Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác chi tiết

Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của toàn thể nhân dân Việt, sự ra đi của Người là một mất mát lớn. Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: “Bác đã đi rồi sao Bác ơi! Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời”. Có rất nhiều bài thơ, văn để thể hiện niềm thương xót, xúc động vì sự ra đi của Bác. Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác của tác giả Viễn Phương. Chắc chắn rằng, bạn đọc sẽ không kìm được dòng cảm xúc của mình khi đọc những dòng thơ.

Ở 4 câu thơ đầu, Viễn Phương đã nên lên hoàn cảnh đặc biệt ra thăm lăng Bác:

Hàng tre xanh bát ngát vẫn hiên ngang trước thời tiết khắt nghiệt
Hàng tre xanh bát ngát vẫn hiên ngang trước thời tiết

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng”.

Qua 4 câu thơ trên, chúng ta thấy được Viễn Phương đã không quản ngại khó khăn ở từ Miền Nam để ra “thăm lăng Bác”. Thứ tình cảm mà Ông dành cho vị lãnh tụ kính yêu thật đáng quý, xúc động.

Dựa vào những câu thơ này, có lẽ nhà thơ ra thăm lăng Bác vào buổi sáng sớm. Có như vậy thì ông mới có thể trông thấy được những hàng tre “xanh xanh” được nối tiếp nhau bát ngát trong sương của thời tiết ở nơi đây, dù cho có phải trải qua bao nhiêu “bão táp mưa sa” thì chúng “vẫn thẳng hàng”.

Hình ảnh cây tre xuất hiện ở 4 dòng thơ đầu này tượng trưng cho đức tính thẳng ngay, sự dẻo dai, quật cường của con người Việt Nam. Không chỉ thế, những hàng tre xuất hiện trong bài thơ này thẳng tắp như vậy càng tôn lên sự uy nghiêm vốn có của khung cảnh lăng Bác.

Khi đến viếng thăm lăng Bác,  nhà thơ đã thấy xuất hiện hai hình ảnh mặt trời. Và được điểm qua bằng những lời thơ vô cùng xúc tích. Nếu chịu khó ngồi ngẫm nghĩ, phân tích, bạn sẽ thấy được sự đặc biệt trong từng câu chữ mà Viễn Phương đã diễn đạt trong lời thơ của ông:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

Chỉ có tình cảm đáng quý giá của nhà thơ Viễn Phương quá đỗi tuyệt vời nên mới có những vần thơ tuyệt đỉnh đến như vậy.  Xuất hiện hình ảnh ẩn dụ mặt trời trong câu thơ đã giúp bạn đọc thấy được phần nào tình cảm cao quý, thiêng liêng mà Viễn Phương đối với vị cha già, lãnh tụ của dân tộc Việt.

Bác Hồ vẫn còn sống mãi trong lòng người dân Việt
Bác Hồ vẫn còn sống mãi trong lòng người dân Việt

Qua khổ thơ trên, ta thấy được mặt trời của vũ trụ rực rỡ bao nhiêu thì “mặt trời” trong lăng cũng rực rỡ bấy nhiêu. Hình ảnh mặt trời của vũ trụ mang tới ánh sáng cho cuộc sống muôn loài ở thế giới này thì “mặt trời” trong lăng cũng đem đến nguồn ánh sáng “rất đỏ” và cuộc sống ấm no cho nhân dân Việt.

Công ơn của Bác đối với toàn thể dân tộc Việt Nam không thể nào mà kể hết, rất vĩ đại. Nhà thơ Viễn Phương đã hòa mình vào cùng với dòng người đông đúc để đến viếng thăm lăng Bác. Và dâng lên Người tràng hoa thành kính nhất “Tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.  Khi phân tích sâu ý nghĩa của câu thơ này,  ta sẽ thấy rõ được, tràng hoa này có ý nghĩa bảy mươi chín năm Người sống và cống hiến sức mình cho Tổ quốc Việt.

Nhịp thơ trong bài chậm rãi, tự như nhịp của những bước chân ẩn chứa rất nhiều nỗi xúc động của dòng người đến viếng thăm lăng chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong phút trầm lặng, chúng ta thấy và hiểu được rằng cuộc đời của Bác có giây phút nào được nghỉ ngơi đâu. Và dĩ nhiên, Bác không thể nghỉ ngơi, vui thú khi mà đời sống của nhân dân Việt đang còn cực khổ, đói kém triền miên lúc bấy giờ.

