Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ 8 câu cuối ta cần hiểu hoàn cảnh ra đời của toàn bộ tác phẩm. Tác giả của “Chinh phụ ngâm” là Đặng Trần Côn, ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII. Ông có đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam. Đặng Trần Côn viết “Chinh phụ ngâm” dưới thể loại văn vần, trong khoảng năm 1741, thời vua Lê Hiển Tông – một thời đại loạn lạc, quant ham chỉ biết ăn chơi trác tác, khiến nhân dân rơi vào cảnh lầm than. Tức nước vỡ bờ, nhiều cuộc khởi nghĩa của người nông dân nổ ra. Để dẹp yên khởi nghĩa, triều đình phải tuyển binh lính, điều này dẫn đến nhiều gia đình lâm vào cảnh chia lìa.

Chứng kiến những điều trái ngang này và đồng cảm với thân phận người phụ nữ phải chia xa chồng, Đặng Trần Côn viết nên Chinh phụ ngâm. Tác phẩm có 476 câu thơ, được viết theo thể trường đoản cú tự do. Phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ 8 câu cuối là từ câu 193 đến câu 220 của tác phẩm. Đặc biệt, 8 câu cuối này là tiêu biểu cho tư tưởng nhân đạo sâu sắc của tác phẩm.

phan-tich-tinh-canh-le-loi-cua-nguoi-chinh-pju-8-cau-cuoi

Thân bài

Phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ 8 câu cuối theo luận điểm

Chiến tranh mang đến nhiều bi kịch, không chỉ gây ra cái chết cho những người nên chiến trận mà còn để lại nhiều nỗi buồn tang thương cho người ở lại. Sống trong thời đại chiến tranh ấy, Đặng Trần hiểu rõ nỗi đau, nỗi mất mát của những người phụ nữ, vì vậy Chinh phụ ngâm được ông viết vô cùng xúc động. Phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ 8 câu cuối ta sẽ thấy rõ nỗi lòng của người chinh phụ.

“Lòng này gửi gió Đông có tiện ?

Nghìn vàng xin gửi đến non Yên

“Non Yên dù chẳng tới miền

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời”

“Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”

“Cảnh buồn người thiết tha lòng,

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.”

Toàn bộ tác phẩm Chinh phụ ngâm nói chung và 8 câu cuối bài nói riêng, là lời độc thoại của người chinh phụ, thể hiện rõ nỗi cô đơn quạnh quẽ khi ngày đêm mong ngóng chồng đang chiến đầu nơi biển ải xa xôi. Chinh phụ ngâm được viết khi người chinh phụ tiễn chồng ra trận. Tác phẩm sau này được dịch ra nhiều bản bằng chứ Nôm. Bản dịch đang phân tích được tương truyền là của dịch giả Đoàn Thị Điểm.

Luận điểm 1: Mong ước gửi niềm nỗi niềm nhớ thương tới chồng của nàng chinh phụ

Ở phần đầu tác phẩm, người chinh phị luôn ở trạng thái ngóng trông chồng, nhưng phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ 8 câu cuối, ta thấy nàng đã muốn nhờ gió đông gửi nỗi lòng thương nhớ của mình tới chồng, bởi nàng biết chờ đợi chỉ càng thêm cô đơn, vô vọng.

 “Lòng này gửi gió đông có tiện?

Nghìn vàng xin gửi đến non Yên”

Lòng này ở đây là chỉ nỗi niềm nhớ thương của nàng chinh phụ dàng cho chồng. Hai chữ “lòng này” ngắn gọn như vậy nhưng chứa đựng biết bao tâm tư, ở đó có nỗi nhớ thương lẫn lo âu. Như người xưa vẫn nói, những người lính ra trận nào có được mấy người còn trở vệ. Bởi chiến trận hiểm nguy lắm, lằn ranh giữa sinh và tử thật rất mong manh.

Chồng của nàng nơi biên ải bấy lâu vẫn bặt vô âm tín, nàng luôn sống trong thấp thỏm, liệu rằng chàng có trở về sum họp bên gia đình. Vì nỗi lo âu, nhung nhớ, nàng càng thêm cô lẻ chốn phòng loa. Biết viết làm sao cho hết nỗ niềm ấy, nên nàng đành gửi gió đông chuyển lời giúp. Phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ 8 câu cuối ta thấy ở đây nàng chinh phụ chọn gửi gió đông, bởi lẽ gió đông là ngọn gió an lành, luôn mang đến bao yên vui, ấm áp. Nàng gửi gió đông cũng là gửi niềm hy vọng chồng có thể nghe thấy được tấm lòng mình.

