Phân tích Vội vàng khổ 2 của nhà thơ Xuân Diệu để ta có thể thấy sự hữu hạn của thời gian. Đồng thời ta nhận ra con người cũng thật hữu hạn trong vòng tuần hoàn vô hạn ấy của cuộc sống. Do đó, đừng chần chừ, đừng sống tẻ nhạt, hãy sống với những đam mê, sống hết mình mỗi phút giây để tận hưởng cuộc đời một cách trọn vẹn, ý nghĩa. Cùng dõi theo bài viết dưới đây để cảm nhận
Bài mẫu phân tích Vội vàng khổ 2
Mở bài
“Ông hoàng thơ tình” Xuân Diệu là một trong những nhà thơ Mới xuất sắc nhất thời bấy giờ. Một trong những tác phẩm hay nhất của Xuân Diệu là bài thơ “Vội vàng: trích trong tập “Thơ thơ”. Toàn bộ thi phẩm này đẫ mang đến cho các độc giả một bức tranh mùa xuân tươi trẻ, mới mẻ và cả những cảm quan nhân sinh đầy khác lạ của Xuân Diệu. Phân tích Vội vàng khổi 2, từ câu thứ 14 đến câu thứ 29, các bạn sẽ hiểu sâu sắc hơn về triết lý cuộc đời và thời gian.
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già….
… Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…”.
Không hổ danh là nhà thơ tình với tâm hồn lãng mạn nhất trong các nhà Thơ mới, ngay từ khổ Vội vàng, Xuân Diệu đã cho độc giả dạo chơi trong một khung cảnh mùa xuân đẹp đẽ với rất nhiều ong bướm, hoa cỏ, với một tình yêu đến cháy bỏng. Thì đến khổ thứ 2 này, nhà thơ lại thể hiện sự khắc khoải, lo âu trước bước đi của màu xuân bởi nó cũng là bước đi của thời gian và cũng chính là bước đi của đời người. Cách dùng từ điệp lại “nghĩa là” đã nhấn mạnh cảm xúc bất ngờ có phần hốt hoảng về dòng chảy của tác giả. Nhưng thông thường, người ta sẽ chỉ tiếc nuối mọi thứ khi nó đã đi qua, hoặc chỉ còn là ký ức nhưng nhà thơ thì khác. Ông tiếc nuối mùa xuân ngay khi nó đang đến. Thậm chí ngay cả trong khi ông đang ngất ngây đón nhận nó. Bởi ông nghĩ sâu xa hơn, với thi nhân, đó không chỉ là mùa xuân thiên nhiên mà còn là xuân của đời người. Ông đã lấy thời gian đời người để làm thước đo hình tượng cho thời gian của vũ trụ.
“Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
Không cho dài thời trẻ của nhân gian,
Phân tích Vội vàng khổ 2 này, dường như ta có thể cảm nhận được rằng người thi nhân ấy đang ý thức rất rõ sự chảy trôi của thời gian. Ông vẫn thích mùa xuân sang đấy. Nhà thơ vẫn mê đắm vẻ đẹp rực rỡ của nàng xuân ấy nhưng tận sâu trong tiềm thức, ông vẫn vấn vương nỗi lo âu. Xuân Diệu lo rằng “xuân đương tới” rồi xuân cũng sẽ “đương qua”, xuân còn non trẻ không có nghĩa là xuân sẽ mãi không già, bởi mỗi phút giây trôi qua, cuộc đời mỗi người lại ngắn lại. Giống như “mỗi mùa xuân sang mẹ tôi lại thêm một tuổi vậy. Mỗi mùa xuân tới, ngày tôi xa mẹ càng gần” vậy. Thời gian là thứ ai cũng có nhưng không ai có thể níu giữ lại, cũng như chẳng thể người nào có thể nắm lấy mùa xuân mà đóng khung vào hộp. Và sâu xa hơn, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm ở đây còn là tuổi trẻ.
Chuyện con người “sinh, lão, bênh, tử” là chuyện hiển nhiên, chẳng có thế lực nào có thể giữ được tuổi trẻ, thanh xuân hay đời người. Những thứ đó đã một lần đi thì chẳng bao giò qua lại. Cho dù con người có làm cách gì, có khát khao tuổi trẻ nhiều thế nào thì vẫn không thể níu giữ được nó. Việc sử dụng kết hợp những động, tính từ trái nghĩa như “qua”- “tới”; “già”- “non”, “rộng”- “chật”…, càng làm rõ nét hơn sự hữu hạn của đời người và vô hạn của thời gian, tuổi thanh xuân. Đây quả thực là một cảm quan tinh tế của thi nhân trước bước chuyển của thời gian. Một năm được bắt đầu bằng mùa xuân. Khi con người không còn nhận thấy mùa xuân nữa thì có nghĩa là đời người cũng chẳng còn. Dẫu biết rằng lòng người vẫn còn rộng lớn, còn chất chứa bao khát khao, mơ ước và hoài bão nhưng phải làm sao đây, khi thời gian không thể cộng thêm nhân vào, khi lượng trời bé nhỏ, còn tuổi trẻ của nhân gian thì đâu mọc thêm, kéo dài ra. Với Xuân Diệu, thời gian là tuyến tính, một đi không trở lại nên nhà thơ càng cảm thấy bất an, nghẹn ngào thảng thốt:
“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”
Phân tích Vội vàng khổ 2 đến đây, ta tự hỏi, có phải do nhà thơ quá nhạy cảm mà đâm ra sợ hãi như vậy không?. Hay đó chỉ là những lí do ông đưa ra để con người nhận thấy rằng, cuộc đời ngắn lắm, nên hãy sống sao cho đúng nghĩa. Tác giả muốn nhắc nhở tất cả rằng, vũ trụ bao la, con người nhỏ bé và đời người là hữu hạn. Mà không chỉ con người mới chịu sự hữu hạn đây mà thiên nhiên cũng ảnh hưởng và không tránh khỏi sự nuối tiếc, lo sợ:
“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
Khắp núi sông vẫn than thầm tiễn biệt
Con gió xinh thì thào trong lá biếc
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…
Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm”.”
