Soạn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – phần 1: tác giả Nguyễn Đình Chiểu
I – HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
Câu 1 (Soạn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – phần 1: tác giả Nguyễn Đình Chiểu): Nêu những nét chính về cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu. Anh (chị) cảm nhận sâu sắc điều gì qua cuộc đời nhà thơ.
Trả lời:
+ Những nét chính về cuộc đời của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đó là:
– Xuất thân từ gia đình Nho học, sinh năm 1822 và mất năm 1888 tại Gia Định. (Quê nội ông ở Huế, quê mẹ Gia Định).
– Ông thi đỗ tú tài năm 1843 và học ở Huế.
– Năm 1846 hay tin mẹ mất đột ngột, ông bỏ thi ở Huế vội vàng lên đường vào Nam chịu tang mẹ.
– Khóc vì xót thương mẹ trên suốt con đường vào Nam trắc trở, ông bị bệnh về mắt và bị mù.
– Sau khi chịu tang mẹ, dù bị mù nhưng ông vẫn mở trường dạy học tại Gia Định, bốc thuốc cứu giúp dân nghèo và làm thơ.
– Đầu năm 1859 Pháp đánh vào Gia Định ông bàn mưu đánh giặc, quyết tâm không bị kẻ thù khuất phục.
– Sau đó ông về sinh sống tại Bến Tre giữ trọn tấm lòng thủy chung với đất nước với dân nhân đến hơi thở cuối cùng
– 1859, giặc Pháp đánh vào Gia Định, ông vẫn kiên trung cùng bàn mưu đánh giặc và sáng tác thơ cổ động tinh thần mạnh mẽ cho đất nước và về Bến Tre.
+ Cảm nhận sâu sắc về cuộc đời nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu: Có thể nói nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng về nhân cách sống, đức tính cao đẹp. Là người có tấm lòng yêu nước thương dân, có tài thơ ca, y học, dù trong bất kì hoàn cảnh nào ông cũng nghị lực và ý chí vươn lên, quyết không đầu hàng số phận. Mắt bị mù, phải chịu nhiều đau thương nhưng ông chưa bao giờ coi mình là kẻ bất tài vô dụng, ngược lại, bị giặc Pháp dụ dỗ nhưng ông không bao giờ khuất phục kẻ thù, đứng lên đấu tranh giành lại chính nghĩa.
Câu 2 (Soạn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – phần 1: tác giả Nguyễn Đình Chiểu): Tìm hiểu giá trị thơ văn Nguyễn Đình Chiểu:
– Dựa vào những đoạn trích đã học về “Truyện Lục Vân Tiên” ( ở lớp 9 và lớp 11) hãy cho biết lý tưởng đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu được xây dựng chủ yếu trên cơ sở tình cảm nào?
– Nội dung trữ tình yêu nước trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu? Tác động tích cực của những sáng tác thơ văn ấy đối với cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp đương thời?
– Theo anh (chị) sắc thái Nam Bộ độc đáo của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu biểu hiện ở những điểm nào?
Trả lời:
+ Dựa vào những đoạn trích đã học về “Truyện Lục Vân Tiên” ( ở lớp 9 và lớp 11) hãy cho biết lý tưởng đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu được xây dựng chủ yếu trên cơ sở tình cảm nào?
– Qua những đoạn trích đã học, lý tưởng đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu được xây dựng chủ yếu trên cơ sở tình cảm về lòng yêu nước sâu sắc, lòng căm thù giặc ngoại xâm và lòng nhân nghĩa thương dân sẵn sàng cứu giúp những người gặp khó khăn hoạn nạn.
– Những lý tưởng đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu đều mang tinh thần của Nho học, xây dựng những con người chính trực, ngay thẳng, thủy chung, nhân hậu (như Lục Vân Tiên), luôn luôn đấu tranh cứu giúp người yếu thế.
+ Nội dung trữ tình yêu nước trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu?
– Nội dung trữ tình yêu nước, thương dân trong thơ Nguyễn Đình Chiểu được thể hiện rõ nét qua các tác phẩm chống giặc Pháp như “chạy giặc” “văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”…Ông đã vẽ lại bức tranh chân thực về một thời kỳ lịch sử đau thương của đất nước, đồng thời lên án tội ác dã man của quân xâm lược gây nên cảnh chia cắt, chết chóc, dân chúng sống trong cảnh lầm than, loạn lạc.
