Truyền thuyết lịch sử luôn mang lại những câu chuyện vừa thực vừa rất độc đáo và thú vị. Có khá nhiều truyền thuyết mà các bạn được học như truyền thuyết về Âu Cơ và Lạc Long Quân, sự tích về hồ Hoàn Kiếm… Phân tích nhân vật An Dương Vương – Mị Châu – Trọng Thủy các bạn sẽ hiểu hơn về điều này.
Mở bài chi tiết phân tích
Để phân tích nhân vật An Dương Vương – Mị Châu – Trọng Thủy, trước hết chúng ta cần khái quát qua về tác phẩm An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.
Có thể nói đây là truyện lịch sử Việt Nam, chứa đựng những chi tiết sự kiện có thật trong lịch sử Việt Nam nhưng cũng chứa đựng những chi tiết hư cấu, kỳ ảo mang tính tưởng tượng. Câu chuyện có nội dung chính xoay quanh công cuộc dựng nước và giữ nước của nhân vật An Dương Vương. Bênh cạnh đó là câu chuyện lầm lỗi của nàng Mị Châu con vua cùng tội lỗi của chàng rể Trọng Thủy.
Nhân vật An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy đều là có vai trò quan trọng tạo nên bức tranh hoàn chỉnh về câu chuyện lịch sử đầy xúc cảm này. Cùng phân tích kỹ từng nhân vật, để cảm nhận rõ hơn về câu chuyện lịch sử của đất nước này nhé!
Phần thân bài chi tiết phân tích nhân vật An Dương Vương – Mị Châu – Trọng Thủy
Luận điểm 1: Tóm tắt cốt truyện
Chuyện xảy ra khi vua An Dương Vương lên nắm quyền cai trị Âu Lạc. Để giữ nước, nhà vua đã nghiên cứu và quyết định xây thành Cổ Loa. Tuy nhiên, sau nhiều lần khởi công đều bị thất bại. Thành xây lên một đoạn lại bị sụp xuống. Sau đó, nhà vua nhờ được sự giúp đỡ của thần Kim Quy tức rùa vàng giúp đỡ nên đã xây thành thành công và chế được nỏ thần để chống giặc ngoại xâm.
Cạnh nước Âu Lạc có nước Triệu, với vua Triệu Đà luôn âm mưu xâm chiếm Âu Lạc. Hắn ta nhiều lần đưa quân tấn công Âu Lạc nhưng đều thất bại. Cuối cùng, hắn dùng mưu kế cầu thân, giả vờ hòa hoãn. Hắn bày mưu đưa con trai là Trọng Thủy sang cầu hôn Mị Châu con gái của vua An Dương Vương, nhằm mục đích tìm hiểu bí mật nỏ thần và thành Cổ Loa. Sau khi được An Dương Vương và Mị Châu tin tưởng, Trọng Thủy đã ở rể và thực hiện âm mưu tráo đổi nỏ thần cũng như vẽ lại sơ đồ của loa thành. Để rồi sau khi về nước hắn cùng cha dẫn quân sang đánh Âu Lạc. An Dương Vương chủ quan, nghĩ rằng đã có nỏ thần nên bị Triệu Đà đánh cho thua tan tác và phải cùng con gái cưỡi ngựa bỏ chạy về phía biển Đông. Tại đây, An Dương Vương nghe Rùa Vàng biết được Mị Châu đã tin Trọng Thủy bán nước nên đã rút gươm chém chết con gái rồi rẽ nước, cùng rùa thần xuống biển. Mị Châu chết đau đớn nhưng máu nàng chảy xuống biển, con trai uống phải đều biến thành hạt ngọc trai. Trọng Thủy mang xác nàng về Loa Thành chôn cất. Sau đó vì tiếc thương Mị Châu cũng trầm mình xuống giếng chết. Đời sau truyền tai nhau nếu mò ngọc ở biên Đông mang về rửa nước ở giếng loa thành thì sẽ càng sáng đẹp hơn.
