Phân tích tây tiến chi tiết

Mở bài

Cuộc kháng chiến chống Pháp ngoan cường của dân độc đã để lại bao dấu ấn không thể phai mờ. Thế hệ trẻ Việt Nam, những người lính tuổi đời con trẻ cùng tấm lòng yêu nước và sự dũng cảm, gan dạ là điều còn được nhắc lại mãi về sau. Nhắc lại để biết ơn, để giữ gìn và dựng xây đất nước.

Cũng trong chiến tranh đã nảy mầm và nuôi dưỡng nhiều hồn thơ với nhiều bài thơ nổi tiếng như bài “Đồng Chí” của Chính Hữu, “Nhớ” của Hồng Nguyên và không thể không kể đến “Tây Tiến” của Quang Dũng.

Phân tích tây tiến của Quang Dũng sẽ thấy được tinh thần đấu tranh mọi tầng lớp thanh niên, kể cả những học sinh sinh viên vừa rời ghế nhà trường đã tham gia vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc. Họ ra đi, tham gia vào chiến trận với lí tưởng cao đẹp là bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc.

phan-tich-tay-tien

Thân bài

Tinh thần yêu nước, hăng say chiến đấu đã khiến những thanh niên trí thức tiểu tư sản như Quang Dũng sẵn sàng dấn thân, chấp nhận mọi gian khổ lẫn hi sinh vì một ngày thắng lợi cho toàn dân tộc.

Trong quá trình tham gia chiến trận, vào đoàn quân Tây Tiến, Quang Dũng đã cùng sống và chiến đấu cùng nhiều đồng đội. Nhưng sau đó ông chuyển sang một đơn vị khác. Trong một ngày ở Phù Lưu Chanh, Quang Dũng nhớ về những đồng đội cũ, đơn vị cũ. Đó là cảm hứng sáng tác hai bài thơ “Tây Tiến” của ông.

  • Luận điểm 1: Đường hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến giữa thiên nhiên Tây Bắc

Trong nỗi nhớ đồng đồi, đồng chí, Quãng Dũng đã bật ra thành hai câu thơ với nỗi tiếc nhớ dâng đầy:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.

Qua hai câu thơ có thể thấy, Quang Dũng đã có một quãng đời gắn bó với đoàn quân Tây Tiến và có biết bao kỉ niệm sâu đậm giữa núi rừng. Khi nhớ về Tây Tiến, ông liền nhớ đến sông Mã, đến “rừng núi”. Nhưng vì nhớ quá, nơi đã trải qua bao gian khổ, bao vui buồn mà Quang Dũng không thể đặt tên cho nỗi nhớ, nên chỉ biết gọi “nhớ chơi vơi”. “Chơi vơi” nghĩa là không hình, không lượng nhưng lại nặng nề, mênh mang.

Cùng với núi rừng, với sông Mã, Quang Dũng còn nhớ con đường hành quân gian khó:

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.

Phân tích tây tiến, ta thấy sáu câu thơ trên đã diễn tả được con đường hành quân với bao nỗi khắc nghiệt, dữ dội nơi biên ải. Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm, câu thơ với các thanh bằng thanh trắc đan chéo nhau, gợi con đường ngoằn ngoèo khấp khểnh mà dài như vô tận.

Đoàn quân Tây Tiến phải hành quân trong lớp sương dày đặc, lạnh giá của rừng núi Tây Bắc. Giữa cảnh vật có con người xuất hiện, mọi thứ như thực nhưng cũng như mộng ảo. Và cái đặc sắc trong thơ là mỗi địa danh lại gắn với những đặc trưng khác nhau. Sài Khao thì sương lấp, Mường Lát gắn liền với hoa trong đêm, Pha Luông thì mưa xa khơi.

Và con đường hành quân ấy đi qua nhiều địa danh với thật nhiều trắc trở, gập ghềnh. Dốc đã khuỷu mà còn dốc thăm thẳm, ngàn thước lên cao rồi lại ngàn thước xuống. Hai hình ảnh được miêu tả cho thấy đoàn quân Tây Tiến của Quang Dũng đã phải hành quân gian lao ra sao.