+ Tác động tích cực của những sáng tác thơ văn ấy đối với cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp đương thời?
– Các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu đã cổ vũ tinh thần của nhân dân, quyết tâm kháng chiến chống giặc, khơi gợi lòng căm thù giặc cũng như biểu dương các anh hùng, nghĩa sĩ đã chiến đấu hy sinh quên mình vì đất nước. Đây chính là tác động tích cực của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đối với cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp đương thời.
+ Theo anh (chị) sắc thái Nam Bộ độc đáo của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu biểu hiện ở những điểm nào ?
– Sắc thái Nam Bộ độc đáo của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu biểu hiện rõ nét qua những từ ngữ mộc mạc, đậm chất địa phương vô cùng mộc mạc, giản dị, chân chất nhưng con người Nam Bộ. Ngoài ra, hình ảnh nhân vật trong hầu hết thơ ca của ông đều phản ánh, tái hiện lại suy nghĩ, cuộc sống của những người con Nam Bộ đứng lên chiến đấu chống lại giặc Pháp xâm lược.
Câu 3 (Soạn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – phần 1: tác giả Nguyễn Đình Chiểu): Với những kiến thức đã học được về Nguyễn Trãi và Nguyễn Đình Chiểu, anh (chị) cảm nhận được điều gì gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa giữa hai nhà thơ này? Hãy trình bày ý kiến của mình.
Trả lời:
+ Với những kiến thức đã học về Nguyễn Trãi và Nguyễn Đình Chiểu, điều gần gũi về tư tưởng nhân nghĩa giữa hai nhà thơ này đó là tư tưởng nhân nghĩa. Đây là tư tưởng vô cùng quan trọng trong Nho gia và có ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng của hai nhà thơ nổi tiếng sống ở 2 giai đoạn lịch sử khác nhau của đất nước.
+ Trình bày ý kiến cá nhân về tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi và Nguyễn Đình Chiểu như sau:
– Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện sâu sắc qua tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”, ông cho rằng: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Nghĩa là cái gốc của tinh thần nhân nghĩa chính là yên lòng dân từ đó đất nước mới yên ổn được.
– Còn đối với Nguyễn Đình Chiểu, tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện qua lòng yêu thương con người đồng loại bằng những hành động cụ thể của ông như: bốc thuốc cứu người, dạy học miễn phí, dù trong hoàn cảnh khốn khó thế nào ông luôn giữ vững tư tưởng nhân nghĩa của mình.
II – LUYỆN TẬP
Câu 1 (Soạn Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – phần 1: tác giả Nguyễn Đình Chiểu): Căn cứ vào những kiến thức đã học về Nguyễn Đình Chiểu và các tác phẩm của ông, anh (chị) suy nghĩ như thế nào về nhận định của nhà thơ Xuân Diệu: “Cái ưu ái đối với người lao động, sự kính mến họ là một đặc điểm của một tâm hồn Đồ Chiểu”?
Trả lời:
Nói về Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ Xuân Diệu có phát biểu rằng: “Cái ưu ái đối với người lao động, sự kính mến họ là một đặc điểm của một tâm hồn Đồ Chiểu”. Quả thật đúng như vậy! Tấm lòng yêu nước thương dân, đề cao giá trị nhân nghĩa đã được thể hiện rõ nét qua các tác phẩm như “Lục Vân Tiên”, “Chạy Giặc”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”….
Nguyễn Đình Chiểu luôn lo lắng cho cuộc sống của người dân đất nước trước sự xâm lược của giặc ngoại xâm, sự trăn trở đó là câu hỏi lớn được đặt ra trong bài thơ “chạy giặc”. Là người luôn bao bọc, che chở nhân dân bằng tấm lòng nhiệt thành, trân trọng và nâng niu ông không nỡ lòng nào khi nhìn thấy cảnh tan tác, hoang mang đến vô độ của dân nghèo.
Dưới ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu, người dân Nam Bộ hiện lên với vẻ đẹp mộc mạc, đơn sơ nhưng toát lên vẻ nhân hậu, trượng nghĩa, dám hi sinh vì dân vì nước.
Ngoài ra, ông luôn dành sự mến mộ, ưu ái cho người dân Nam Bộ của mình bằng chứng được thể hiện qua những tác phẩm nổi tiếng của ông, thể hiện tình yêu nước, tình yêu dân tộc, nhân dân sâu sắc.