Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm

Phân tích 2 khổ đầu bài đây thôn vĩ dạ để hiểu hơn về Xuân Diệu. Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử là ba đỉnh cao của phong trào thơ mới Việt Nam, trong đó Hàn Mặc Tử là một hiện thương thơ rất  khác lạ.

Hồn thơ mãnh liệt của Hàn Mặc Tử luôn chất chứa mâu thuẫn giữa cảnh sắc và tinh thần. Thế gian ngoài kia tươi đẹp, nhưng ông phải chịu những nỗi đau đớn về bệnh tật nên sự tận hưởng luôn có giới hạn. Bởi vậy trong tác các phẩm thơ ông luôn thể hiện cái khát khao được sống, khát khao được giao hòa giao cảm với xung quanh, với cuộc đời.

Bài thư “Đây thôn Vĩ Dạ” được sáng tác vào năm 1938 và tác giả lấy cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử dành cho người thiếu nữa Huế. Bài thơ này được tin trong tâp thơ tên “Thơ điên” mà sau này đổi thành “Đau thương” như chính cuộc đời nhà thơ tài hoa mà bạc phận.

Phân tích 2 khổ đầu bài đây thôn vĩ dạ

Bài mẫu phân tích

Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” vẫn luôn được yêu mến qua nhiều thế hệ và đã có ba ý kiến nhận định dành cho bài thơ. Đầu tiên, bài thơ là tiếng lòng, nỗi trăn trở của mối tình thầm kín; sau đó là lời yêu thương dành cho một miền quê bình yên và thứ ba, bài thơ là niềm khao khát được sống của nhà thơ, khao kháo được đồng cảm, được chia sẻ với cuộc đời. Và hai khổ thơ đã thể hiện rõ một cách xúc động những tâm tình ấy của tác giả gửi gắm qua bài thơ:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây,

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,

Thơ ca luôn là sự phản ánh cuộc đời qua lăng kính của nhà thơ, qua tâm hồn nhạy bén của nhà thơ. Bởi vậy thơ luôn mang tư tưởng, tình cảm mà người nghệ sĩ muốn gửi gắm, muốn biểu đạt. Và Hàn Mặc Tử luôn không ngừng sáng tạo, không ngừng chiêm nghiệm đời sống để mang lại nhiều tác phẩm đặc sắc. “Đây thôn Vĩ Dạ” là tác phẩm tiêu biểu.

 “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”

Câu hỏi tu từ này chính là sự phân thân của nhà thơ. Lúc này Hàn Mặc Tử đang trở thành cô gái Huế và hỏi với giọng trách móc, hờn giận thật nhẹ nhàng. Từ “chơi” dường như một sự chơi chữ. Bởi tác giả có thể dung từ “thăm” nhưng lại mất đi sự thân quen gần gũi.

Câu thơ cũng có thể là sự tự trách, tự hỏi sao Huế đẹp đến vậy mà anh không vào chơi. Câu hỏi ấy là nỗi đau khắc khoải, bởi có lẽ khi viết bài thơ này, nhà thơ đang phải chịu đựng những đau đớn của bệnh Phong ở giai đoạn cuối. Vì vậy, về chơi ở Huế đã trở thành niềm khao khát của Hàn Mặc Tử.

Dù không thể về Huế, trong tâm tưởng nhà thơ, thiên nhiên ở thôn Vĩ vẫn thật lung linh, đẹp đẽ:

 “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

Ba câu thơ đã khắc họa thật thành công một bức tranh về thôn Vĩ thơ mộng, từ xa đến gần. Điệp từ “nắng” gợi lên trước người đọc một không gian tràn ngập ánh sáng. Còn cau là loại cây đặc trưng của thôn Vĩ, thân cây thẳng tắp với tán lá xanh tốt đến thực khách phải thốt lên “vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Dù nói rằng “vườn ai” nhưng ai cũng biết là vườn của cô gái Huế.

“Mướt quá xanh như ngọc”. Xanh như ngọc là màu xanh tinh khiết, màu xanh tinh túy kết tinh từ nắng, từ sương. Màu xanh ngọc ấy đã tạo nên khu vườn quyến rũ và thôn Vĩ vì thế trở nên đẹp hơn. Nhưng bức tranh thôn quê ấy hoàn hảo hơn, có thần có tình hơn khi có sự thấp thoáng của bóng dáng người thiếu nữ: “lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Là lá trúc cũng bởi, thôn Vĩ Dạ nổi tiếng với loài cây trúc luôn được trồng trước ngõ. Bởi vậy, trong tâm tưởng của thi nhân hiện lên gương mặt chữ điền thấp thoáng sau hàng trúc.

Phân tích 2 khổ đầu bài đây thôn vĩ dạ, trước tiên người đọc thấy rõ, tất cả khung cảnh và con người tạo nên một bức tranh hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Nhưng có lẽ nếu thơ chỉ có niềm vui, niềm lạc quan yêu đời thì hẳn đó không phải thơ của Hàn Mặc Tử. Bởi vậy, sau khổ thơ đầu rạng rỡ nắng, thì ở khổ thứ hai giọng thơ đã chuyển sang sự mặc cảm về cảnh chia ly:

“Gió theo lối gió mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”

Với hai câu thơ này, vẻ đẹp đặc trưng của xứ Huế hiện lên rõ nét. Đó là dòng Hương lững lờ trôi, là vườn cắp, còn trên cao “gió theo lối gió”, mây đi đường mây. Dù thực tế mây và gió là hai hiện tượng không thể tách rời, bởi có gió thổi, mây mới có thể bay. Thế nhưng trong câu thơ của Hàn Mặc Tử, gió và mây chia lìa nhau, dòng nước buồn thiu mang trong mình tâm trạng không thể tả thành lời.

“Thuyền ai đâu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay”

Hai câu thơ tiếp theo vẫn là dòng sông Hương, là thành Huế mơ mộng, nhưng lúc này đã không còn nắng, màu xanh ngọc của Vĩ Dạ nay là không gian tràn ngập ánh sáng của trăng. Và thuyền trở thành thuyền trăng, sông trở thành sông trăng và bến là bến trăng.

Bến trăng, thuyền trăng đã xuất hiện nhiều trong thi ca, nhưng sông trăng thì lại là hình ảnh mới lạ. Bởi vậy, câu thơ như đưa người đọc vào cõi mộng. Và “Có chở trăng về kịp tối nay?” là câu hỏi mong chờ, khắc khoải, lo âu lẫn hoài nghi, khẩn thiết; đó cũng như câu hỏi nhà thơ hỏi chính mình. Người viết ý thức được rằng, nếu trăng không “về kịp tối nay”, thì mình sẽ rơi vào đau đớn, tuyệt vọng mãi mãi.

Phân tích 2 khổ đầu bài đây thôn vĩ dạ có thể thấy, thành công của hai khổ thơ nhờ các biện pháp tu từ như điệp từ, các câu hỏi thu từ, cách so sánh bằng liên tưởng. Qua các bút pháp nghệ thuật, Hàn Mặc Tử đã khắc họa nên một khung cảnh nên thơ, đầy sức sống nhưng cũng mang tải nỗi buồn, nỗi lòng của người thi sĩ chịu nhiều bất hạnh.

>>Xem thêm: Phân tích khổ thơ đầu bài Mùa Xuân Nho Nhỏ của Thanh Hải