Trải qua ngàn thước lên cao rồi ngàn thước đi xuống, người chiến sĩ của đoàn quân Tây Tiến dường như đứng trên núi cao để nhìn xuống thung lũng đang mưa giăng mịt mùng: Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. Những ngôi nhà của dân bản dường như đang trôi bồng bềnh trong màn mưa trắng xóa. Những thanh bằng trong câu thơ như để diễn tả cái không gian trắng xóa mưa giăng. Và rừng núi bao giờ cũng bí ẩn với nhiều hiểm trở, dữ dội: 

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.

Hai câu thơ thôi nhưng đã có thể khiến người đọc rùng mình vì sự khắc nghiệt của núi rừng và cũng thấy những khó khăn mà người lính phải vượt qua. Đó là một vùng núi âm u, nghe rõ tiếng thú dữ gầm thét đe dọa. Chữ “Mường Hịch” đi với từ “cọp nghe như bước chân cọp đang đến gần. Cũng thật khéo léo làm sao với cách miêu tả ấy, bởi nếu là một địa danh khác nghe nhẹ nhàng hơn, câu thơ đã không truyền tải được cảm giác mạnh đến thế cho người đọc. 

  • Luận điểm 2: Hình tượng người lính Tây Tiến oai hùng mà hào hoa

Phân tích tây tiến dễ thấy, nếu đoạn thơ đầu chỉ nghiêng về tả con đường hành quân mà qua đó cho người đọc thấy những gian lao trong cuộc chiến tranh chống Pháp; thì những đoạn thơ tiếp sau, người lính hiện ra sau cái nền không gian ấy cũng thật  ấn tượng không kém:

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ, bỏ quên đời!

Khi phân tích tây tiến phải công nhận rằng, bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Nhưng hơn hết, chúng ta không thể phủ nhận tính hiện thực rõ nét trong tác phẩm này của Quang Dũng. Hiện thực ấy là con đường khúc khuỷu, gập ghềnh. Hiện thực ấy là rừng sâu, thú dữ. Và hiện thực ấy là có biết bao chiến sĩ đã nằm lại con đường hành quân nơi núi rừng biên ải.

Nhưng, giữa sự thật khắc nghiệt ấy, giữa nỗi buồn đau ấy ý thơ của Quang Dũng ánh lên niềm tự hào. Bởi dù gục xuống, nhưng những người lính kiên gan luôn còn đó súng cũ, vẫn luôn sẵn hành trang chiến đấu, như vẫn luôn sẵn sàng để tiếp tục cuộc hành trình bất cứ lúc nào. Những người lính thật đáng trân trọng biết bao và thơ Quang Dũng thật tài tình biết bao.

Và dù nói lên sự thật về cái khổ, sự hi sinh của đồng đội nhưng hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ không mang dáng vẻ ủy mị mà càng thêm cao đẹp. Cái bi trong cuộc chiến đấu được Quang Dũng tả thực, nhưng đó là sự bi tráng chứ không phải bi lụy. Điều này như lời khẳng định rằng, giá trị của chiến thắng ở tinh thần chiến đấu, là lòng quả cảm, sự sẵn lòng vượt thử thách, sẵn lòng hi sinh.

Sau tất cả buồn thương và giữa những gian lao, khắc nghiệt, những niềm vui ít ỏi càng được trân trọng, càng đáng nhớ hơn:

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.

Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,

Kìa em xiêm áo tự bao giờ.

Khèn lên man điệu nàng e ấp,

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.

….

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.

Gian khổ đó, hi sinh đó nhưng những hình ảnh vui tươi, ấm áp luôn được Quang Dũng ghi nhớ. Hình cảnh khói bếp, mùi thơm của cơm nếp nghe mới thanh bình, hạnh phúc làm sao. Giữa những mệt mỏi, khó khăn sức ấm nóng của khói bếp, hương thơm của xôi nếp đã sưởi ấm tâm hồn những chiến sĩ. Và những đuốc hoa, những điệu khèn mang đến cho người lính sức sống mới niềm tin mới để tiếp tục hành trình. Hai tiếng “kìa em” nghe có chút ngỡ ngàng nhưng tràn đầy niềm vui và sung sức, yêu đời.

