Dưới đây là tài liệu phân tích nhân vật Mị trong đêm mùa đông, các bạn học sinh có thể tham khảo và sử dụng vào bài làm văn của mình hiệu quả và sâu sắc nhất!
Mở bài
Trước khi đi vào phân tích nhân vật Mị trong đêm mùa đông, chúng ta giới thiệu qua về tác giả Tô Hoài.
Nhà văn Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen. Ông sinh ra ở Hà Nội. Ông vừa là chiến sĩ Cách mạng, vừa là một nhà văn nổi tiếng với những tác phẩm thiếu nhi độc đáo như Dế mèn phiêu lưu ký, O chuột…
Ngoài ra, ông còn có một số tác phẩm nổi tiếng sau Cách mạng tháng tám như Vợ chồng A phủ, Truyện Tây Bắc…
Trong đó, tác phẩm Vợ chồng A Phủ đã gây tiếng vang khi ra đời và đã được chuyển thể thành phim điện ảnh nổi tiếng và được khán giả vô cùng yêu thích. Đặc biệt, những tình tiết xoay quanh nhân vật Mị trong đêm tình mùa đông đã tạo ấn tượng mạnh tới độc giả lẫn người xem.
Thân bài chi tiết
Luận điểm 1: hoàn cảnh của Mị trước đêm mùa đông
Phân tích nhân vật Mị trong đêm mùa đông, chúng ta cần biết tâm trạng và hoàn cảnh của Mị trước hôm đó.
Có thể nói trước khi đêm mùa đông định mệnh ấy diễn ra, Mị đang ở trong một hoàn cảnh vô cùng éo le và trớ trêu. Cô bị bắt về làm vợ của A Sử con của Thống lý Pá tra để trả nợ cho gia đình. Từ khi về làm dâu, cô đã bị đối xử như thân trâu ngựa trong gia đình. Cô sống như một bóng ma nơi xó bếp không còn sự sống. Mị sống mà như đã chết. Đã có lần Mị tìm đến lá ngón để chết nhưng vì thương cha nên Mị lại không nỡ. Thế nhưng, dường như trong thể xác của cô gái miền sơn cước ấy vẫn còn mầm mống của niềm khao khát sống và niềm tin và hạnh phúc.
Luận điểm 2: hình ảnh nhân vật Mị với cuộc trỗi dậy lần thứ nhất
Để rồi hy vọng và sức sống nhỏ nhoi tiềm ẩn trong Mị vẫn được nhen nhóm và không bao giờ tắt. Nó vẫn có thể bùng lên dữ dội nếu có cơ hội.
Và mùa xuân năm ấy, đất trời như căng tràn sức sống. Dưới ngòi bút miêu tả của nhà văn Tô Hoài, bức tranh mùa xuân Tây Bắc rực rỡ và vô cùng tươi đẹp, khiến lòng người không thể náo nức, không thể rạo rực: “Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, rét càng dữ. Nhưng trong các làng Mông Đỏ, những chiếc váy hoa đã được phơi ra mỏm đá, xòe như con bướm sặc sỡ. Hoa thuốc phiện nở trắng lại nở mầu đỏ hau, đỏ thậm, rồi nở mầu tím man mát. Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi, đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi hồi.
Mày có con trai con gái
Mày đi làm nương
Ta không có con trai con gái
Ta đi tìm người yêu
Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã tới”.
Những đêm tình mùa xuân khơi gợi trong Mị những ký ức hoài niệm cũ. Mị cũng đã từng có người yêu. Mị cũng đã từng được bao chàng trai theo đuổi. Mị cũng đã từng cùng chúng bạn đi chơi như bao cô gái Tây Bắc xinh đẹp tài năng khác. Khi đang mơ màng về những ký ức cũ, Mị chợ ý thức lại cuộc sống hiện tại. Mị uống rượu say, Mị muốn đi chơi. Mị chuẩn bị quần áo đầu tóc, mặc cho A Sử tra hỏi. Thế nhưng Mị không đi được vì A Sử trói đứng Mị lại ở cột nhà. Hắn không cho Mị đi, hắn trói chặt thân xác Mị. Thế nhưng trái tim, trí óc và tâm hồn Mị lại bay bổng theo tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân ấy.
Trong đêm tình mùa xuân ấy, dù rằng Mị chưa thoát khỏi cuộc sống địa ngục nơi trần gian ấy nhưng trong lòng Mị đã có chuyển biến. Mị không còn là con rùa, con ngựa con trâu lầm lũi nơi xó cửa nữa. Tâm hồn Mị đã trỗi dậy những khát kháo, những khoảnh khắc tươi đẹp của tuổi thanh xuân. Mị nhớ tới câu chuyện người đàn bà đã từng chết đứng trong nhà A Sử rồi bất chợt Mị muốn sống, muốn được hạnh phúc hơn bao giờ hết.
Mặc dù ở đoạn văn đêm tình mùa xuân, nhà văn Tô Hoài không miêu tả hành động của Mị mà chủ yếu là thể hiện diễn biến tâm trạng. Tuy nhiên, người đọc vẫn bị cuốn theo từng suy nghĩ của Mị. Để rồi chờ đợi một điều bất ngờ trong đêm mùa đông định mệnh giải cứu A Phủ.
Luận điểm 3: hình ảnh Mị trong lần cởi trói cho A Phủ trong đêm mùa đông
Phân tích nhân vật Mị trong đêm mùa đông, độc giả thấy, cuộc sống càng tù túng, càng phẫn uất với thực tại, trong tâm hồn người con gái ấy lại dồn nén những khát khao sống mạnh mẽ và mãnh liệt.