Hình ảnh gió đông này cũng là một hình ảnh nhân hóa, khiến người đọc hình dung ngọn gió này là người bạn tri kỉ, có thể hiểu nỗi lòng và chia sẻ với lo âu của nàng chính phụ. Ngoài ra câu thơ “Lòng này gửi gió đông có tiện?” là một câu hỏi tu từ, càng nhấn mạnh thêm nỗi nhớ thương da diết của nàng dành cho chồng. “Có tiện” nghe như có chút e dè, có chút khẩn cầu. Còn “nghìn vàng” trong câu thơ tiếp theo chính là hàm ý về tấm lòng nhớ thương của nàng rất quý giá. Non Yên là một địa danh, một vùng xa xôi nơi biên ải, nơi chồng nàng đang chiến đấu ngày đêm. Hai câu thơ lại như một câu câu hỏi ráo riết, liệu rằng chàng nơi đó có bình an, khỏe mạnh.

Trong cả không gian được gợi ra trong hai câu thơ với gió, với vùng núi lạnh lẽo dường như chỉ có nỗi nhớ của nàng chinh phụ là tồn tại. Nỗi nhớ ấy không còn là trong không gian nơi phòng hoa nhỏ hẹp, mà mở đến tận Non Yên. Và nàng hy vọng rằng, gió sẽ là cầu nói, sẽ bắt nhịp để nỗi lòng nàng đến được với chồng.

Luận điểm 2: Phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ 8 câu cuối qua nỗi nhớ thương chồng đau đáu khó giãi bày

Phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ 8 câu cuối ta thấy, nếu ở hai câu đã phân tích ở trên chỉ là niềm mong muốn gửi gắm nhớ thương đến chồng của nàng chinh phụ ngâm, thì bốn câu thơ dưới đây đã thiển hiện trực tiếp hơn nỗi thương nhớ xen lẫn nỗi đau.

“Non Yên dù chẳng tới miền

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Thiếp nhớ chàng đau đáu nào xong”

Như vậy, ngay câu tiếp sau, Non Yên lại được nhắc đến thêm một lần nữa. Non Yên lúc này gắn với một giả thiết nàng chinh phụ đưa ra, là “dù chẳng tới miền. Nghĩa là nỗi nhớ thương mà nàng gửi cho gió đông, có thể chồng không nhận được. Nhưng dù không gửi được tới Non Yên cho chàng, nàng vẫn giữ nỗi nhớ chồng đau đáu trong tim.

Phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ 8 câu cuối ở bốn câu trên, ta như cảm nhận được nỗi nhớ của người chinh phụ hiện diện ở từng từ từ chữ của câu thơ. Trực tiếp, rõ ràng. Cảm xúc thương nhớ ấy như chỉ muốn vỡ òa ngay tức khắc. “Thăm thẳm” là từ láy vốn được dùng để chỉ độ sâu cảnh vật, được Đặng Trần Côn sử dụng để nhấn mạnh tâm trạng, tâm can của nàng chinh phụ. Có gì có thể biểu hiện cao nhất cho tình yêu bằng nỗi nhớ. Cũng vì yêu, vì nhớ, nên dù phải cô đơn nơi phòng trống, nàng cũng không uất hận việc chồng ra trận, mà chỉ lo âu cho sự an nguy của chồng.

phan-tich-tinh-canh-le-loi-cua-nguoi-chinh-pju-8-cau-cuoi1

Hẳn rằng, nàng và chồng sum vầy chưa được bao lâu, tình yêu vẫn còn nồng ấm của thưở ban đầu, vậy mà lúc này đây, nàng phải một mình sống trong căn phòng quạnh quẽ. Khi nói đến nỗi giờ, ta không thể vẽ thành hình, nhưng khi ví nỗi nhớ với “đường lên bằng trời” thì dù không đong đếm được, nhưng lại cụ thể hơn nhiều, mà cụ thể nghĩa là nỗi nhớ thương da diết này như có hình khối rõ, có thể cảm nhận được mà lại rất to lớn.

Nhưng, cảm nhận rõ ràng hơn nghĩa là nỗi nhớ luôn hiển hiện nên càng đau khổ hơn. Đường lên trời là một không gian bao la, và nỗi nhớ của nàng cũng mênh mông như thế, không biết làm sao để có thể xoa dịu, để có thể giãi bày. “Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu”, nghe mới thật xót xa ai oán. Trời cao, xa đến vậy, liệu rằng có nghe thấy, có hiểu được tấm lòng nàng. Tình cảnh li tán này thử hỏi liệu vua quan triều đình đang sống xa hoa nơi cung điện có hiểu.

Phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ 8 câu cuối ta thấy người chinh phụ bị nhấn chìm trong nỗi nhớ. Nỗi nhớ ấy khiến người đọc xúc động biết bao khi đọc đến từ láy “đau đáu”. “Đau đáu” ở đây không chỉ là nỗi nhớ mà còn là nỗi lo âu, thấp thỏm đứng ngồi không yên. Nàng lo lắng cho sinh mạng của chồng, lo lắng liệu rằng rồi tương lai sẽ ra sao, chàng có trở về sum họp hay cuộc đời nàng có phải mãi mãi chờ mong, hiu quạnh. Nàng lo lắng cũng là bởi lẽ, quy luật của đời người, thanh xuân được mấy hồi, tuổi xuân hết hạn sẽ tàn phai.

Qua những câu thơ trên, ta như hình dung thấy nhan sắc của nàng có chút tàn phai bởi nỗi nhớ thương và thời gian vò võ đợi chờ. Và mọi thứ cứ mờ ảo dần, chỉ có nỗi nhớ chồng là đau đáu từng phút từng giây. Giá mà chỉ có một tin tức nhỏ về chồng, nàng có thể yên lòng chờ đợi. Nhưng sau những ngóng trông, đáp lại nàng chỉ là cái yên ắng tĩnh mịch của không gian. Tuổi xuân người con gái đang dần qua đi, tưởng rằng có thể hạnh phúc sum vầy bên chồng nay lại mỗi ngày phải ước mong chẳng dễ gì thành thực.

Luận điểm 3: Nỗi lòng của nàng chinh cùng cảnh vật, không gian, thời gian hòa thành nỗi buồn thương

 “Cảnh buồn người thiết tha lòng,

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.”

Câu thơ trên có hai vế, về chỉ “cảnh buồn”, còn vế còn lại chỉ “người thiết tha lòng. Hai vế không được nối bằng liên từ với hàm ý tạo không gian để người đọc suy tưởng. Như Nguyễn Du từng viết về tâm trạng của Kiều: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Ở đây người chinh phụ cũng vậy, có phải cảnh buồn khiến người càng “thiết tha lòng” hay vì nỗi lòng buồn thương đã khiến cảnh vật nhuốm màu u buồn. Mà cũng có thể là cả hai, cả lòng người và không gian cùng cộng hưởng, viết lên một bản tấu mang tên nỗi buồn.

Phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ 8 câu cuối ta thấy, “sương đượm” trên cành cây cũng chính là khóe mắt đọng lệ sầu của nàng chinh phụ, vì nhớ thương chồng. Không gian có âm thanh, nhưng chỉ là những âm thanh rất nhỏ. Âm thanh này dường như càng khiến không gian thêm đìu hiu. Đây là bút pháp lấy động tả tĩnh mà ta đã bắt gặp không ít trong các tác phẩm văn học trung đại. Dù không gian yên tĩnh, thì tâm hồn người chinh phụ lại đang xao động vì nỗi nhớ chứ không yên bình như cảnh vật xung quanh. Và kết đoạn thơ, tác giả miêu tả cảnh vật, nhưng qua cảnh vật ta càng như thấy rõ nỗi buồn bủa vây, bao kín lấy người chinh phụ.

Kết luận phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ 8 câu cuối

Phân tích cả đoạn trích nói chung cũng như phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ 8 câu cuối nói riêng, ta thấy bản dịch của Đoàn Thị Điểm đã thực sự chạm vào lòng người đọc, khi diễn tả thành công nỗi niềm thương nhớ và cô đơn vô tận của nàng chinh phụ khi phải chờ chồng trong mòn mỏi. Bên cạnh đó, ta còn yêu mến tác phẩm hơn khi được nội dung được truyền tải bằng thể thơ dân tộc song thất lục bát. Cùng với nội dung tư tưởng nhân đạo sâu sắc, tác phẩm cũng gây ấn tượng bởi các bút pháp nghệ thuật, như tả cảnh ngụ tình, lấy động tả tĩnh. Vì vậy, đoạn thơ đã thực sự thành công khi khiến người đọc thấy rõ và đồng cảm với nỗi niềm, thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ phải đối mặt với chia lìa đôi lứa do chiến tranh. Cũng qua đó, tác giả thể hiện tiếng nói lên án chiến tranh phi nghĩa, triều đại mục nát đã cướp đi hạnh phúc gia đình, làm lỡ làng thanh xuân của bao người phụ nữ.