Trong chương trình Ngữ văn 9, có nhiều tác giả nước ngoài. Trong đó Lỗ Tấn với tác phẩm Cố hương đã để lại ấn tượng sâu sắc. Phân tích Cố hương sẽ là lần nữa giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tác giả. Đồng thời, nắm bắt được thông điệp của các tác phẩm cũng như các biện pháp nghệ thuật độc đáo.
Phân tích Cố hương chi tiết mở bài
Nhà văn Lỗ Tấn được biết đến là một nhà văn cách mạng lừng danh của Trung Quốc. Nhắc đến ông không thể không nhắc đến truyện ngắn “Cố hương” được. Tác phẩm Cố hương là một thành công của ông nó mang đến cho người đọc một thứ tình cảm vô cùng dịu nhẹ và thấm đẫm cảm xúc tình yêu quê hương. Tác phẩm giống như một thức phim đã ghi lại cho chúng ta những hồi ức vô cùng dịu ngọt của những con người ở quê hương với những nỗi buồn, sự hi vọng.
Truyện ngắn “Cố Hương” có những nhân vật như tôi, mẹ tôi, cháu Hoàng, Nhuận Thổ, Thủy Sinh, chị Hải Dương. Họ chính là những con người của quê hương và cũng chính họ đã gợi ra biết bao nhiêu những kỷ niệm buồn vui và sâu nặng với quê hương – nơi cho họ biết bao nhiêu kỷ niệm cũng như những ký ức đẹp đẽ.
Phân tích Cố hương chi tiết thân bài
-
Luận điểm 1: Tâm trạng nhân vật “tôi”
Hình ảnh nhân vật “tôi” được xuất hiện ngay từ những câu đầu tiên của tác phẩm. “Tôi không quản trời lạnh giá, về thăm làng cũ, xa những hai ngàn dặm mà tôi đã từ biệt hơn hai mươi năm nay”. Một câu nói thôi nhưng chứa đầy tâm trạng của nhân vật. Nhớ thương, mong ngóng…
Trên đường về quê
Điều đó thể hiện qua hoàn cảnh lúc “tôi” trở về cố hương. Không phải là ngày đẹp trời trong xanh. Mà là vào một ngày trời giữa đông, giá rét. Không phải tôi mới xa quê 1-2 năm mà đã là 20 năm. Không phải quê ngay sát vách mà là cách những hai ngàn dặm. Phân tích Cố hương mới thấy, tấm lòng của ông với quê cha đất tổ thật sâu sắc. Ông vượt muôn ngàn trùng xa cách, về quê với mục đích vĩnh biệt lần cuối, rồi cùng gia đình đi lập nghiệp nơi đất khách quê người.
Thế nhưng, trên đường về cố hương đã khiến lòng nhân vật “tôi” sẽ lại, hụt hãng đan xen sự thất vọng. Bởi làng quê giờ hoang vắng u am, úa vàng tiêu điều quá. “Gần về đến làng, trời lại càng u ám. Gió lạnh lùa vào khoang thuyền, vi vu. Nhìn qua các khe hở mui thuyền, thấy xa gần thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa. Không nén được, lòng tôi se lại”.
Qua đây độc giả có thể hiểu hơn thực tiễn về đời sống làng quê của xã hội Trung Quốc những năm đầu thế XX.
Những ngày ở quê
Càng đi sâu vào tác phẩm, tâm trạng nhân vật “tôi” càng thể hiện rõ nỗi buồn thương. Qua cái nhìn, cảm nhận của “tôi” hay chính tác giả với khung cảnh quê hương, với nét mặt của những người thân yêu. Đó là hình ảnh “sáng tinh mơ, trên mái ngói, mấy cọng rơm khô phất phơ”; là chuyện “các gia đình đã dọn đi nhiều, càng hiu quạnh”. Thật là một không gian hiu quạnh hoang vắng, khiến người ta không buồn cũng phải trở nên man mác.
Cảnh vật đã vây, con người ở quê cũng chẳng khá hơn. Mỗi người mang một nỗi u sầu ẩn dấu. Tác giả miêu tả mẹ: “mừng rỡ, nét mặt ẩn một nỗi buồn”. Tác giả hiểu đó là nỗi buồn của người sắp ra đi. Đó là tâm trạng của người sắp phải rời xa nơi chôn nhau cắt rốn và chẳng biết ngày trở lại. Tâm trạng luyến lưu, xao xuyến bâng khuâng. Thông qua việc xây dựng hình tượng các nhân vật như cháu Hoằng, chị Hai Dương, Nhuận Thổ, Thủy Sinh… tác giả muốn nhấn mạnh tới sự thay đổi quê hương, sự thay đổi của chính mình. Hoằng lạ lẫm với “tôi” vì Hoằng chưa gặp người khác quê bao giờ. Chị Hai Dương xưa kia xinh đẹp, dịu dàng là thế giờ sau 20 năm trở thành một người phụ đàn bà xấu cả vẻ ngoài lẫn tâm hồn. Đau đớn nữa là cậu bạn Nhuận Thổ, xưa kia là nông dân khỏe mạnh, hiểu chuyện, tháo vát. Ấy vậy mà giờ đây lụ khụ như ông cụ, chậm chạp, cam chịu số phận. Lo lắng hơn là nhân vật Thủy Sinh con trai của Nhuận Thổ. Bởi ngay lúc này đây, nó đã thể hiện sự nhút nhát. Đã thế lại còn “gầy còm, vàng vọt, cổ không đeo vòng bạc”.