Luận điểm 2: nhân vật An Dương Vương
Phân tích nhân vật An Dương Vương – Mị Châu – Trọng Thủy, trước hết phân tích công dựng nước và giữ nước của nhà vua. Nhà vua An Dương Vương có tên thật Thục Phán. Ông là người đã lập nên nhà nước Âu Lạc, và có thời gian trị vì trong khoảng 50 năm từ 257 TCN đến 208 TCN. An Dương Vương ban đầu là một vị vua bản lĩnh, sáng suốt và có tầm nhìn xa rộng. Để giữ nước và phát triển đất nước, ông quyết định dời đô từ vùng núi về đồng bằng để giúp dân chúng có cuộc sống ổn định hơn. Trong quá trình xây thành, đã gặp rất nhiều khó khăn nhưng An Dương Vương vẫn không từ bỏ mà quyết tâm xây thành đến cùng. Nhà vua nhiều đêm trăn trở, tìm đủ mọi cách để làm sao xây thành thành công. Điều này chứng tỏ, vua là một người vô cùng kiên trì, tài giỏi. Nhà vua cũng biết trọng hiền tài, biết xây loa thành sao cho hợp lòng dân lẫn ý trời. Không những thế, ông còn là một người biết nhìn xa trông rộng, khi đã ngỏ ý hỏi rùa thần cách để giữ nước. Và sau đó được rùa thần tặng vuốt rùa làm lẫy nỏ thần. Điều này chứng tỏ ông vô cùng cẩn trọng, và có trách nhiệm với đất nước.
Nhưng sau khi nhiều lần chiến thắng quân Triệu Đà, và khi thấy Triệu Đà có ý hòa hoãn để hòa bình thì vua An Dương Vương lại quá tin người mà mắc sai lầm lớn, dẫn đến mất nước. Ông mong cho dân được sống yên bình, không chiến tranh nên đã không nhìn thấu được tâm địa độc ác của cha con Triệu Đà. Rồi khi tướng Cao Lỗ báo tin quân Triệu Đà tấn công đến chân thành, vua lại tỏ ra chủ quan khinh địch vì nghĩ rằng đã có nỏ thần. Để rồi sau khi mất nước, nhà vua đã hối hận sửa sai bằng cách tự tay giết chết con gái mình. Điều này thể hiện nhà vua không vì tình riêng mà tha lỗi cho tội phản quốc của Mị Châu. Đồng thời cũng thể hiện sự tỉnh ngộ khỏi giấc ngủ quên trên chiến thắng của An Dương Vương. Kết truyện, nhà vua không chết mà rẽ nước theo rùa thần xuống biển. Điều này cho thấy ông là nhân vật bất tử. Người đời vẫn bao dung và biết ơn tới vị vua có công lao to lớn với đất nước.
Luận điểm 3: nhân vật Mị Châu
Mị Châu được biết đến là con gái của vua An Dương Vương. Nàng xuất hiện không nhiều trong truyện. Nhưng người đọc vẫn cảm nhận được nàng là một cô gái khá xinh đẹp và đang tuổi thanh xuân, với trái tim tràn đầy tình yêu trong sáng. Là một cô gái ngây thơ, thánh thiện nên khi Trọng Thủy sang cầu hôn, nàng đã ngay tức khắc cảm động và tha thiết yêu chồng. Mị Châu cũng không phải là một người con gái hiểu biết về vấn đề chính trị, về những tâm địa độc ác của giặc ngoại bang nên cô đã tin tưởng hoàn toàn vào Trọng Thủy. Để rồi, những bí mật của quốc gia đều được nàng tiết lộ hết với Trọng Thủy. Điều này chứng tỏ, nàng vô cùng yêu chồng và hết lòng chung thủy.
