng đến câu thơ trong bài thơ Đồng Chí: “Quê hương anh nước mặn đồng chua/ Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”. Những người lính cùng hoàn cảnh với nhau, đều là những người từ ruộng đồng, nghèo khó, một lòng chung ý tưởng.
Và nỗi nhớ trào dâng vào đêm cuối cùng, người lính ấy đã gửi lại chiếc áo nâu sồng đầy kỉ niệm.
Con nhớ em con, thằng em liên lạc
Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ
Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc
Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư
Nỗi nhớ trải dài tiếp tục là nỗi nhớ về người em liên lạc, hình ảnh cậu bé liên lạc nhỏ bé, băng rừng, vượt suối không sợ hiểm nguy. Và cậu bé liên lạc ấy luôn làm tròn trách nhiệm của mình, 10 năm chưa mất một phong thư. Câu thơ trữ tình nhưng trong đó thể hiện sự tự hào của tác giả đối với em bé liên lạc năm nào. Đồng thời cho thấy đó là hình ảnh em bé liên lạc vô cùng dũng cảm tựa như Lượm của nhà thơ Tố hữu:
“Vụt qua mặt trận
Đạn bay vèo vèo
Thư đề Thượng khẩn
Sợ chi hiểm nghèo
Không chỉ là người lính, là hình ảnh những em bé liên lạc tuổi còn rất nhỏ nhưng dũng cảm mà còn là tình cảm của các mế, những người đã nuôi bộ đội, cưu mang bộ đội như con đẻ của mình.
Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc
Năm con đau, mế thức một mùa dài
Con với mế không phải hòn máu cắt
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi
Mế không phải là mẹ ruột của những đồng chí cách mạng ,nhưng nuôi con như con đẻ của mình. Những năm tháng nếm mật nằm gai ở tây Bắc nếu không có bàn tay che chở của mế thì làm sao có được thành công ngày hôm nay. Những câu chuyện, hình ảnh của mế được tái hiện đầy đủ, đó là khi con đau mế thức cả mùa dài. Mế thương con như con đẻ, tuy không phải là hòn máu cắt nhưng trọn đời, tác giả cũng như những người lính cụ Hồ không bao giờ quên.
Hình ảnh của mế trong bài thơ Tây Bắc khiến chúng ta liên tưởng tới hình ảnh những người mẹ đã cưu mang bộ đội trong Bầm ơi của Tố hữu:
Bao bà cụ từ tâm như mẹ
Yêu quý con như đẻ con ra
Cho con nào áo nào quà
Cho củi con sưởi, cho nhà con ngơi.
Trong kháng chiến chống thực dân, cán bộ và bộ đội của ta có thể chiến thắng kẻ thù là nhờ một phần cưu mang của những người mẹ phương xa. Các bà, các mế tuy không đẻ ra nhưng thương bộ đội như con đẻ, cho ăn, cho nghỉ, cho quà. Tình cảm này cả đời cũng không thể quên.
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chi là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn!
Đây là khổ thơ rất hay và rất ý nghĩa. Ngoài nỗi nhớ về các đồng chí, anh em, mế còn nỗi nhớ về bản làng. Nỗi nhớ này là nỗi nhớ quê hương, là mảnh đất đã cưu mang bộ đội, cán bộ của ta trong những năm kháng chiến. Mảnh đất này chính là quê hương thứ hai, là tâm hồn nhà thơ. Câu thơ vẽ lên khung cảnh về bản lang sương giăng là đèo mây phủ và đi đến đâu cũng lại thấy yêu thương.
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương
Anh nắm tay em cuối mùa chiến dịch
Vắt xôi nuôi quân em giấu giữa rừng
Đất Tây Bắc tháng ngày không có lịch
Bữa xôi đầu còn toả nhớ mùi hương
Xen lẫn trong nỗi nhớ người đồng chí đồng đội, người em, người mẹ và quê hương đó là nỗi nhớ tình yêu với người con gái Tây Bắc. Ai đã yêu hẳn sẽ cảm nhận rõ nỗi nhớ tình yêu da diết thế nào. Nỗi nhớ đông về nhớ rét, một nỗi nhớ da diết trào dâng.
Nghĩ đến em khiến cho nỗi nhớ càng nhân lên, tình yêu của hai ta đẹp và hạnh phúc nhưa cánh kiến hoa vàng, như xuấn đến chim rừng lông trở biếc và tình yêu đó khiến cho mảnh đất lạ cũng hóa thành quê hương.
