Bài mẫu phân tích giá trị nhân đạo của Vợ Nhặt
Mở bài
Kim Lân sinh năm 1921 – 2007 là một trong những cây bút viết truyện ngắn xuất sắc của nền văn học đương đại. Những tác phẩm của ông lột tả chân thực cuộc sống khốn khổ của người dân thời bấy giờ. Trong đó, tác phẩm Vợ Nhặt là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Kim Lân nói về thời kì xảy ra nạn đói 1945. Đây là thời kì tàn khốc nhất của nhân dân ta những năm bị thực dân Pháp chiếm đóng. Phân tích giá trị nhân đạo của vợ nhặt cho thấy Cái đói, cái nghèo bao vây, con người sống trong cảnh cùng cực nhưng trong hoàn cảnh đó ,Kim Lân vẫn nhìn thấy tình người, vẫn thấy hi vọng ở họ. Chính tấm lòng của Kim Lân và giá trị nhân đạo của tác phẩm đã thổi vào tâm hồn người đọc sự cảm thương sâu sắc cho các nhân vật và những khát vọng về cuộc sống tươi đẹp hơn.
Thân Bài
Vợ Nhặt là tác phẩm in trong tập Con chó xấu xí, tiền thân là Xóm Ngụ Cư. Truyện được Kim Lân viết ngay sau cách mạng tháng 8 về cuộc sống của những con người trước đó, tuy nhiên đang viết dang dở thì nhà văn bị mất bản thảo. Sau khi hòa bình lặp lại, ông đã dựa vào một số truyện cũ để viết truyện ngắn Vợ Nhặt.
Nội dung chính của truyện xoay quanh cuốc sống của những người nông dân trong thời gian nạn đói 1945. Đồng thời, tác phẩm cũng thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc, cảm thương với số phận con người và thể hiện bản chất tốt đẹp, sức sống kì diệu của họ ngay cả khi đứng trước bờ vực chết.
Luận điểm 1: Xót xa cảm thương cuộc sống bi thảm của người dân nghèo
Phân tích giá trị nhân đạo của vợ nhặt – Mở đầu tác phẩm người đọc dễ dàng nhận thấy hoàn cảnh sống của những người nông dân nơi đây nghèo đói, khổ cực và xác xơ thế nào. Nạn đói bao trùm khắp nơi và tràn đến cái xóm của dân ngụ cư. Những gia đình từ Nam Định, Thái Bình lũ lội đội chiếu, dắt díu nhau bồng bế nhau xám lại như những đám ma. Hiện thực được vẽ ra, một bức tranh u ám về những cuộc đời bất hạnh. Qua những câu văn chi tiết, tả thực người đọc dễ dàng hình dung ra cảnh người đói rũ rượi, rách rưới, bộ mặt sầu não u ám, ánh mặt mệt mỏi không buồn lướt nhìn nhau. Họ dặt dẹo vật vờ như những bóng ma sống, cuộc đời cứ thế trôi đi và biết đâu ngày mai không có đồ ăn họ sẽ chết, sẽ nằm vật ở nơi nào đó, trên đường hay trong nhà, ngoài sân.
Đau đớn thay, sáng nào cũng có vài người chết còng queo bên đường tỏa ra mùi xác chết. Đây là xã hội của loài người nhưng sắp trở thành bãi ma thây với những hồn ma vất vưởng. Nạn đói năm 1945 đã đi vào lịch sử bàng hoàng, kinh hãi với khoảng 2.000 người chết đói.
Nhân vật chính của tác phẩm chính là Tràng. Hoàn cảnh của Tràng cũng chả khác gì những người nông dân ở xóm ngụ cư này. Toàn bộ câu chuyện của Tràng diễn ra trên cái cảnh cực khổ và tang tóc ấy. Khi đưa vợ về nhà, theo sau đó là tiếng khó hờ trong đêm khi nhà có người chết, mùi đốt đống rấm. Âm thanh và mùi khó u ám, lạnh lẽ, đáng sợ. Hoàn cảnh của Tràng cũng ngặt nghèo như thế, Tràng nghèo đến nỗi không thể lấy vợ và vì vợ quá đói không nơi nương tựa mà bỏ qua liêm sỉ, theo Tràng về làm vợ cũng chỉ mong có cái ăn trong cảnh túng quẫn đến cùng cực. Đời người con gái trong xã hội cũ vốn đã rẻ rúng và trong hoàn cảnh này còn rẻ rúng hơn. Liêm sỉ gì tầm này nữa khi cái đói cận kề, nếu hôm nay không có bữa ăn miễn phí của Tràng có lẽ Thị cũng như những người chết đói kia thôi, nằm vật ngoài đường chết không nhà, không cửa, không người thân.
Hoàn cảnh éo le hơn nữa khi nàng dâu mới về nhà, bà cụ Tứ cũng chẳng có sơn hào hải vị nào mà đón tiếp. Bà vừa mừng vừa tủi, thương cho đôi vợ chồng trẻ rồi không biết sẽ sống ra sao đây. Bữa cơm đón dâu mới chỉ là cháo loãng và bát cám. Nhưng có lẽ trong hoàn cảnh này cũng là lúc tình người cao cả hiện lên. Gia đình Tràng cũng đứng trên bờ của sự đói nghèo và cái chết, nhưng không thể không cứu người. Thị không nơi nương tựa, đói khổ cùng cực mới theo Tràng về làm vợ chỉ để có cái ăn, trong hoàn cảnh này lẽ ra người ta có thể đuổi đi vì đến miệng ăn họ còn không có nói gì cho Thị ăn.
Luận điểm 2: Sự cưu mang, niềm hi vọng của người lao động nghèo khổ
Vậy mà Tràng vẫn cưu mang Thị, bà Cụ Tứ lúc đầu ngạc nhiên sững sờ thì cũng chấp nhận, bà khóc vì thương cho Tràng cho Thị, cho hạnh phúc mới chớm nở nhưng không biết thế nào đây. Vì hoàn cảnh cuộc sống quá khắc nghiệt, người chết như ngả rạ. Số phận của gia đình Tràng có thể sẽ như thế trong thời gian tới. Nhưng chi tiết Tràng đưa Thị về làm vợ, từ lúc đầu chỉ trêu đùa sau trở nên nghiêm túc trở thành một chi tiết vô cùng đắt giá. Đây là chi tiết làm sáng lên cái nền đen tối ấy là tình người. Trong hoàn cảnh con người dễ ruồng bỏ nhau nhất thì Tràng vẫn nhận Thị về làm vợ. Họ đã nương tựa vào nhau, che chở cho nhau để cùng vượt qua nghịch cảnh, sáng lên niềm tin hi vọng vào ngày mai.
Cái đói cái khổ đã khiến Thị đánh mất đi sự tự trọng của mình mà tự theo Tràng về làm vợ. Với nhiều người có thể đây chính là sự bần cùng bất đắc dĩ, nhưng trong lời văn của Kim Lân đây chính là sự hi vọng về một cuộc sống mới. Thị khát khao được sống, vì còn sống là còn tất cả. Dù có sự bám víu nào để níu kéo sự sống, Thị cũng sẽ theo, đây chính là khát vọng sống chính đáng của bất kỳ ai trong hoàn cảnh đó.
Luận điểm 3: Gián tiếp tố cáo tội ác tày trời của bọn thực dân phát xít đối với nhân dân ta
Phân tích giá trị nhân đạo của vợ nhặt – Cuộc sống của những người dân của xóm ngụ cư nói riêng và nhân dân ta năm 1945 nói chung nguyên nhân sâu sa chính là do thực dân pháp đô hộ. Bằng những chính sách hà khắc, tàn độc, nhằm tước đi gián tiếp quyền sống của nhân dân: “ đằng thì chúng bắt nhổ lúa trồng đay, đằng thì chúng bắt đóng thuê”. Nhân dân ta rơi vào đường cùng, không lúa gạo, không có tiền mà lại còn phải đóng thuế. Đây là tội ác trời không tha, đất không dung. Tác phẩm không chỉ có giá trị hiện thực mà còn có giá trị nhân đạo sâu sắc khi gián tiếp tố cáo tội ác tày trời của thực dân Pháp, chúng đã đẩy nhân dân ta đến bước đường cùng, khiến người chết như ngả rạ, tàn tạ, thê lương.
Đây cũng là lí do bà cụ Tứ thốt lên: “Giời đất này không chắc đã sống qua được đâu các con ạ” khi nghe tiếng trống thúc sưu thuế. Tuy nhiên, Kim Lân không chỉ nói lên hiện thực, ông còn chỉ ra lối thoát để con người hướng đến cuộc sống hơn.
Luận điểm 4: Chỉ ra lối thoát để con người sống tốt hơn
Trong truyện, không chỉ là tình người, khao khát sống mãnh liệt, tin tưởng vào nhau, che chở cho nhau trong nghịch cảnh mà đó còn là hi vọng vào tương lai. Khi người vợ Nhặt nhắc đến cảnh đoàn người phá kho thóc đã tạo niềm tin cho bà cụ Tứ và Tràng, Tràng đã mường tượng ra hình ảnh đám người đó, lá cờ đỏ. Trong suy nghĩ của Tràng đã có dấu hiệu của cuộc cách mạng, khiến người đọc có thể tin tưởng vợ chồng Tràng sẽ vượt qua nghịch cảnh, sẽ có mặt trong đoàn người vùng lên khởi nghĩa.
Có thể nói, giá trị nhân đạo trong truyện rất sâu sắc. Đó là tư tưởng nhân đạo hướng về quần chúng lao động, khẳng định phẩm chất tốt đẹp của những người nông dân, đặt niềm tin vào những khát vọng bình dị mà chân chính để sống. Ở họ, luôn khao khát tình thương, nương tựa vào nhau, dù trong nghịch cảnh không thể ruồng bỏ nhau và nâng đỡ nhau cùng sống.
Kết bài
Khép lại trang sách người đọc vẫn cảm thấy thương cho số phận những con người trong nạn đói 1945, thương cho một kiếp người. Nhưng chúng ta càng tự hào, cảm phục thay những con người bất hạnh đó vẫn nương tựa vào nhau, đặt tình người lên cao, không ruồng bỏ nhau trong mọi hoàn cảnh sống. Đồng thời tố cáo sâu sắc tội các của thực dân Pháp quá tàn khốc và vô nhân đạo. Kim Lân phải yêu nhân vật của mình, phải thương cảm cho cuộc đời nhân dân ta nhiều thế nào mới có thể viết lên tác phẩm xuất sắc đi vào lòng người như vậy.
>> Xem thêm: Tham khảo bài phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong Vợ Nhặt của Kim Lân để đạt điểm cao