Khi bước vào bên trong lăng viếng thăm Bác, nhà thơ Viễn Phương như lặng người đi khi trông thấy. Và ông đã để lại những vần thơ về Bác vô cùng ấn tượng, súc tích. Dĩ nhiên, sẽ làm lây động lòng người, lấy đi bao giọt nước mắt của thế hệ trẻ khi đọc xong vần thơ.

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim”

Qua những câu thơ trên, chúng ta thấy được Người đã dành cả cuộc đời này để cống hiến cho nhân dân, cho đất nước Việt Nam thân yêu. Bởi thế, Người không có một phút giây nào để nghĩ ngơi cho bản thân của mình cả.

Nhà thơ Viễn Phương đã điểm qua hình ảnh “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên”. Qua lời thơ này, chúng ta thấy rằng, đây chỉ là một sự nghỉ ngơi của Bác mà thôi. Sở dĩ như vậy là bởi, Bác vẫn luôn hiện diện ở trong trái tim nhân loại, hình ảnh của Người vẫn còn sống mãi trong tâm thức của con người Việt Nam.

Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh được dân tộc Việt chu đáo trong mọi thứ
Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh được dân tộc Việt chu đáo trong mọi thứ

Từng con chữ của tác giả đã khiến người đọc phải xúc động, rơi lệ. Trời xanh vẫn còn đó, bầu trời của hòa bình, nhân dân Việt sẽ nguyện một lòng gìn giữ, bảo vệ. Tuy nhiên,  thiếu đi Bác toàn thể nhân dân Việt đau xót biết nhường nào. Qua lời thơ của Viễn Phương cho thấy được: Bác- Hình ảnh của Người đã hóa thân vào trời xanh để tồn tại mãi mãi cùng với dân tộc Việt Nam.

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương nơi đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

Đọc 4 câu thơ cuối, có lẽ nếu là người Việt Nam chắc chắn sẽ vô cùng xúc động và rơi lệ. Dù không muốn rời xa nơi này để trở về mảnh đất Miền Nam yêu dấu nhưng đành lòng ông vẫn phải kính chào Bác với tâm trạng đầy đau xót.

Hình ảnh lăng Bác được chụp vào lúc hoàng hôn buông xuống
Hình ảnh lăng Bác được chụp vào lúc hoàng hôn buông xuống

Tâm trạng đó được thể hiện rất rõ qua từng con chữ trong những vần thơ trên. Thật xúc động khi tác giả muốn hóa thân vào con chim, vào đó hoa, vào cây tre chỉ với mục đích duy nhất là có thể ở bên cạnh Người.

Lời thơ mô tả một cách chân thật nhất: Ông muốn trở thành con chim là để hót quanh lăng Bác. Ông muốn trở thành đóa hoa mục đích là muốn góp phần tô điểm vẻ đẹp cho khuôn viên lăng. Và Viễn Phương còn muốn làm cây tre nhằm để vẹn lòng trung hiếu với Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Điệp ngữ “muốn làm” được lập lại tới 3 lần trong 4 khổ thơ cuối này khiến cho nhiều người phải “xót”. Bởi, cái ước nguyện vô cùng chân thành của ông đã khiến hàng triệu trái tim phải “chạnh lòng”.

Kết bài

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác của tác giả Viễn Phương khiến nhiều người không cầm được lòng vì “đau xót” trước sự ra đi của Người. Bài thơ này với giọng điệu trang trọng, chậm rãi cùng với việc Viễn Phương đã tài tình sử dụng các hình ảnh ẩn dụ. Cho nên, bài thơ đã thể hiện được thứ tình cảm chân thành của Ông đối với vị lãnh tụ cho già kính yêu của dân tộc Việt Nam.  Và dĩ nhiên, những cảm xúc đau xót, thương nhớ của tác giả thông qua những câu thơ hay này cũng là cảm xúc của tất cả mọi người dân Việt khi Bác đi xa. Cảm xúc này vẫn còn tồn tại mãi trong lòng của người dân đất nước Việt từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Phantich.com.vn là nơi chia sẻ những bài phân tích hay về thơ, văn học để cả nhà cùng đọc, suy ngẫm. Nếu thấy hay, đừng quên ấn nút like và share cả nhà nhé!