Bài mẫu phân tích
Mở bài
Truyền thuyết An Dương Vương Mị Châu và Trọng Thủy là truyền thuyết về quá trình xây và dựng nước và mất nước của nước Thục thời xưa. Ngoài việc nói về vấn đề chính trị, truyền thuyết rất li kì với tình tiết nói về tình yêu của nàng Mị Châu và Trọng Thủy. Tình yêu vốn là một cảm xúc mãnh liệt, nương tựa và nâng đỡ nhau. Nhưng tình yêu của Mị Châu và Trọng Thủy lại là bi kịch làm thay đổi vận mệnh của một đất nước. Đó là tình yêu mù quáng của Mị Châu dành cho Trọng Thủy. Trong truyền thuyết, tác giả đã lồng vào đó hình ảnh ngọc trai giếng nước, một chi tiết kì ảo và mang nhiều giá trị phản ánh.
Thân bài
-
Luận điểm 1: Chi tiết ngọc trai giếng nước xuất hiện ở cuối truyện
Phân tích hình ảnh ngọc trai giếng nước – Nội dung truyện chủ yếu xoay quanh quá trình dựng nước, giữ nước và mất nước của An Dương Vương. Và trong nội dung, một trong những tác nhân khiến cho nước Thục rơi vào tay giặc đó là do tình yêu mù quáng của Mị Châu dành cho Trọng Thủy. Khi đang say đắm trong tình yêu, Mị Châu không hề đề phòng phò mã của mình. Khi được Trọng Thủy hỏi xem nỏ thần nàng sẵn sàng lấy cho chàng xem. Khi bị giặc đuổi bắt nàng lại rải lông ngỗng dẫn đường cho giặc khiến hai cha con rơi vào đường cùng. An Dương Vương phải vung tay giết Mị Châu rồi tự sát. Mị Châu chết, máu nàng được trai ăn được và hóa thành ngọc trai. Trọng Thủy vì thương xót nàng mà nhảy xuống giếng tự vẫn. Nếu lấy ngọc trai rửa ở giếng này thì ngọc càng sáng lạ thường. Đó chính là chi tiết vô cùng kì ảo ngọc trai, giếng nước khi kết thúc tác phẩm.
-
Luận điểm 2: Lý giải chi tiết kì ảo
Tại sao lại có chi tiết kì ảo này trong truyền thuyết về An Dương Vương Mị Châu và Trọng Thủy? Hẳn người đọc sẽ vô cùng thắc mắc. Đây là chi tiết được nhân dân thêm vào với nhiều ý nghĩa khác nhau. Nàng Mị Châu trước khi chết đã nguyện rằng: ““Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Và đúng như lời nguyện của nàng, khi nàng chết nàng không biến thành cát bụi mà máu của nàng lại được trai ăn được và hóa thành ngọc trai. Ngọc trai là biểu tượng cho sự trong sáng tinh khiết và không tì vết. Nỗi oan của nàng dường như đã được xóa bỏ. Cha cho rằng, nàng chính là giặc, là kẻ đã cùng Trọng Thủy âm mưu mà hại nước mất nhà tan. Thần Kim Quy cũng nói với An Dương Vương rằng : “giặc ở sau lưng ngươi đấy” Vì vậy mà An Dương Vương đã giết nàng để trừ mối họa cho dân.
Nàng không hề sợ cái chết. Trước khi chết nàng chỉ thấy mình oan uổng vô cùng. Vì sự ngây thơ, quá tin vào tình yêu nàng vô tình tiếp tay cho giặc mà không hay biết. Cái sai của nàng có chẳng chỉ là quá thật thà, quá ngây thơ và quá yêu mà thôi. Mị Châu không thể sống – Đó là hệ quả của sự ngây thơ của nàng mà thay đổi cả một vận mệnh dân tộc. Nhưng nàng chỉ vô tình mà không hề cố ý. Nhân dân đã bao dung đối với nàng mà để cho lời nguyện của nàng thành sự thật, để cho nàng hóa thành ngọc trai mà minh oan. Đây chính là sự bao dung, là sự cảm thông của nhân dân đối với tội đồ của một đất nước. Đồng thời qua chi tiết này cũng cho thấy giá trị nhân đạo của tác phẩm , đó là sự khoan hồng, ân xá của nhân dân đối với tội đồ, đây cũng chính là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.
Trọng thủy sau khi tìm đến nàng, thấy xác nàng trên bãi biển thì đau đớn dày xé vô cùng. Hắn đã ôm xác nàng mà khóc rồi sau đó tự vẫn dưới giếng. Giếng đó sau này được gọi là giếng Trọng Thủy.
Phân tích hình ảnh ngọc trai giếng nước – Vậy cuối cùng, không chỉ Mị Châu mà Trọng Thủy cũng rơi vào tình yêu – chính trị. Họ cuối cùng cũng chỉ là con cờ của chính trị mà thôi. Trọng Thủy đã yêu Mị Châu thật lòng, khi nàng chết rồi hắn mới cảm thấy đau đớn tột đô, mới hiểu thế nào là mất đi một người thân yêu nhất. Vì hắn mà Mị Châu mới chết, vì hắn mà Mị Châu chết trong oan uổng. Tình yêu khiến hắn dằn vặt mình, nhìn bóng mình trong giếng mà ngỡ là nàng để rồi nhảy xuống tự vẫn. Cái chết của Trọng Thủy là cái chết rất phù hợp với cốt truyện, kẻ tội đồ cũng phải nhận kết cục.
Nhưng cái chết cũng vô cùng xót xa và day dứt. Suy cho cùng, cả Mị Châu và Trọng Thủy cũng chỉ là con cờ trong cuộc chiến chính trị, hôn nhân chính trị mà thôi.
Một chi tiết kì ảo khác là ngọc trai mang về giếng Trọng Thủy lại càng sáng hơn. Qua đây cho thấy sự minh oan và giảm phần nào thù hận giữa nàng Mị Châu và Trọng Thủy. Giếng nước chính là phản chiếu lỗi lầm của Trọng Thủy, ngọc trai chính là tấm lòng trong trắng của nàng. Ngọc trai được rửa dưới giếng trọng thủy càng sáng hơn cho thấy sự tha thứ của nàng dành cho Trọng Thủy.
Đây cũng là bài học mà nhân dân muốn gửi gắm, đó là cần giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, gia đình với quốc gia dân tộc, cần phải đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích cá nhân, có như vậy đất nước mới bền vững.
Kết bài
Tình yêu không sai, nhưng cách yêu có thể sai và nếu yêu mù quáng có thể xảy rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng, đồng thời hôn nhân chính trị chính là nguyên nhân dẫn đến cái chết trong tình yêu. Mị Châu và Trọng Thủy chính là mối nhân duyên chính trị vì vậy mà họ cuối cũng vẫn phải chết oan ức. Qua đây chúng ta càng hiểu được tấm lòng bao dung, nhân đạo của nhân dân đối với kẻ tội đồ và bài học sâu sắc về việc giữ nước của nhân dân ta.
>> Xem thêm: Phân tích truyện an dương vương và mị châu trọng thủy cực hay – Văn mẫu lớp 10