Tóm tắt văn bản Lão Hạc
- Tóm tắt:
Lão Hạc là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nam Cao. Truyện viết về một lão nông nghèo, có vợ mất sớm. Con trai lão vì không có tiền cưới vợ nên bỏ đi làm đồn điền cao su. Lão phải sống trong nghèo khổ và cô độc cùng với một chú cho bầu bạn tên là cậu Vàng.
Sau một trận ốm thập tử nhất sinh, lão không đủ sức đi làm mướn như trước kia. Cùng đường, lão quyết định bán cậu Vàng, rồi đưa tiền và mảnh vườn gửi ông giáo hàng xóm bên cạnh để nhờ làm tiền ma chay trước. Sau đó, lão sang nhà Binh Tư làm nghề trộm chó xin bã chó. Nói dối là về bã cậu Vàng vì nó hay phá phách nhưng thực ra là lão dùng bã cho mình. Lão tự kết liễu đời mình. Lão chết trong đau đớn và quằn quại. Dân làng không ai hiểu vì sao, chỉ có Binh Tư và ông giáo hiểu sự tình.
- Bố cục:
– Phần 1 (từ đầu…một thêm đáng buồn): nội dung phần này nó về sự day dứt của lão Hạc khi bán chó và cuộc sống của lão sau đó.
– Phần 2 ( Từ “…Không! Cuộc đời … đến hết): nói về cái chết của lão Hạc.
Đọc hiểu văn bản Lão Hạc
Câu 1: Phân tích diễn biến tâm trạng của lão Hạc xung quanh việc bán chó. Qua đó, em thấy lão Hạc là người như thế nào?
Gợi ý trả lời:
– Diễn biến tâm trạng lão Hạc quanh chuyện bán chó:
+Lão Hạc và cậu Vàng là hai người bạn thân thiết. Vì thế, tình cảm lão dành cho cậu rất sâu đậm. Vì thế, lão mới gọi con chó với cái tên âu yếm là “cậu Vàng”. Nó không chỉ là kỷ niệm, là tín vật của người con trai mà còn là người bạn trung thành bầu bạn với lão trong cuộc sống cô độc, hiu quạnh.
+ Khi đến bước đường cùng, không thể lo nổi cho mình và cho cậu Vàng. Lão quyết định bán cậu Vàng. Khi đưa ra quyết định đó,“Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước…Lão hu hu khóc”. Qua đây, chúng ta có thể thấy, lão mang tâm trạng đớn đau, cùng cực, lão phải đau xót lắm mới nghẹn ngào và giằng xé đến vậy. Bởi lão nghĩ, lão “đã trót đánh lừa một con chó”.
- Qua diễn biến tâm trạng, thể hiện lão Hạc là một lão nông đang rơi vào hoàn cảnh sống bần cùng nhất, nghèo đói. Tuy nhiên, lão lại có một trái tim rất nhân hậu, thanh bạch và lương thiện.
Câu 2: Em hiểu như thế nào về nguyên nhân cái chết của lão Hạc? Qua những điều về lão Hạc thu xếp nhờ cậy “ông giáo” rồi sau đó tìm đến cái chết, em suy nghĩ gì về tình cảnh và tính cách cả lão?
Gợi ý trả lời:
– Nguyên nhân cái chết của lão Hạc: do hoàn cảnh đưa đẩy. Lão ốm nặng rồi rơi vào hoàn cảnh cùng quẫn, tuyệt vọng. Vì không thể chăm sóc mình, chăm sóc con có nên lão phải bán người bạn thân thiết cậu Vàng. Lão không thể đợi được con trrai và lão day dứt, cảm thấy tội lỗi vì trót lừa một con chó. Vì thế, lão chết vì tình thương, sự lương thiện và tự trọng.
– Trước khi lão chết, lão đã sắp xếp chu toàn mọi việc. Lão cậy nhờ ông giáo giữ vườn đợi con trai của lão về, đồng thời giữ tiền để lo tiền may chay cho lão. Qua sự thu xếp này chúng ta có thể thấy, lão Hạc đang rơi vào tình cảnh vô cùng éo le, đáng thương. Vì không muốn liên lụy, phiền hà với mọi người xung quanh nên ông tự sắp xếp ổn thỏa trước khi ra đi. Có thể thấy rằng, lão một người thực sự có lòng tự cap, đôn hậu. Lão sống khiêm nhường, hiểu đời, hiểu người nhưng lại rơi vào bất lực. Đặc biệt, lão cũng là một người cha vô cùng yêu thương con, thiện lương và giàu tình cảm.
Câu 3: Em thấy thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với lão Hạc như thế nào?