Chỉ qua từng ấy nhân vật, nhưng phân tích Cố hương, độc giả đã thấy được sự thay đổi mạnh mẽ của xã hội Trung Quốc. Đó là xã hội phong kiến đang suy vong. Con người xã hội cũ của Trung Quốc đang bị tha hóa. Có thể nói, Lỗ Tấn đã nhìn thẳng vào trực diện hiện thực xã hội để miêu tả. Tác giả với ngòi bút của mình có thể thức tỉnh con người. Bởi tác giả luôn khao khát dùng con chữ để “chữa bệnh tinh thần cho dân tộc”
Lúc rời xa quê
Từ lúc về quê cho đến khi phải rời đi, dường như tâm trạng nhân vật “tôi” chỉ đắm chìm trong suy tư, buồn bã. Gia đình tác giả ra đi vào một chiều hoàng hôn. Một không gian gợi nỗi buồn man mác. Nếu như lúc về háo hức, nhớ nhung bao nhiêu thì lúc đi lại thấy không hề luyến lưu bấy nhiêu. Tác giả ra đi mà trong lòng mang xúc cảm ngột ngại, lẻ loi. “Thuyền chúng tôi thẳng tiến. Trong hoàng hôn, những dãy núi xanh hai bên bờ sông đen sẫm lại, nối tiếp nhau chạy lùi về phía sau lái”
Ra đi nhưng lòng tác giả vẫn luôn đau đáu những mong ước cho quê hương. Lỗ Tấn mong ước: “Tôi mong ước chúng nó sẽ không giống chúng tôi, không bao giờ phải cách bức nhau cả… Nhưng tôi cũng không muốn chúng nó vì thân thiết với nhau mà phải vất vả, chạy vạy như tôi, cũng không muốn chúng nó phải khốn khổ mà đần độn như Nhuận Thổ; cũng không muốn chúng nó phải khốn khổ mà tàn nhẫn như bao nhiêu người khác. Chúng nó cần phải sống một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sống”.
Đồng thời, tác giả cũng mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp cho bản thân và gia đình trong tương lai.
-
Luận điểm 2: Nhân vật “tôi” ngẫm về hình ảnh con đường
Lỗ Tấn là nhà văn cách mạng. Ông viết ra không đơn giản chỉ là giãi bày nỗi lòng mà còn nói lên những suy ngẫm về cuộc đời, về vận mệnh dân tộc. “Tôi đang mơ màng thì trước mặt tôi hiện ra cảnh tượng một cánh đồng cát, màu xanh biếc, cạnh bờ biển, trên vòm trời xanh đậm, treo lơ lửng một vừng trăng tròn vàng thắm. Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. Cũng giống như những con đường trên mặt đất; kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi”
Đúng vậy, Trái đất sinh ra vốn làm gì có đường. Đường đi vốn do con người đi mãi mà thành thôi. Cũng giống như con đường mà nhân vật tôi cùng gia đinh đang đi. Nhưng sâu xa hơn, phía sau ý niệm ấy là con đường đổi mới của đất nước Trung Hoa trong xã hội mới. Đó không chỉ là hy vọng mà còn là cả niềm tin tưởng mà Lỗ Tấn đặt cả vào đất nước. Ông hy vọng, thế hệ trẻ như cháu ông sẽ mang tới tương lai tươi sáng, cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người.
Kết bài
Kết thúc phân tích Cố hương của nhà văn Lỗ Tấn, độc giả nhận ra nhiều giá trị nghệ thuật đặc sắc. Tác phẩm sử dụng đan xen linh hoạt giữa thực tại, hồi ức, so sánh, đối chiếu. Tất cả những thủ pháp nghệ thuật ấy tạo nên mạch liên kết chặt chẽ trong cốt truyện. Đặc biệt, với biện pháp nghệ thuật miêu tả tâm trạng chi tiết, tinh tế, nhà văn đã khắc họa thành công những bức chân dung nhân vật ở cố hương. Những con người hiện lên trong truyện thật chân thực, sinh động, đại diện cho một tầng lớp xã hội của Trung Hoa lúc bấy giờ. Ngoài ra, việc miêu tả cảnh đặc sắc và hình ảnh biểu cảm đã giúp bức tranh làng quê trong tác thêm rõ nét và đầy xúc cảm.
Đúng như tác giả khẳng định, con đường không tự nhiên mà có, tất cả do con người đi mãi mà nên. Con đường đi của mỗi quốc gia, mỗi cá nhân cũng vậy!. Chỉ cần thay đổi, chỉ cần phù hợp với xu thế, chỉ cần là những điều tốt đẹp thì hãy cứ đi. Mới đầu sẽ mông lung, chưa rõ ràng nhưng nếu đi nhất định sẽ đến, sẽ thành quen, thành đường.