Khi Trọng Thủy xin về quê để thăm cha, nàng còn động lòng. Có nghĩa, nàng cũng là một người con hiếu thảo, biết lễ nghĩa với gia đình. Rồi khi Trọng Thủy hỏi nếu có chuyện không may xảy thì biết làm sao để tìm nàng, Mị Châu đã nhắc tới chiếc áo lông ngỗng đặc biệt để Trọng Thủy có thể tìm theo. Đến đây, chúng ta có thể Mị Châu hiện ra là một nhân vật cực kỳ ngây thơ và hết lòng vì tình yêu với chồng. Đến khi bị cha giết chết, nàng cũng không chống cự. Bởi lúc này nàng đã nhận ra sai lầm to lớn của mình đã dẫn tới cảnh nước mất nhà tan. Vì niềm tin và tình yêu mù quáng của mình mà nàng đã vô tình dẫn đến cái kết đầy bị thương và ai oán của vua cha và cả dân tộc Âu Lạc, đánh đổi cả mạng sống của cả một đất nước. Qua đây, chúng ta có thể cảm nhận được dù đã rất muộn màng nhưng nàng Mị Châu cũng đã vô cùng hối hận về việc làm của mình. Và nàng dùng cái chết của mình để chuộc lỗi với vua cha, với đất nước.
Luận điểm 4: nhân vật Trọng Thủy
Phân tích nhân vật An Dương Vương – Mị Châu – Trọng Thủy, chúng ta cũng thấy Trọng Thủy là nhân vật giống như Mị Châu. Trọng Thủy xuất hiện không quá nhiều nhưng đủ để tạo nên kết cục bi thảm của câu chuyện lịch sử này. Trọng Thủy là con tốt của vua cha. Hắn cũng là một người con có hiếu nhưng hiếu thảo một cách mù quáng khi nghe lời vua cha làm những việc sai trái. Để đạt được múc đích và nhiệm vụ được giao, Trọng Thủy đã lọc lừa, phụ tình cảm chân thành của Mị Châu. Tuy nhiên, Trọng Thủy cũng là một người chồng yêu vợ khi đã hỏi Mị Châu dấu tích để tìm ra nàng. Trọng Thủy biết trước chuyện chẳng lành sẽ xảy ra với vợ nên hắn muốn làm sao để biết được vợ sẽ đi đâu. Có lẽ mục đích không phải để diệt cùng giết tận vua An Dương Vương. Nhưng rồi khi thấy Mị Châu nằm chết ở trên bãi biển, hắn đã không kìm được nỗi đau. Hắn không chỉ ôm nàng vào lòng khóc như mưa mà còn mang nàng về chôn trong loa thành. Để rồi sau ngày đêm thương nhớ xót xa, Trọng Thủy cũng tìm cái chết để có thể đoàn viên với Mị Châu.
Quả thực, tội lỗi của Trọng Thủy và Mị Châu là rất lớn nhưng cuộc đời cũng như mối tình của họ cũng thật đáng thương. Cả hai trở thành con rối trong quan hệ chính trị của hai vua cha. Họ không có cuộc sống riêng của mình nơi trần thế mà chỉ có thể tìm thấy sự hạnh phúc vẹn tròn ở nơi chín suối.
Kết bài phân tích
Phân tích nhân vật An Dương Vương – Mị Châu – Trọng Thủy, người đọc một lần nữa cảm nhận sâu sắc câu chuyện lịch sử đầy ý nghĩa này. Mỗi nhân vật là một câu chuyện về bài học làm người đầy triết lí nhân văn.
Vua An Dương Vương là câu chuyện về một vị vua anh minh, lỗi lạc, có công dựng nước và giữ nước trong một thời gian dài. Nhưng vì sau đó mắc sai lầm chủ quan, tin người mà dẫn đến việc mất nước, gia đình tan nát.
Còn Mị Châu và Trọng Thủy là câu chuyện về cặp đôi trai gái hết lòng yêu nhau nhưng vì hoàn cảnh mà trở thành những tội đồ đất nước. Tuy nước mất nhà ta nhưng người dân vẫn tôn kính vua An Dương Vương cũng như bao dung tha thứ cho lỗi lầm của Mị Châu. Để rồi, giờ đây ở Cổ Loa vẫn còn những ban thờ và chứng tích của nhà vua lẫn công chúa Mị Châu. Và nơi vua cũng như Mị Châu mất vẫn có bàn thờ để nhân dân hằng năm đến thắp hương dâng lễ. Phân tích 3 nhân vật này, chúng ta không thể không nhớ tới bài thơ của Tố Hữu: “
“Tôi kể người nghe chuyện Mị Châu
Trái tim nhầm chỗ đặt trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Đến nỗi cơ đồ đắm biển sâu”.