Nỗi nhớ về tình yêu đôi lứa xen lẫn với trách nhiệm của người lính trong kháng chiến. Cả hai cùng nhau qua mùa chiến dịch, cùng chia ngọt sẻ bùi, cùng trải qua gian khó. Câu thơ “ Vắt xôi em nôi quân em giấu giữa rừng” cho thấy những tháng năm gian khó kháng chiến, có sự chăm sóc của bàn tay người em gái cũng đủ làm ấm trái tim những người chiến sĩ.
Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi?
Tình em đang mong, tình mẹ đang chờ
Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội
Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga
Tiếng gọi từ Tây Bắc là tiếng gọi của đất nước hay là tiếng gọi của lòng ta? Câu hỏi tu từ cũng như câu trả lời. Đó là lời gọi từ đất nước cũng là lời gọi từ lòng ta. Ta cũng khao khát được trở về mảnh đất yêu thương ấy một lần nữa, để gặp lại em, lại mẹ, để được sum họp trong yêu thương. Dường như, tác giả đã mong mỏi chuyến đi này lắm rồi, vậy nên mới nhờ Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh, mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga.
Mắt ta nhớ mặt người, tai ta nhớ tiếng
Mùa nhân dân giăng lúa chín rì rào
Rẽ người mà đi, vịn tay mà đến
Mặt đất nồng nhựa nóng của cần lao
Nhựa nóng mười năm nhân dân máu đổ
Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ
Mười năm chiến tranh, vàng ta đau trong lửa
Nay trở về, ta lấy lại vàng ta
Lấy cả những cơn mơ! Ai bảo con tàu không mộng tưởng?
Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng
Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống
Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân
Bốn khổ thơ cuối cùng chính là khúc hát lên đường sôi nổi, tin tưởng và say mê. Tiếng gọi của nhân dân của đất nước đã thôi thúc sự mãnh liệt, thành lời giục giã của chính lòng mình, thành nỗi khát khao cháy bỏng. Tác giả vẫn nhớ rõ như in hình ảnh những người dân tây bắc, vẫn nhớ âm thanh quen thuộc ấy. Mảnh đất ấy bây giờ đã đổi thay, mùa xuân đã giăng khắp lối những vẫn còn đâu đó “nhựa nóng cần lao”.
Trong nỗi nhớ và khát khao hiện tại, tác giả vẫn không thể quên được những năm tháng chiến đấu khi xưa, khi nhân dân phải đổ máu để đổi lấy tự do. Tây Bắc mười năm chiến tranh, vàng tau đau trong lửa. Cái vàng ấy chính là tinh thần là khát vọng của người chiến sĩ. Giờ đây quay trở lại tây bắc để lấy lại tinh thần ấy, tinh thần sắt son, quật cường và trái tim gắn bó với mảnh đất này.
Trong 3 khổ thơ cuối, hai khổ thơ đầu là sự tái hiện về chiến tranh đan xen với thực tại. Thực tại hạnh phúc nhưng không có nghĩa ta quên những năm tháng gian khổ. 10 năm nếm mật nằm gai không thể quên để luôn trân trọng những hi sinh của người anh, người em. Và ta giờ quay trở lại tây bắc để tiếp tục xây dựng đất nước, để trái tim và tâm hồn thêm mở rộng hơn.
Hình ảnh con tàu xuất hiện trong khổ cuối để càng nhấn mạnh tâm hồn nhà thơ khao khát được đến Tây bắc, khao khát thoát khỏi thực tại gò bó để mở hồn mình rộng hơn đến tương lai. Đây cũng là bài học triết lí nhân sinh và quan điểm nghệ thuật của tác giả. Hiện thực chính là nguồn mạc vô tận của cảm hứng sáng tác. Văn chương không thể tách rời hiện thực. Hiện thực chính là phát sinh cảm hứng trữ tình cách mạng.
Kết bài
Thơ Chế Lan Viên già chất trí tuệ và đậm đà trữ tình. Đọc thơ ông người đọc vừa cảm nhận được cái tình trong đó cũng như triết lí nhân quan sâu sắc. Thông qua bài thơ ta càng hiểu được rằng, con người không nên chỉ sống cho cái tôi hạn hẹp mà cần phải biết hạ cái tôi xuống để cái ta ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
>> Xem thêm: Phân tích bài thơ Con cò của Chế Lan Viên cực hay