Phân tích tây tiến có thể thấy, những niềm vui bé nhỏ ấy là những đốm lửa đã sưởi ấm tâm hồn người chiến sĩ, thắp lên nơi họ tinh thần lạc quan. Để rồi từ đó, người lính dù trải qua thương tích, chứng kiến bao sự ngã xuống vẫn còn giữ lại tim mình dáng chiếc thuyền độc mộc, vẻ đẹp của một bông hoa trôi giữa dòng nước lũ. Đó là sức mạnh tinh thần, giúp họ tiếp tục chiến đấu và đón nhận những thử thách phía trước, còn đáng sợ hơn:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

“Đoàn quân không mọc tóc”. Có lẽ không còn hình ảnh nào có thể gợi nhiều cảm xúc, dễ gợi hình dung như hình ảnh đoàn quân không mọc tóc. Không mọc tóc bởi những người lính phải trải qua những trận sốt rét rừng. Quan trọng hơn, dù không mọc tóc nhưng người chiến sĩ không trở nên lạ lẫm, quái đản mà càng trở nên hùng dũng và hiên ngang.

Người lính Tây Tiến càng chiến đấu càng dũng cảm, quân xanh màu lá nhưng vẫn mạnh mẽ, kiên cường, vẫn dữ oai hùm. Và không những là anh hùng nơi trận chiến, những chiến sĩ của đoàn quân Tây Tiên vẫn có đời sống, tâm hồn Hà Nội rất tinh tế: 

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

Phía trước là chiến trường gian khổ, là hiện thực khắc nghiệt nhưng những chàng trai vừa rời mái trường vẫn không quên nghĩ về hậu phương. Cái dáng kiều thơm là dáng vẻ yêu kiều của người con gái Hà Nội. Quang Dũng ra tiền tuyến với bao khổ cực, nhưng cái phong thái hào hoa của người thanh niên trí thức vẫn luôn còn ở trong anh. Cái phong thái ấy giúp anh cân bằng đời sống sau mỗi trận chiến khốc liệt, giúp anh quyết dành lấy tự do và cũng giúp anh nhìn thẳng vào hiện thực và chấp nhận sự hi sinh:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc trời xanh.

Trên con đường gập ghềnh mà xa thăm thẳm của cuộc hành quân, đoàn quân Tây Tiến cứ bước đi và rồi thỉnh thoảng có người lính phải tách khỏi đội hình, phải dừng lại, phải ở lại cùng súng mũ. Những nấm mồ chiến sĩ rải rác nơi biên cương. Câu thơ thật đau xót và bi thảm! Nhưng những câu thơ tiếp sau lại nâng hình ảnh ấy lên thật bi tráng. Bi tráng bởi người lính ra đi là “đầu không ngoảnh lại”, là chấp nhận hy sinh vì tổ quốc, là ngã xuống chẳng vướng bận gì.

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành.

Người chiến sĩ ngã xuống như những danh tướng xưa, nên áo bào bọc thây anh chứ không phải chiến bào. Anh ngã xuống thanh thản, được trở về với đất nghĩa là anh đã làm trọn nghĩa vụ thiêng liêng của mình. Và mở đầu bài thơ là hình ảnh sông Mã, thì lúc bài thơ kết thúc, sông Mã cũng gầm thét tiễn đưa, là khóc thương cũng thật hùng hồn.

Dòng sông Mã tiễn anh ra đi chiến đấu rồi lại đón anh về:

Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

Một lần nữa, những câu thơ cuối dù trùng xuống nhưng một lần nữa nhà thơ khẳng định cái ý chí bất khuất ra đi là không trở lại của người lính. Đó cũng là ý chí tiêu biểu của thế hệ thanh niên Việt Nam một thời.

Kết luận Phân tích tây tiến

Phân tích tây tiến ta như trở về với cuộc chiến hào hùng cùng những người chiến sĩ, nhuốm đau thương nhưng cũng thật tự hào. Và có lẽ trong sâu thẳm, mỗi chúng ta, đều thầm biết ơn những người anh hùng đã ngã xuống ấy, cũng thầm biết ơn nhà thơ Quang Dũng với một tác phẩm chứa chan tình, tác phẩm không thể thay thế trong lòng người đọc.