Dưới đây là tài liệu mẫu phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá lớp 9 đầy đủ và chi tiết mà các bạn học sinh đang cần. Với những luận điểm luận cứ rõ ràng, các bạn sẽ dễ dàng sử dụng để tham khảo bài làm văn của mình hiệu quả và sáng tạo nhất!

Chi tiết mở bài 

Nhà thơ Huy Cận có quê ở Hà Tĩnh. Ông sinh ra trong một nhà nho nghèo. Ông từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn, và là một trong những nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới lúc bấy giờ.

Mỗi tác phẩm của ông đều có những phong cách khác biệt nhưng có điểm chung là đều rất triết lý và hàm súc. Trước Cách mạng, thơ ông thường mang nét buồn thương và sầu não. Nhưng sau Cách mạng, thơ ông đã mang sự tươi vui, luôn thể hiện sự gần gũi với cuộc sống và thời đại.

Đặc biệt, nhà thơ Huy Cận luôn dành những trang thơ bất hủ cho thiên nhiên và vũ trụ vô tận.  Trong đó, bài thơ Đoàn thuyền đánh cá trong chương trình Ngữ văn 9 là một trong những tác phẩm nổi bật hơn cả.

Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá lớp 9, các bạn sẽ biết bài thơ được ông viết vào năm 1958, trong một lần nhà thơ công tác thực tế  tại vùng biển Quảng Ninh. Dưới con mắt tinh tường cùng bút pháp nghệ thuật lãng mạn và một trái tim yêu thiên nhiên, con người, đất nước tha thiết, nhà thơ Huy Cận đã vẽ nên một bức tranh lao động trên biển thật kỳ vĩ và tráng lệ.

Chi tiết thân bài phân tích

Luận điểm 1: cảnh đoàn thuyền ra khơi cùng tâm trạng con người náo nức

Mở đầu bài thơ là cảnh hoàng hôn buông xuống trên biển. Không giống như vẻ đẹp buồn mac mác thường thấy của hoàng hôn mà lúc này với Huy Cận, cảnh mặt trời lặn thật ấn tượng và độc đáo:

phan tich bai tho doan thuyen danh ca lop 9

“Mặt trời xuống biển như hòn lửa,

Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

Ở đây, tác giả Huy Cận đã sử dụng biện pháp so sánh nhân hóa để tôn lên vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của cảnh hoàng hôn trên biển. Hình ảnh mặt trời lúc này được ví von như hòn lửa siêu to khổng lồ, đang chầm chậm lặn xuống biển. Đó là một hình ảnh khiến người đọc dường như cảm thấy được sức nóng, sờ thấy được bằng tay. Có thể nói là cảnh hoàng hôn khác lạ nhưng cũng rất quen thuộc với người dân. Bên cạnh đó, tác giả còn liên tưởng vũ trụ như ngôi nhà lớn. Trong khi đó màn đêm buông xuống như là tấm cửa to lớn khổng lồ,  còn những đợt sóng vỗ uốn lượn như là then cửa. Quả thực, chỉ có con người có tâm hồn nhạy cảm, có óc quan sát tinh tế thì mới vẽ lên được bức tranh thiên nhiên tươi đẹp độc đáo như vậy. Nhịp thơ nhanh, gấp nên càng khiến cho cảnh hoàng hôn trên biển trở nên thật huy hoàng và cần phải nắm bắt kịp thời.

Phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá lớp 9, lúc này độc giả bắt đầu cảm nhận được sức sống của con người. Khi thiên nhiên bắt đầu nghỉ ngơi thảnh thơi thì cũng là lúc con người khởi động ngày làm việc mới

“Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm với gió khơi”

Nhà thơ Huy Cận viết ở đây là “đoàn thuyền” chứ không phải là một con thuyền nhỏ bé nào đó. Một đoàn thuyền tạo nên một khí thế hừng hực, rầm rập của rất nhiều người, càng tăng lên sự tấp nập trên biển cả.  Kết hợp với chữ “lại”, nhà thơ như càng nhấn mạnh hơn nhịp điệu công việc của ngư dân làng chai đã thành thói quen, đã đi vào nếp ổn định. Đồng thời cũng thể hiện sự đối lập giữa thiên nhiên và con người. Đó là lúc vũ trụ bao la nghơi nghỉ cũng là lúc con người lại hăng say làm việc nhất.

Đặc biệt ở đây, nhà thơ đã tạo nên một hình ảnh mới lạ mà khỏe khoắn từ 3 hiện tượng, sự vật liên tiếp như câu hát, cánh buồm và gió khơi. Ngắm nhìn đoàn thuyền đánh cá ra khơi, nhà thơ ấn tượng khi nghe tiếng hát của những người đánh cá. Dường như nhà thơ cảm nhận rằng, chính tiếng hát ấy của ngư dân đã góp phần làm căng cánh buồn để đẩy thuyền nhanh chóng ra khơi. Những câu hát mang theo niềm vui lao động của ngư dân đã trở thành sức mạnh góp cùng với gió biển để giúp đoàn thuyền có tốc lực để vượt sóng ra khơi xa.

Qua đây, chúng ta có thể thấy nhà thơ Huy Cận đã tận dụng nghệ thuật ẩn dụ hiểu quả để tạo nên những hình ảnh thơ lãng mạn. Điều đó thể hiện rõ rệt cũng như nhấn mạnh về tinh thần lạc quan và niềm vui phơi phới của ngư dân làng chai. Công việc tưởng chừng như gian khổ, vượt qua bão tố nhưng với họ lại đong đầy niềm hứng khởi. Điều đó, chứng tỏ người dân nơi đây vô cùng yêu lao động, yêu đất nước. Họ coi việc lao động là niềm say mê chinh phục biển cả.

“Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng,

Cá thu biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.

Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!”

Niềm vui của ngư dân được bộc lộ qua những câu hát đầy mơ mộng nhưng cũng rất hiện thực. Nhà thơ Huy Cận đã liên tưởng biển như một tấm lụa lớn lớn được dệt nên từ dáng hình thoi của từng đàon cá. Vừa làm vừa hát mới vui làm sao. Người dân vừa hát vừa để ca ngợi, cảm ơn sự giàu có trù phú của biển khơi nhưng cũng là lời mời gọi các đàn cà vào lười để công việc đạt hiệu quả năng suất hơn. Có thể nói, với ngư dân, đàn cá không còn là chiến lợi phẩm mà là những người bạn quý của biển khơi bao la.

Luận điểm 2: hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển

Những câu thơi tiếp theo, nhà thơ Huy Cận vẽ cận cảnh công việc của những ngư dân làng chài. Đoàn thuyền của họ đã lướt giữa mây cao, biển bằng để tới tận bụng biển. Họ hát bài ca gọi cá vào chứ không phải dùng bạo lực, những cách làm thô thiển. Bởi ngư dân hiểu biển như lòng mẹ, nuôi lớn con người. Vì thế, ngư dân luôn trân quý những gì mà biển khơi ban tặng. Từng việc làm của họ trên biển khơi thật dịu dàng và nhẹ nhàng. Vừa vui vẻ vừa thấm đẫm niềm hạnh phúc rạng ngời. Đó cũng chính là tâm tư là nhà thơ muốn gửi gắm. Hãy trân quý những gì mình được cho. Và hãy biết yêu thiên nhiên, quê hương đất nước xinh đẹp Việt Nam từ những việc làm mỗi ngày.

phan tich bai tho doan thuyen danh ca lop 9

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

…………………………….

Ta hát bài ca gọi cá vào,

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao.

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”.

Luận điểm 3: cảnh đoàn thuyền đánh cả trở về khi bình minh dâng cao

“Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

 

phan tich bai tho doan thuyen danh ca lop 9

Câu hát căng buồm với gió khơi,

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.

Mặt trời đội biển nhô màu mới,

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”

Những việc làm cuối cùng của đoàn đánh cá vẫn cứ nhịp nhàng theo sự thay đổi chuyển biến của thiên nhiên. Khi sao mờ, rạng đông hừng sáng, nắng hồng bừng lên thì lưới cũng đã kịp xếp lại, buồn lại căng lên để đưa đoàn thuyền trở về. Nhà thơ miêu tả cảnh kết thúc công việc của đoàn thuyền của thật đẹp và huy hoàng biết bao nhiêu. Nếu lúc ra đi, đoàn thuyền hứng khởi bao nhiêu thì lúc về cũng náo nức bấy nhiêu. Ở khổ thơ cuối, tác giả lặp lại câu đầu như khổ thơ 1: “Câu hát căng buồm với gió khơi”. Điều này khiến cho khổ thơ cuối dường như trở thành điệp khúc của một bài hát, tạo nên xúc cảm về sự tuần hoàn của thời gian, công việc. Đồng thời, nhà thơ muốn nhấn mạnh thêm tâm trạng vui vẻ vẻ, căng tràn nhiệt huyết khí thế của ngư dân. nhấn mạnh khí thế tâm trạng của những người dân.

Đặc biệt ở đây, nhà thơ dùng biện pháp nghệ thuật nhân hóa và cách nói khoa trương để nói việc đoàn thuyền trở về như đang chạy đua với mặt trời. Điều này cho thấy, con người không chịu thua vũ trụ. Con người rất yêu thiên nhiên, không kiểm soát thiên nhiên nhưng không bao giờ chịu khuất phục trước vũ trụ.

Nếu như mở đầu tác phẩm, nhà thơ vẽ nên cảnh hoàng hôn rực rỡ thì cuối bài, tác giả lại kết thúc bằng một hình ảnh bình minh thật tươi đẹp, huy hoàng: “Mặt trời đội biển nhô màu mới”. Thật là một cách nói độc đáo mới mẻ. Không phải mặt trời mọc lên là nó đội biển nhô lên. Một cách ví von táo bạo khiến người đọc càng cảm thấy cảnh tượng thiên nhiên trở nên thật thú vị và nhiều bí ẩn, bất ngờ.

Chi tiết kết bài phân tích

Qua việc phân tích bài thơ Đoàn thuyền đánh cá lớp 9, chúng ta cảm nhận được âm hưởng sôi nổi khỏe khoắn của một tinh thần làm việc hăng say của con người giữa biển khơi bao la. Với nhịp thơ nhanh, gấp gáp, các hình ảnh thơ độc đáo mới lạ đã khiến cho bài thơ trở nên như một khúc tráng ca rộn ràng về công việc của những ngư dân làng chài. Qua đây có thể khẳng định, tài năng quan sát và tinh tế của nhà thơ Huy Cận. Đồng thời thấy rõ tâm hồn yêu người, yêu đời, yêu quê hương sau Cách mạng tháng 8 của ông.

Tác phẩm đoàn thuyền đánh cá thực sự là một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và một bức tranh con người lao động tràn đầy sức sống. Bài thơ là tạo nên sự gắn kết giữa thiên nhiên và con người. Trong cuộc sống của con người, không thể thiếu sự đồng hành của thiên nhiên tươi đẹp. Vì thế con người hãy biết trân quý cuộc sống lao động của mình cũng như những gì mà thiên nhiên ban tặng. Hãy hăng say lao động và cảm nhận niềm hạnh phúc, niềm vui trong những công việc mình làm. Khi con người biết trân quý những điều đó, con người và thiên nhiên sẽ trở nên hòa hợp và nhận thấy được niềm hạnh phúc vô tận.