I – ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THUYẾT MINH

1 – Đề văn thuyết minh

Câu hỏi: Đọc đề văn thuyết minh SGK lớp 8 trang 137-138 và trả lời các câu hỏi sau:

-Nhận xét về phạm vi các đề văn nêu trên?

-Dựa vào tính chất của bài văn thuyết minh để tìm hiểu đề văn và yêu cầu về nội dung của bài văn thuyết minh

Trả lời:

-Phạm vi là các sự vật, lễ hội, di tích, con người…

-Về cơ bản, bài văn thuyết minh phải có 2 phần chính là đưa ra đề tài (vấn đề cần thuyết minh) và thuyết minh (giải thích) đề tài đó. Cả hai phần có nội dung xuyên suốt nêu vấn đề và giải quyết vấn đề đó.

2 – Cách làm bài văn thuyết minh

Đọc bài văn SGK lớp 8 tập 1 trang 138-139 và trả lời các câu hỏi dưới đây?

Câu hỏi và trả lời:

a, Đối tượng thuyết minh của văn bản là gì?

Đối tượng là chiếc xe đạp

b, Chỉ ra phần Mở bài, Thân bài, Kết bài và cho biết nội dung mỗi phần?

Mở bài: từ đầu đến nhờ sức người với nội dung giới thiệu về chiếc xe đap

Thân bài phần tiếp theo đến một hoạt động thể thao mang nội dung là giới thiệu, trình bày cấu tạo cơ bản của chiếc xe đạp.

Kết bài là nội dung còn lại khẳng định vai trò quan trọng của chiếc xe đạp trong cuộc sống.

c, Để giới thiệu chiếc xe đạp, bài viết đã trình bày cấu tạo xe như thế nào? (Xe gồm mấy bộ phận? Các bộ phận đó là gì? Các bộ phận đó được giới thiệu theo thứ tự nào? Có hợp lý không? Vì sao?)

Xe gồm 3 bộ phận chính: chuyên chở, điều khiển, chuyển động.

Các bộ phận được trình bày theo cấu tạo của xe đạp với nội dung phân tích, mổ xẻ chi tiết và cụ thể. Cách trình bày như thế là hợp lý, không lộn xộn giúp người đọc dễ hiểu và dễ hình dung ra chiếc xe đạp

d, Phương pháp thuyết minh là gì?

Trong bài viết sử dụng phương pháp thuyết minh liệt kê, phân tích, dùng số liệu, nêu ví dụ , định nghĩa…

II – LUYỆN TẬP

Câu 1. Tìm ý và lập dàn ý cho đề bài: “Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam”?

Trả lời:

a, Tìm ý:

Giới thiệu về chiếc nón lá

Cấu tạo của nón lá như thế nào? Gồm những chi tiết gì?

Vai trò và công dụng của nón lá như thế nào?

Nón lá có ý nghĩa biểu trưng như thế nào?

Khẳng định lại vai trò của nón lá

b, Lập dàn ý

Mở bài: Giới thiệu về nón lá Việt Nam

Thân bài:

Cấu tạo của nón lá:

Nguyên liệu làm nón lá là: 

Quy trình làm nón

Hình dáng nón

Kích thước nón

Địa điểm làm nón lá nổi tiếng ở VN

Công dụng của nón lá trong đời sống hàng ngày

Ý nghĩa biểu trưng của nón lá trong nước và bạn bè quốc tế. Là biểu tượng truyền thống của Việt Nam

Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của em về nón lá Việt Nam

Câu 2. Đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh – Tham khảo gợi ý và lập dàn bài sau: 

Dàn ý nón lá Việt Nam
Dàn ý nón lá Việt Nam

Mở bài:

Khái quát về nón lá Việt Nam: Nón lá Việt Nam là biểu tượng đặc trưng của dân tộc. Gắn liền với hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam

Thân bài:

-Nguyên liệu làm nón lá từ lá cọ Việt Nam

-Các công đoạn làm nón lá: Sấy khô lá bằng than củi, chọn lọc lá và cắt gọt cho đồng đều. Tiến hành khâu nón lá – cần sự khéo léo cẩn thận và tỉ mỉ của người khâu

-Hình dáng nón lá có dáng chóp, nhọn ở mũi và rộng vành, cứng cáp

-Kích thước nón tuỳ loại to nhỏ theo nhu cầu của người sử dụng

-Những địa danh làm nón nổi tiếng: nón làng chuông (Hà Nội), Dạ Lê (Hương Thuỷ), Phủ Cam (Huế)…

-Công dụng của nón lá:

+Che nắng, che mưa

+ Biểu tượng truyền thống của dân tộc Việt Nam

-Ý nghĩa biểu tượng của nón lá: tượng trưng cho sự thanh tao của người phụ nữ Việt Nam