Bài mẫu phân tích

Cao Bá Quát được mệnh danh là Thánh Quát, thánh diêu bởi tài thơ văn vô cùng xuất sắc. Thơ văn ông bộc lộ rõ rệt thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến, một chế độ bảo thủ, trì trệ và mong muốn đổi mới xã hội. Thơ ông chính là cái nhìn thời đại, tư tưởng thời đại, góp phần lớn vào việc thay đổi tư duy thời đại. Một trong những tác phẩm nổi bật nhất chính là Bài ca đi trên bãi cát. Phân tích bài ca ngắn đi trên bãi cát của cao bá quát cho thấy đây là một trong những bài thơ thể hiện tâm trạng của ông trước xã hội đương thời.

Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh ông đi thi hội. Ông phải đi qua những sa mạc đầy nắng gió, mượn hoàn cảnh khó khăn này ông đã chắp bút viết lên bài thơ. Hình ảnh sa mạc, cát không chỉ là hình ảnh thực mà nó còn là hình ảnh tượng trưng cho con đường mưu cầu danh lợi đáng ghét mà ông buộc phải theo đuổi.

Bãi cát dài lại bãi cát dài

Đi một bước như lùi một bước

Hình ảnh bãi cát dài gợi lên sự vô tận, mênh mông nối tiếp nhau. Hình ảnh bãi cát cũng là tượng trưng cho một xã hội đầy chông gai, gập ghềnh, nhất là con đường danh lợi. Dường như Cao Bá Quát đã hình dung ra được con đường ông đang theo đuổi khó khăn thế nào. Bãi cát như dài vô tận, công danh cũng như dài vô tận không biết khi nào có thể chạm tay.

Phân tích bài ca ngắn đi trên bãi cát của cao bá quát-Để rồi, đi một bước lùi một bước cho thấy sự nhọc nhằn của người đi đường. Trong câu thơ, hình ảnh thực là hình ảnh con người đi đường vô cùng vất vả , giữa bát cát sa mạc nắng nóng, bước chân như rã rời, đi một bước phải lùi một bước, đi mãi , đi mãi cũng chưa hết. Hình ảnh mệt nhoài này liên tưởng đến con đường sự nghiệp công danh gập ghềnh, vô cùng vất vả. Con đường công danh đầy chông gai, vừa đi vừa lùi, một bước tiến, một bước lùi

Mặt trời đã lặn, chưa dừng bước

Lữ khách trên đường nước mắt rơi

Thời gian mặt trời đã lặn mà người đi vẫn chưa dừng bước. Người đi chính là biểu tượng của người đi tìm chân lí trong cuộc đời mù mịt nay. Tuy nhiên, đi mãi vẫn chưa thể tìm ra con đường chân lí, con đường ấy có khác nào bãi cát dài vô tận, vừa vất vả, gian khó mà lại còn chông chênh. Hay đây cũng chính là con đường công danh vô cùng gian nan, chông gai, đi mãi cũng không thấy tương lai, vừa đi vừa trăn trở để rồi “nước mắt rơi”. Điều này thể hiện tâm trạng vô cùng mệt mỏi buồn bã và kiệt sức, nhưng vẫn cố gắng đi tìm.

Không học được tiên ông phép ngủ

Trèo non lội suối giận khôi vơi

Xưa nay, phường danh lợi,

Tất cả trên đường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu

Người say vô số, tỉnh bao người?

Câu thơ chính là nỗi niềm của nhân vậy trữ tình. Tác giả đã sử dụng điển cố Hạ hầu Ấn để ca thán và ai oán tình cảnh của mình. Qua đây tác giả cũng thể hiện tấm lòng đa mang cùng đại cuộc. Trước hoàn cảnh ngôn ngang của xã hội ông không thể làm ngơ.

Xưa nay, những người đi tìm chân lí có trách nhiệm với cuộc đời rất ít. “Người say danh lợi” thì nhiều, nhưng những người có trách nhiệm với thời cuộc, xã hội, họ tìm danh lợi để giúp đời lại luôn cô độc trên hành trình cao cả của mình.

Phần đa con người ta quay cuồng làm mọi thứ , chạy xuôi chạy dọc chỉ để tìm danh lợi cho bản thân. Danh lợi là thứ dễ làm ta say như mật, như rượu, như men. Ta phải chạy ngược xuôi để bám víu vào danh lợi tầm thường. Qua câu thơ trên tác giả đã khát quát, nêu lên nhận định về những kẻ tham lam danh lợi và thể hiện quyết tâm thoát khỏi vòng danh lợi này.

Và dĩ nhiên con đường ông đi là chân lí lại vô cùng đơn độc.

Bãi cát dài bãi cát dài ơi

Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt

Đườn ghê sợ còn nhiều đâu ít

Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”

Phía bắc núi Bắc, núi muôn  trùng

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt

Anh đứng làm chi trên bãi cát

Đọc câu thơ nên ta thấy được sự băn khoăn thảng thốt trong tâm trạng nhà thơ. Băn khoăn “biết làm sao”để rồi lâm vào con đường cùng. Thực tế là phía bắc núi muôn trùng , phía nam sóng dạt dào, đường đi gập ghềnh. Hay hàm ý xung quanh đều bị bao vây bởi sự bế tắc, không lối thoát.

Câu hỏi “ Anh đừng làm chi trên bãi cát?” Chính là khao khát sự đổi mới, thay đổi thời cuộc nhưng cũng chính là thực tế không thể đi trên con đường cũ được nữa, cần phải tìm ra một con đường mới.

Kết bài

Bài thơ chính là nỗi niềm của nhà thơ trước thời cuộc, cuộc đời. Ông đi theo con đường chân lí, con đường công danh chân chính vì lo cho dân, cho đất nước nhưng thực tế, công danh lại làm con người ta mờ mắt, vì danh lợi mà quên đi tất thảy. Bài thơ cũng là khao khát của tác giả tìm được một con đường đi mới, con đường công danh đúng đắn mà không đơn độc.