Gợi ý trả lời:
- Thái độ, tình cảm của nhân vật “tôi” với lão Hạc có sự thay đổi:
Có thể thấy, lúc đầu nghe chuyện bán chó của lão Hạc, nhân vật “tôi” có thái độ dửng dưng và thơ ơ. Nhưng rồi, “tôi” đã thấu hiểu và đổi sang an ủi, động viên lão. Nhất lần khi chứng kiến cái chết của lão, nhân vật “tôi” vô cùng cảm kích, xúc động và càng kính trọng hơn tấm lòng lương thiện, cũng như nhân cách thanh cao của lão. Quả thực, ông giáo hay chính là nhân vật “tôi” không chỉ là người tri thức mà còn là người biết thấu hiểu, đồng cảm và giàu lòng trắc ẩn với những người gặp khó khăn.
Câu 4: Khi nghe Binh Tư cho biết lão Hạc xin hắn bả chó để bắt một con chó hàng xóm thì nhân vật “tôi” cảm thấy “cuộc đời quả thật… đáng buồn”, nhưng khi chứng kiến cái chết đau đớn của lão Hạc, “tôi” nghĩ lại: “Không! Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Em hiểu ý nghĩ đó của nhân vật “tôi” như thế nào?
Gợi ý trả lời:
Các bạn có thể thấy, trong tác phẩm nhà văn viết, mới đầu khi nghe Binh Tư nói về việc lão xin bả chó về để bẫy chó, nhân vật “tôi” tỏ ra thất vọng. Ông tưởng rằng lão đẫ đánh mất đi sự lương thiện bấy lâu nay của lão. Nhưng rồi khi chứng kiến cái chết của lão, ông giáo nghĩ lại. Ông thấy rằng cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn như vẻ bề ngoài. Nó có buồn đấy. Nỗi buồn ở đây là số phận hẩm hiu, bất hạnh của con người lương thiện. Nhưng vẫn “buồn theo cách nghĩa khác” là trong cuộc sống bất công, cùng quẫn đó vẫn nhen nhóm, le lói niềm vui, niềm tin vì còn tồn tại những tâm hồn trong sáng, thánh thiện, thiện lương như lão Hạc.
Câu 5: Theo em, cái hay của truyện thể hiện rõ nhất ở những điểm nào? Việc tạo dựng tình huống truyện bất ngờ có tác dụng như thế nào? Cách xây dựng nhân vật có gì đặc sắc? Việc truyện được kể bằng lời của nhân vật “tôi” (ngôi thư nhất) có hiệu quả nghệ thuật gì?
Gợi ý trả lời:
– Chúng ta có thể cảm nhận được cái hay của truyện đó là cách kể và qua việc miêu tả tâm lí nhân vật.
– Việc tạo dựng tình huống truyện bất ngờ có tác dụng làm sáng tỏ và nhấn mạnh nhân cách của lão Hạc.
– Nhà văn Nam Cao đã sử dụng cách xây dựng nhân vật vô cùng sinh động, chân thực, sâu sắc từ ngoại hình đến nội tâm.
– Việc truyện kể bằng ngôi kể thứ nhất mang lại hiệu quả nghệ thuật độc đáo. Vừa giúp người đọc theo diễn biến tác phẩm một cách linh hoạt, gần gũi, chân thực, mang lại cảm xúc sâu sắc và chân thật.
Câu 6: Em hiểu thế nào về ý nghĩ của nhân vật “tôi” (có thể coi là tác giả) qua đoạn văn sau:
“Chao ôi! Đối với những người quanh ta, nếu ta không cố tìm hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn, không bao giờ ta thấy hộ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương […]. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỷ che lấp mất”.
Gợi ý trả lời:
Những ý nghĩa của nhân vật “tôi” ở đây mang tính triết lý nhân sinh về con người. Qua đó, muốn gửi gắm tới độc giả về cách nhìn đời, nhìn người cũng nuhw cách ứng xử của mỗi người trong cuộc sống thường nhật. Đồng thời thể hiện rõ chính tấm lòng, tâm hồn và tình thương, niềm cảm thông sâu sắc với những số phận bất hạnh của tác giả.
Câu 7*: Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, em hiểu gì về cuộc sống và phẩm chất của người nông dân trong xã hội cũ?
Gợi ý trả lời:
Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện ngắn Lão Hạc, chúng ta có thể trong xã hội cũ nửa thực dân nửa phong kiến, cuộc sống của người nông vô cùng khốn đốn, bất hạnh. Họ bị áp bức, đè nén, vùi dập bởi nhiều tầng lớp xã hội. Thế nhưng, họ lại mang trong mình phẩm chất cao quý. Đó là rất lương thiện, giàu lòng tự trọng, tốt bụng và giàu tình thương. Họ không bị vấy đục tâm hồn do xã hội. Phẩm chất của họ như hoa sen gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.