Bài thơ “qua đèo Ngang” của tác giả Bà Huyện Thanh Quan với nội dung điềm tĩnh, buồn nhẹ. Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ khi tác giả vào Huế và đi qua đèo Ngang. Bài thơ được viết theo thể thơ 7 chữ, cấu trúc tự do. Qua đèo Ngang được viết với cảm hứng nhớ nhà bất chợt trước khung cảnh. Phân tích bài thơ qua đèo Ngang để thấy được sự yếu đuối của phận gái và nỗi buồn trước khung cảnh mà tác giả cảm nhận.
Phân tích chi tiết bài thơ qua đèo Ngang
“Qua đèo Ngang” chỉ với 8 câu thơ, nhưng đã miêu tả hết cái hồn của thiên nhiên. Tác giả cảm giác buồn hiu quạnh trước thiên nhiên, cảnh vật, rừng núi xung quanh. Trước mắt tác giả là bức tranh thiên nhiên hoang sơ:
“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa”
Cần Phân tích bài thơ qua đèo Ngang để thấy được hoàng hôn đẹp đẽ, phong cảnh hữu tình tại Việt Nam. Hoàn cảnh bài thơ là lúc Bà Huyện Thanh Quan bắt gặp khung cảnh hoàng hôn tại đèo Ngang. Với cụm từ “bóng xế tà” là lúc mặt trời đã xuống núi, không khí thoáng mát, khung cảnh hữu tình. Đây là thời gian làm cho lòng người tĩnh lặng, buồn man mác hơn. Chúng ta thường bắt gặp các nhà thơ miêu tả tâm trạng bằng bức tranh hoàng hôn buồn. Thân là phận gái, tác giả cảm giác cô đơn, lạc lõng giữa không gian thiên nhiên. Cảnh vật xung quanh làm cho lòng người lạnh lẽo, gợi buồn.
Mọc chen chúc trên các ngọn núi là cây cỏ, hoa, vươn lên sự sống trên đá thô cứng. Điệp từ “chen” được nhắc 2 lần trong câu làm tăng thêm sự mạnh mẽ, cô đơn của nơi này. Hoa, lá, cỏ chen lấn, quấn quýt, nương tựa, bám chặt vào nhau để sinh trưởng.
“Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”
Sau hình ảnh cây cối, thì tác giả thấy thấp thoáng con người “lom khom dưới núi”. Tuy nhiên, số lượng người cũng chỉ “tiều vài chú”. Đó là hình ảnh các cậu bé đi chơi, nhặt củi vào buổi chiều. Mặc dù nơi đây vẫn có dân sinh sống, tuy nhiên cảm giác thật hoang sơ. Hình ảnh con người được tác giả nói đến với hành động “lom khom”, làm việc chăm chỉ. Bên kia sông, “lác đác” vài ngôi nhà. Bà Huyện Thanh Quan không nói rõ số lượng bao nhiêu, mà chỉ khoảng để thấy sự hiếm hoi.
Trước khung cảnh thiên nhiên và con người thưa thớt, bà muốn tìm người tâm sự cũng khó. Thân con gái 1 mình, bà càng cảm thấy cô đơn hơn khi đứng ngay giữa đèo Ngang. Chỉ khi phân tích bài thơ qua đèo Ngang, chúng ta mới thấy được nỗi lòng của tác giả. Tới 2 câu thơ tiếp, bỗng tác giả tuôn trào cảm xúc nhớ nhà, nhớ quê hương:
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
Bà Huyện Thanh Quan sử dụng điệp từ “quốc quốc”, “gia gia” làm cho vần thơ thêm du dương. Tuy nhiên, bà lại cảm thấy thật não nề, buồn tận thấu tim gan. Bà vốn là người nơi khác đến, chỉ nghe tiếng chim kêu là đã nhớ quê hương gia diết. Tác giả thấy những âm thanh sôi động để miêu tả sự buồn tĩnh lặng trong lòng.
Tác giả “nhớ nước”, “thương nhà” trong hoàn cảnh đất nước bị giặc xâm chiếm. Gia đình ly tan, chết chóc, nghèo đói, có quê mà không thể về. Nỗi lòng của bà càng day dứt hơn, sâu lắng, kéo dài không dứt. Hai câu kết, cảm xúc, tâm trạng, nỗi niềm của tác giả dâng trào cao nhất:
“Dừng chân đứng lại, trời non nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta”
Một khi Phân tích bài thơ qua đèo Ngang ta sẽ hiểu rõ hơn tình yêu quê hương, đất nước của tác giả. “Dừng chân nghỉ lại” một nơi hẻo lánh, thời gian chiều tà, không gian hoang sơ thật não nề. Trước không gian thiên nhiên bao la, hùng vĩ, con người thu bé lại, càng cảm giác cô đơn, buồn bã hơn. Giữa khoảng không rộng lớn, tác giả chỉ mong “một mảnh tình riêng”. Tuy nhiên, chung quy lại, tác giả nhấn mạnh “ta với ta”, vẫn chỉ là 1 mình bà cô đơn. Nỗi buồn càng trở nên gia diết hơn nhiều lần, buồn hết cả không gian.
Trước mắt Bà Huyện Thanh Quan có thể nói là một bức tranh đẹp. Tuy nhiên lòng người lại nhạy cảm hơn trước khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, cùng buổi chiều hoàng hôn đẹp đẽ. Để tận hưởng khoảnh khắc thiên nhiên thơ một 1 mình thật trống vắng. Thân bà là phụ nữ, rời xa quê 1 mình cảm giác thật bâng khuâng, yếu đuối.
Kết bài
Phân tích bài thơ qua đèo ngang chúng ta mới thấy được tâm sự, tình yêu quê hương của tác giả. Bài thơ với giọng điệu buồn tênh, buồn gia diết, trầm bổng liên tục, vẫn pha chút nhẹ nhàng. Qua đèo Ngang được tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật mới mẻ. Làm cho người đọc đi từ cung bậc cảm xúc này đến cung bậc cảm xúc khác.
Bạn là người yêu thích văn học, thơ văn, đừng quên đón nhận những bài phân tích hay, sâu sắc tại Phantich.com.vn. Chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẻ những bài phân tích hay để người đọc tiếp cận nền văn học, thơ văn một cách tiện lợi nhất. Nếu bạn có ý tưởng gì hay cho bài phân tích này, đừng quên để lại chia sẻ!