Dàn ý phân tích
Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Y Phương : Y Phương tên thật là Hứa Vĩnh Sước, ông sinh năm 1948 quê ở Cao Bằng. Từ năm 1983 ông là chủ tịch của Hội văn học nghệ thuật Cao bằng, ông cũng được nhà nước trao tặng giải thưởng về văn học nghệ thuật. Thơ ông thường thể hiện một tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, tư duy giàu hình ảnh và ông thường viết về dân tộc miền núi.
– Giới thiệu tác phẩm: Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Y Phương phải kể đến Nói với con. Bài thơ được sáng tác vào năm 1980 khi thế hệ nhà thơ vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài 21 năm. Lúc này, nền kinh tế mới hồi dậy, cái nghèo đã phủ đầy khắp con phố bản làng. Bài thơ ra đời nhằm cổ vũ tinh thần và tôn vinh dân tộc tày của mình qua hình thức cha tâm sự với con. Bài thơ cũng thể hiện tình yêu dân tộc , tình cảm cha con thiêng liêng và gây xúc động trong lòng độc giả.
Thân bài
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
+ 4 câu thơ đầu tiên nói về quá trình sinh trưởng của một đứa con. Nó gợi lên hình ảnh về một mái ấm gia đình tronj ven, hạnh phúc có cha mẹ và con nhỏ. Hạnh phúc rất đơn sơ nhưng lại vô cungf quý giá.
+ Người cha cũng muốn nhắn nhủ với con, trong hành trình phát triển của con luôn có sự yêu thương, nâng đỡ của cha mẹ, con cần phải biết ơn cha mẹ đã sinh t hành nuôi dưỡng. Đồng thời cũng muốn nói, con chính là món quà tuyệt vời mà tạo hóa đã mang đến cho cha mẹ, một món quà vô giá. Con chính là niềm tin, hi vọng để cha mẹ phấn đấu trong suốt cuộc đời làm người.
+ Đây chính là giai đoạn đầu tiên của cuộc đời con, học đi, học nói, học cười.
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
+ Sang khổ thơ tiếp theo tác giả nói về không gian làng, quê hương. Tác giả sử dụng từ “người đồng mình” , đây là một từ địa phương thể hiện tình cảm chân thành, thiết tha của tác giả dành cho dân tộc mình.
+ Người đồng mình yêu lắm con ơi là lời nhắn nhủ rất dễ thương, cho thấy người quê hường mình sống rất chân thành, giản dị, yêu thương gắn bó với nhau, nghĩa tình.
+ Những câu thơ sau gợi ra sinh hoạt hàng ngày của người đồng mình, đó là văn hóa yêu đời, yêu cuộc sống, lao động hăng say.
+ Câu thơ Rừng cho hoa/ con đường cho những tấm lòng là hình ảnh quê hương tươi đẹp, núi rừng hùng vĩ, vẻ đẹp thấm đẫm nghĩa tình, tinh tế
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
+ Cha mẹ nhắc về ngày cưới là muôn nhắc con về vẻ đẹp và niềm hạnh phúc của một mái ấm gia đình. Cha mẹ yêu thương nhau và hạnh phúc khi có con. Điều này cho thấy người cha rất trân trọng mái ấm gia đình và luôn giữ gìn nó, cha cũng muốn con hiểu được rằng, con chính là kết quả của tình yêu nên cha mẹ luôn yêu thương, che chở, dẫn dắt con trên đường đời.
>> Qua những câu thơ trên cho thấy tác giả rất tự hào về người đồng mình. Ta cũng nhìn thấy một vẻ đẹp khác hẳn, một vẻ đẹp rắn rỏi, mạnh mẽ, yêu thương của người con miền núi Cao Bằng.
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
+ Câu thơ nói về vẻ đẹp tâm hồn của người đồng mình, Đó là vẻ đẹp kiên trì, ý chí phấn đấu, vượt mọi điều kiện khắc nghiệt để tạo nên một người đồng mình giàu bản sắc.
+ Câu thơ cũng là niềm tự hào sâu sắc về những con người luôn nuôi chí lớn, mạnh mẽ. Cha muốn conn cũng ãy kế thừa phát huy những vẻ đẹp ấy. Con hãy soogs mạnh mẽ, hãy nuôi chí lớn vượt ra xa hơn nữa.
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
+ Đây chính là vẻ đẹp tâm hồn của những con người miền núi mạnh mẽ sống với sông với suối, với núi rừng nên tâm hồn cũng rộng lớn vô cùng. Cha muốn nói với con hãy kiên cường lên, gan dạ lên vượt qua mọi khó khăn, không sợ gian khó chỉ sợ lòng người chùn bước.
>> Người cha động viên con mạnh mẽ, ý chí sắt đá vượt lên mọi hoàn cảnh.
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
+ Đây chính là niềm tự hào của cha về người đồng mình. Câu thơ miêu tả người đồng mình vẻ ngoài tuy thô kệch nhưng tâm hồn lại rất lớn lao không hề bé nhỏ. Họ luôn nghĩ về cái lớn lao, vượt lên cái tôi, vươn xa hơn nữa, không chịu sống luồn cúi, không sống ích kỉ. Họ mơ tới những ước mơ lớn lao để cuộc đời làm những chuyện thật lớn lao.
+ Đó là sự đối nghịch giữa vẻ ngoài và tâm hồn.
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
+ cha cũng tự hào về người đồng mình, tự cường tự lực, tự xây quê hương, làm nên những bản sắc dân tộc không lẫn vào đâu được. Những phong tục tập quán tốt đẹp và lưu truyền biết bao đời đều là do người đồng mình tạo dựng lên >> Người cha rất tự hào và cũng muốn con biết rõ về nguồn gốc người đồng mình.
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
+ Đây là lời nhắn nhủ đầy yêu thương đối với con. Bước chân cha theo con đến khi con trưởng thành, khi con muốn vươn xa hơn nữa hãy luôn nhớ người đồng mình luôn nuôi chí lớn, khát vọng lớn và không chịu khuất phục trước khó khăn.
+ Câu cuối Nghe con mới dịu dàng và tình cảm làm sao. Tình cảm của người cha là vậy, luôn yêu thương, che chở cho con, vừa răn dạy nhưng cũng vừa yêu thương.
Kết bài
– Nêu cảm nhận chung về bài thơ:
Bài thơ được viết ngắn gon, xúc tích, ý thơ mạnh mẽ , nhiều hình ảnh về người miền núi tất cả khiến cho em cảm thấy bài thơ hay, lắng đọng và để lại nhiều xúc cảm. Bài thơ về tình cha con thiêng liêng, tình cảm không gì sánh bằng nhưng qua đó lại cảm nhận được niềm tự hào của cha về quê hương, đất nước nơi mình sinh sống. Qua đây người cha cũng muốn nhắn nhủ con hãy yêu thương người đồng mình, hãy tự hào và hãy sống thật mạnh mẽ, tiếp nối truyền thống quê hương, làm rạng danh quê hương.
Lời của cha tuy ít mà sâu sắc, đậm tình cảm. Cách cha truyền đạt cho con là ý chí mạnh mẽ vượt lên mọi khó khăn. Người cha đang tiếp tục dạy con và tiếp lửa truyền thống quê hương, con chính là thế hệ tiếp theo cần phải hiểu về quê hương, người đồng mình, cần phải có niềm tự hào về quê hương như vậy sống mới ý nghĩa, mới có thể bảo vệ và xây dựng quê hương mình ngày càng tươi đẹp hơn.
Qua đây, chúng em những thế hệ tương lai của đất nước, tự thấy mình cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trên con đường học tập để góp một phần nhỏ bé vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.