Để rồi khi chứng kiến cái chết sắp đến với A Phủ trong lòng Mị đã trỗi dậy một suy nghĩ vô cùng táo bạo. Mới đầu, Mị cũng dưng dửng trước tình cảnh của A Phủ. Nhưng đến khi bắt gặp giọt nước mắt của A Phủ trong đêm mùa đông lạnh giá đó, Mị đã thức tỉnh. Tâm hồn giá băng của Mị đã được sưởi ấm và hoàn toàn tan chảy. Mị chợt nhớ tới đêm chính mình bị A Sử trói đứng ở cột. Mị thương xót cho mình bao nhiêu thì cũng đau lòng với tình cảnh của A Phủ bấy nhiêu. Sự đồng cảm của Mị và A Phủ chính là sự thấu cảm và tương phân giữa những con người đang chịu chung số phận. Càng thương cho mình cho A Phủ bao nhiêu thì Mị càng căm hận cha con thống lý sôi sục bấy nhiêu. “Trong nhà tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủ biết có người bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ thở phè từng hơi, như rắn thở, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi đi…” rồi Mị nghẹn lại”.
Thật khen thay cho sự khắc hoạt nhân vật tài tình của nhà văn Tô Hoài. Từng tình tiết diễn biến của Mị đều khiến người đọc không thể rời mắt và cứ thế bị cuốn theo, cũng bị hồi hộp theo từng suy nghĩ, hành động của Mị. Trước lúc quyết định thực hiện hành động mạnh bạo ấy, Mị cũngđã từng nghĩ nếu A Phủ không trốn được, hoặc Mị sẽ bị cha con thống lý bắt trói chết thay A Phủ ở cái cột ấy. Nhưng rồi, Mị đã không sợ. Bởi tình thương người và nỗi khao khát được thoát khỏi cuộc sống tủi nhục ấy đã sục sôi và mãnh liệt hơn bất cứ thứ gì khác. Tất cả đã thúc đẩy tới việc Mị cởi trói cho A Phủ. Và không dừng lại đó, Mị kịp nhận ra mình cũng phải đi. “Mị đứng lặng trong bóng tối. Trời tối lắm. Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng dốc. Mị thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
– A Phủ cho tôi đi.
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại vừa thở vừa nói: – Ở đây chết mất”.
Hành động đột ngột của Mị thực ra rất hợp tình hợp lý hợp với diễn biến tâm lý của một con người trong cơn bĩ cực. Mị không còn cách nào khác ngoài việc bỏ trốn. Nếu không ở lại Mị sẽ chết.
Thật là một cái kết thỏa đáng làm người đọc thở phào nhẹ nhõm khi phận người tốt cuối cùng cũng được sống tự do và mơ về hạnh phúc. Từ một cô gái bị thế lực tàn bạo và hũ tục xã hội tàn bạo chà đạp đến nỗi sống như một cái xác không hồn, đã trở thành một cô gái mạnh mẽ, vùng lên làm chủ cuộc đời của mình.
Quá trình phân tích nhân vật Mị trong đêm mùa đông càng thấy tài năng trong việc khắc họa và miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật của nhà văn Tô Hoài. Qua từng chi tiết, độc giả cảm nhận được nhân vật Mị sống động, chân thực đến từng chi tiết. Dường như Mị hiện rõ trước mặt độc giả bằng xương bằng thịt.
Mị được độc giả nhớ tới là một cô gái điển hình cho vẻ đẹp của con gái Tây Bắc. Mị xinh đẹp, hiếu thảo và có tài thổi sáo. Mị có tâm hồn phóng khoáng, yêu tự do và đang ở tuổi thanh xuân phơi phới. Thế nhưng cuộc sống trớ trêu, khiến cô lâm vào hoàn cảnh bi đát, phải làm vợ hờ cho con của thống lý để gán nợ. Cuộc đời của cô rời vào túng quẫn, sống không bằng chết.
Kết bài chi tiết
Quá trình phân tích nhân vật Mị trong đêm mùa đông, độc giả cảm nhận được tình yêu sâu sắc mà nhà văn Tô Hoài dành cho mảnh đất Tây Bắc xinh đẹp. Qua nhân vật Mị, nhà văn muốn ca ngợi vẻ đẹp của con người vùng Tây Bắc. Đồng thời, qua số phận của Mị và A Phủ. Tác giả lên án và phê phán chế độ xã hội cũ cùng những hủ tục lạc hậu của vùng núi miền Bắc. Việc nhà văn Tô Hoài quyết định cho nhân vật Mị và A Phủ cùng nhau giải thoát trong đêm mùa đông định mệnh đó, đã nói lên khát khao về cuộc sống tự do hạnh phúc của con người. Đặc biệt là sau Cách mạng tháng tám, bức tranh đời sống con người từ miền xuôi đến miền ngược đã thay đổi. Họ đã có quyền được sống tự do, tự làm chủ cuộc đời của mình.
Quả thực, nhờ sự khắc họa tài tình và trái tim nhạy cảm thương người, yêu đời sâu sắc của nhà văn Tô Hoài mà chúng ta cảm có được một tác phẩm văn học kinh điển với những nhân vật ấn tượng không thể nào quên. Chẳng thế mà mới đây, nhân vật Mị và câu chuyện cuộc đời cô còn được chuyển thể thành bài hát đình đám “Để Mị nói cho mà nghe”. Một tác phẩm âm nhạc làm mưa làm gió trên thị trường âm nhạc Việt Nam và được giới trẻ vô cùng ưa chuộng. Cũng nhờ thế mà nhân vật Mị càng trở nên thân thiết, gần gũi với rất nhiều thế hệ độc giả.