Nhà văn không cảm nhận tháng Năm qua tiếng ve, qua màu hoa phượng mà là qua mùi của nó. Cái thứ mùi gì mà khiến người nghe xao xuyến. Nhất là khi nghe từ “rớm” như thể là rớm máu vì thương tích. Hóa ra thời gian cũng không hoàn toàn vô tình, vô tâm như người ta vẫn nghĩ. Mà chính tháng Năm cũng tiếc thương cho chính bản thân mình. Tháng Năm là tháng chia tay của học trò, là cuộc chia ly mà không thể không diễn ra. Những không gian rộng lớn của thiên nhiên, tất cả sự tươi đẹp này rồi sẽ trở thành quá khứ. Phân tích Vội vàng khổ 2, ta dễ dàng thấy rằng, Xuân Diệu từ cảm nhận chung về vũ trụ đã vẽ ra cuộc chia ly của vạn vật cụ thể hơn. Vẫn là chim, là gió, là yến anh của mùa xuân ấy, nhưng giờ không còn rộn ràng reo vui hat ca nữa. Đến cả những cành tơ phơ phất cũng hòa vào bản nhạc buồn chia ly. Đến cơn gió cũng không reo vui theo cành lá, mà chỉ “thì thào trong lá biếc” như đang tủi hờn về điều gì đó. Đến tiếng chim cũng không còn gãy khúc ca tình si mà giờ đã lặng im. Bởi chim cũng hiểu, hót làm gì khi đến cuối rồi cũng phải nói lời chia ly.
Việc sử dụng phép nhân hóa ở đây một cách tài tinh, nhà thơ đã góp phần tô đậm thêm nỗi buồn của vạn vật trước cảnh phân ly. Ông khẳng định không riêng gì con người, mọi sinh vật trên Trái đất đều có cảm xúc, có tiếng nói riêng, có cuộc đời và tuổi trẻ, khát khao riêng. Phân tích Vội vàng khổ 2, đến những câu cuối cùng, Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…” ta càng nghe rõ được nỗi lòng của tác giả. Tiếng “ôi” vang lên thật da diết, đầy hối tiếc.
Nhưng cũng là lời thúc giục con người phải nhanh chóng hành động “Mau đi thôi! mùa chưa ngả chiều hôm”. Tác giả thảng thốt vì biết rằng chẳng bao giờ nữa, nên hay nhanh đi thoi. Chúng ta hãy chạy đua với vũ trụ này, với thời gian này khi mà “mùa chưa ngả chiều hôm”, khi mà lá chưa kịp ngả màu, khi mua chia ly chưa kịp đến. Nhà thơ sử dụng câu cầu khiến ở đây, như là một hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai đang sống buông thả bản thân, cho những ai chưa biết quý trọng giá trị của cuộc đời. Lời thúc giục của ông không phải bảo con người hay sống vội vàng gấp gáp thời ơ, mà hãy sống có trách nhiệm, sống nhiệt huyết, sống hết mình. Tác giả muốn nhắn rằng, mỗi người hãy đừng bao giờ sống hoài, sống phí những năm tháng thanh xuân. Bởi nó đi và sẽ chẳng bao giờ trở lại.
Kết bài
Phân tích Vội vàng khổ 2, độc giả nhận ra rằng, tuy tác giả bộc lộ tâm trạng nuối tiếc thời gian, cuộc đời nhưng đó cũng chính là khát khao mãnh liệt và tình yêu đắm say của ông dành cho đời. Lời thơ ấy cũng chính là tiếng lòng của Xuân Diệu.
“Ông hoàng thơ tình” đã vẽ ra một cuộc chia ly của núi sông với những nét phác họa thiên nhiên vô cùng khéo léo bằng ngôn từ. Giọng thơ vừa độc thoại vừa đối thoại. Có lúc nhà thơ tự nói với chính mình nhưng có lúc lại hướng tới thế giới bên ngoài, nói lên nỗi lòng của tất cả mọi người. Có lẽ vì thế mà Vội vàng nói chung và đoạn 2 nói riêng luôn để lạnh ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả.