Soạn Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu) trang 45-48, sách giáo khoa Ngữ Văn 11 tập 1
I – HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
Câu 1 (Soạn Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu): Anh (chị) hãy đọc các chú thích, tìm điểm chung giữa các đời vua mà ông Quán ghét và những con người mà ông Quán thương. Từ đó hãy nhận xét về cơ sở của “lẽ ghét thương” theo quan điểm đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu?
Trả lời:
+ Điểm chung giữa các đời vua mà ông Quán ghét là: Kiệt, Trụ, U, Lệ…những đời vua ăn chơi trác táng, hoang dâm vô độ, không biết chăm lo đến đời sống nhân dân, khiến dân chúng sống trong cảnh lầm than, vận nước tan nát, chính sự suy tàn.
+ Những con người mà ông Quán thương đó là: Khổng Tử, Gia Tử, Gai Cát, Đổng Tử….đây là những người học rộng tài cao, sống đạo đức, có tấm lòng yêu nước thương dân, muốn hành đạo giúp đời cứu dân cứu nước.
+ Nhận xét về cơ sở của “Lẽ ghét thương” theo quan điểm đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu đó là: Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu rất rõ ràng, ông ghét những người sống bạo tàn, nguy hại cho dân cho nước, ông yêu thương những ai có tấm lòng độ lượng, bao dung và ông luôn mong nhân dân có được cuộc sống ấm no hạnh phúc, không phải chịu cảnh mất nước nhà tan.
Câu 2 (Soạn Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu): Anh (chị) có nhận xét gì về cách dùng phép đối và phép điệp ở cặp từ “ghét, thương” trong đoạn thơ này? Tìm hiểu giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ?
Trả lời:
+ Nhận xét về cách dùng phép đối và phép điệp ở cặp từ “ghét, thương” trong đoạn trích trên là:
– Đoạn trích đã sử dụng cặp từ phép đối: “ghét – thương”, “ghét ghét – thương thương”, “hay ghét – hay thương”, “thương ghét – ghét thương”, “lại thương – lại ghét”.
– Đồng thời, từ “ghét – thương” được điệp từ lên đến 12 lần. Các cặp phép đối này được lặp đi lặp lại nhiều lần trong bài thơ mỗi khi một nhân vật lịch sử được nhắc đến.
+ Giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ: Với biện pháp tu từ phép đối và phép điệp được sử dụng rộng rãi trong bài thơ giúp cảm xúc đối lập của tác giả được phân minh, từ đó cho người đọc thấy rằng ghét chính là cội nguồn của thương. Dù là đối lập nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau, thể hiện rõ quan điểm ghét – thương của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.
Câu 3 (Soạn Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu): Dựa vào cảm xúc của tác giả, hãy giải thích câu thơ ở phần đầu đoạn trích: “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”.
Trả lời:
“Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” là câu thơ mở đầu đoạn trích “Lẽ ghét thương” được trích trong “Lục Vân Tiên” của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Đây là câu thơ thể hiện sự phân minh yêu – ghét trong suy nghĩ của tác giả và cũng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tác phẩm Lục Vân Tiên nói về tấm lòng yêu thương dân sâu sắc của ông. Ông cho rằng chính vì có lòng thương những điều tốt đẹp, cảm thương cho những người bất hạnh trong cuộc sống nên sinh ra ghét những điều chướng tai gai mắt, những điều bất công trong xã hội, khiến nhân dân khốn khổ trước những kẻ cầm quyền ngỗ ngược, lộng hành, bất tài vô dụng.
II – LUYỆN TẬP
Câu 1 (Soạn Lẽ ghét thương (Nguyễn Đình Chiểu): Theo anh (chị), câu thơ nào trong đoạn trích có thể thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của cả đoạn? Hãy viết đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về câu thơ đó.
Trả lời:
Theo em, câu thơ trong đoạn trích “Lẽ ghét thương” có thể thâu tóm toàn bộ ý nghĩa tư tưởng và tình cảm của cả đoạn là “ Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”.
Đây là câu thơ gửi gắm giá trị nhân đạo sâu sắc của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu có tấm lòng bao dung, vị tha, yêu thương nhân loại. Với ông, thương – ghét rạch ròi, vô cùng phân minh và ghét – thương có mối quan hệ khăng khít lẫn nhau. Sở dĩ nói như vậy bởi, càng xót thương cảnh người dân bị áp bức, bị lầm than, khốn khổ, người tài thì bị vùi dập không được trưng dụng thì Nguyễn Đình Chiểu càng căm ghét các ông vua say đắm tửu sắc, không quan tâm đến chính sự mưu bàn việc nước, làm cho dân chúng khổ sở. Ngược lại, cũng chính vì ghét nhưng điều sai trái đó mà tình thương đồng loại, thương đời của ông càng sâu sắc hơn.